[Cảnh báo] Nguy cơ mắc rối loạn tâm thần sau sinh ở phụ nữ
Tâm lý sau sinh

[Cảnh báo] Nguy cơ mắc rối loạn tâm thần sau sinh ở phụ nữ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

29/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rối loạn tâm thần sau sinh là căn bệnh tâm lý để lại mối nguy hại lớn đối với sức khỏe của các sản phụ. Trong bài viết này, Monkey sẽ chia sẻ đến mẹ các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục để mẹ tham khảo. Các chị em hãy đọc và ghi chú lại những thông tin quan trọng nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

6+ Trạng thái rối loạn tâm thần sau sinh thường thấy

Các trạng thái rối loạn tâm thần sau khi sinh thường gặp:

Trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình là một loại trầm cảm không có đầy đủ các biểu hiện "điển hình" của chứng rối loạn tâm thần. Một điểm khác biệt quan trọng, dễ nhận thấy khi mẹ sau sinh mắc căn bệnh này đó là phản ứng tâm trạng. Phản ứng tâm trạng được hiểu là sự cải thiện tâm trạng tạm thời để đáp ứng với các sự kiện tích cực thực tế.

Ngoài phản ứng tâm trạng, người bị trầm cảm không điển hình còn có thể bị  ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:

  • Tăng cảm giác thèm ăn hoặc tăng cân đáng kể

  • Buồn ngủ quá mức

  • Cảm giác nặng nề ở tay hoặc chân

  • Phản ứng dữ dội và tăng độ nhạy cảm đối với những lời chỉ trích hoặc từ chối, dẫn đến suy giảm khả năng xã hội và công việc đáng kể

Nếu tình trạng bệnh của các mẹ sau sinh không được khắc phục sớm có thể sẽ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi khi bị trầm cảm không điển hình mẹ sẽ hay mất ngủ và tăng cân đột ngột. Đồng thời, căn bệnh này còn khiến quan hệ bạn bè, gia đình gặp rắc rối vì cảm xúc của mẹ rất hay bất ổn.

Trầm cảm không điển hình là loại trầm cảm không có đầy đủ các biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trầm cảm điển hình

Những triệu chứng của chứng trầm cảm điển hình sau sinh gồm: thay đổi cảm xúc, dễ cáu giận, suy nhược, dễ chảy nước mắt, lo lắng quá mức về chăm sóc con cái,… Đôi khi, người mẹ bị loại trầm cảm này thường có những yêu cầu vô cùng khắt khe, cầu kỳ đến khó hiểu về việc nuôi dưỡng cho con.

Ngoài ra, chứng trầm cảm điển hình còn được biểu hiện rõ qua 3 mặt sau:

  • Khí sắc kém: Người bệnh luôn cảm thấy chán nản, bi quan, không có hứng thú với thứ xung quanh. 

  • Suy nghĩ rời rạc, thiếu tập trung: Khi mẹ bị chứng trầm cảm điển hình thường bị giảm sự chú ý, suy nghĩ chậm hơn người bình thường. đồng thời, các mẹ hay có các tư tưởng sám hối, quy chụp tội lỗi về bản thân mình.

  • Hành vi: Bệnh nhân thường rất ít hoạt động, chỉ muốn nằm, không thích làm bất kỳ công việc gì, kể cả chăm sóc bản thân. Đồng thời, mẹ bị trầm cảm điển hình hay bị mất ngủ, giật mình giữa đêm, chán ăn khiến cơ thể bị suy nhược.

Trầm cảm điển hình phổ biến ở những người mẹ dưới 20 tuổi, người sinh con lần đầu hoặc người từng bị tổn thương tinh thần. 

Chứng trầm cảm điển hình sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa

Loạn thần

Loạn thần là chứng bệnh có nhiều triệu chứng, bao gồm hoang tưởng và ảo giác. Dẫu vậy, đối với người bệnh, đây lại là những trải nghiệm có thật đối với họ.

Các triệu chứng khác có thể kể đến như lời nói không mạch lạc hoặc vô nghĩa và hành vi không phù hợp với tình huống. Trong giai đoạn loạn thần, người bệnh có thể gặp rắc rối về giấc ngủ, bất thường cảm xúc, thu rút bản thân…

Chứng loạn thần sau khi sinh(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hưng cảm

Hưng cảm là tình trạng cơ thể hưng phấn quá mức thể hiện qua việc cảm xúc hưng phấn, khí sắc tăng, động lực tăng, tư duy linh hoạt. Tuy nhiên, kèm theo đó là những rối loạn thực thế như thèm ăn, mất ngủ, sụt cân,... ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

Theo ICD thì hưng cảm được chia thành 3 mức độ như sau:

  • Hưng cảm nhẹ

  • Hưng cảm vừa

  • Hưng cảm nặng

Hưng cảm là một giai đoạn mẹ sau sinh bị rối loạn lưỡng cực gặp phải. Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Thế nhưng nếu mẹ được sinh ra trong gia đình có người thân từng bị chứng bệnh này thì nguy cơ mắc phải là rất cao. Theo ý kiến chuyên gia, rối loạn lưỡng cực xuất hiện có thể do hormone bên trong não bị mất cân bằng.

Hưng cảm là tình trạng cơ thể hưng phấn quá mức  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trầm cảm

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp nhiều ở các mẹ sau sinh. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã và có thể kèm theo triệu chứng hay khóc. Các mẹ thường không có động lực, giảm hứng thú với mọi việc, kể cả những hoạt động từng rất thích trước đây.

Trầm cảm sau khi sinh có thể do các nguyên nhân sau:

  • Tâm lý: Người bệnh bị sốc tâm lý, mâu thuẫn với gia đình hoặc bạn bè, căng thẳng với việc chăm con.

  • Sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu bia

  • Nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi

Đối với bản thân người mẹ, trầm cảm có thể khiến mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh. Đồng thời, loại bệnh này có thể khiến mẹ có những suy nghĩ hoang tưởng, dễ dẫn đến hành vi tự gây hại bản thân. Hơn nữa, trầm cảm có thể khiến cho mối quan hệ vợ chồng và những người thân trong gia đình bị rạn nứt.

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp nhiều ở các mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm thần phân liệt 

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ và có khuynh hướng mạn tính. Căn bệnh này có đặc trưng dễ nhận dạng như: ảo giác, hoang tưởng, rối loạn hành vi, ngôn ngữ, tự cách ly xã hội. Nếu tình hình bệnh trở nên, có thể mẹ sẽ có suy nghĩ tự sát hoặc làm hại đến tính mạng của bé. Nguyên nhân gây ra loại bệnh này được các nhà khoa học tìm được gồm có:

  • Yếu tố gia đình: Gia đình thường xuyên có mâu thuẫn, không hạnh phúc.

  • Di truyền: Người bệnh có người thân từng mắc tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị bệnh tăng lên 12%.

  • Yếu tố tâm lý: Tâm trạng luôn mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, stress kéo dài.

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng mạn tính (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bị stress sau sinh - Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm thần

Một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra chứng rối loạn tâm thần:

Thay đổi nội tiết

Sau khi sinh, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ như estrogen, progesteron, serotonin, thyroxine bị rối loạn và suy giảm rõ rệt. Điều này khiến cho mẹ dễ mắc các vấn đề về tâm lý như: Căng thẳng, lo âu, buồn bã, bi quan,... 

Ngoài ra, sự sụt giảm của hormone tuyến giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng stress sau khi sinh.

Sau khi sinh, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ bị thay đổi và suy giảm rõ rệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Stress trong khi mang thai và sinh con

Trong quá trình trước và sau khi sinh người mẹ có thể bị stress do áp lực về việc làm mẹ. Làm mẹ là một công việc không mấy dễ dàng, khiến nhiều người bị ám ảnh suốt thời gian dài. Họ lo lắng về cách chăm con của mình, bối rối do con khóc quá nhiều, chậm lớn, bỏ bú,... Thậm chí, nhiều người mẹ còn bị chất vấn, thiếu sự quan tâm từ người thân khiến các mẹ bị căng thẳng, buồn rầu hơn. Về lâu dài, những nỗi lo, bứt rứt trong lòng sẽ khiến mẹ bị stress nặng và gây ra nhiều hậu quả khó lường khác.

Trong quá trình trước và sau khi sinh người mẹ có thể bị stress do áp lực về việc làm mẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Yếu tố di truyền

Nguy cơ mắc chứng tâm thần sau sinh có thể xảy ra nếu mẹ có người thân trong gia đình từng bị chứng bệnh này. Hoặc người mẹ đã từng có tiền sử bị trầm cảm ở những lần sinh nở trước đó.

Các chuyên gia nghiên cứu được cho biết, bệnh rối loạn cảm xúc có khả năng di truyền. Vì vậy, các sản phụ bị trầm cảm sau sinh cần chủ động kiểm soát để kịp thời phát hiện và điều trị.

Nguy cơ mắc chứng tâm thần sau sinh có thể xảy ra nếu mẹ có người thân trong gia đình từng bị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: [Tổng hợp] Cảnh báo dấu hiệu stress sau sinh chi tiết từ A - Z

Phân biệt loạn thần với trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một dạng rối loạn cảm xúc, theo đó người bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền, lo lắng về nhiều thứ, dễ khóc và nhạy cảm hơn với xung quanh. Bệnh thường có xu hướng xuất hiện từ từ, không rầm rộ. Các triệu chứng thời khởi phát trong vòng 12 tuần sau sinh và kéo dài trên 2 tuần được tính là trầm cảm.

Loạn thần sau sinh là một dạng liên quan đến rối loạn tâm thần, có tính cấp tính và có xu hướng hung bạo hơn bình thường. Bệnh thường xuất hiện đột ngột ngay trong giai đoạn tuần đầu, từ 1-4 tuần sau sinh. Hầu hết bệnh có thể phát hiện và nhập viện ngay trong tuần đầu tiên để kiểm soát sớm các triệu chứng.

Triệu chứng của hai căn bệnh

Loạn thần

Trầm cảm sau sinh

  • Liên quan đến triệu chứng hoang tưởng hay ảo giác

  • Luôn có những cảm giác như có người đang theo dõi và điều khiển mình, chi phối hành động, cảm xúc của bản thân

  • Luôn có cảm giác như có ai đó muốn giết mình và có thể sinh ra các hành vi hận thù, muốn tìm được kẻ đó để giết hại

  • Kiệt sức, không có hứng thú với bất kỳ hoạt động xung quanh hay trò chuyện

  • Ăn uống không ngon, bỏ ăn 

  • Mất ngủ có thể kéo dài liên tục trong 3 ngày

  • Luôn cảm thấy bứt rứt và dễ khóc

  • Nóng giận, phản ứng kích thích thái quá

  • Thường gặp ảo thanh, chẳng hạn như nghe thấy bên tai, trong đầu có ai đó đang chê mình xấu xí hay xúi dục họ giết hại những người khác, làm những việc xấu

  • Mẹ thường quan tâm thái quá đến con, chẳng hạn: không cho người khác chăm con , không muốn ai bế con, la hét khi có ai đó muốn chạm vào con, không làm điều gì khác mà chỉ luôn ôm con mọi lúc

  • Mất kiểm soát hành vi và năng lực định hướng của bản thân, gây ra nhiều hậu quả nặng nề

  • Bệnh nhân thường xu hướng làm hại những người xung quanh nhưng lại không làm hại chính bản thân mình

  • Người bệnh thường cảm thấy buồn phiền, chán ghét xung quanh

  • Dễ buồn, có thể khóc bất cứ lúc nào, thậm chí tự nhiên chảy nước mắt

  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức sống dù không làm bất kỳ việc gì nặng nhọc

  • Ăn uống không ngon, chán ăn

  • Tuyệt vọng, chán chường, thờ ơ

  • Dễ nổi giận, cáu gắt vô cớ

  • Mất tập trung, xao lãng, lơ đễnh với mọi thứ xung quanh

  • Thường xuyên mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, dễ giật mình giữa đêm 

  • Cảm thấy khó kết nối với con, thậm chí coi con là nguồn cơn bệnh tật

  • Cảm thấy đau nhức cơ thể, khó thở, tức ngực nhưng không rõ nguyên nhân

  • Sống khép kín, sợ ánh sáng , sợ tiếng động và những nơi đông người

  • Luôn muốn nằm bẹp trên giường, không quan tâm chăm sóc chính bản thân mình

  • Có suy nghĩ đến việc tự sát hoặc làm hại con mình

Trầm cảm sau sinh khó phát hiện hơn bởi căn bệnh này có các triệu chứng diễn ra âm thầm. Khi bị trầm cảm các mẹ vẫn có thể sinh hoạt, làm việc và nói chuyện như bình thường. Tuy nhiên khi ở một mình mẹ thường sẽ suy nghĩ rất nhiều, luôn cố gắng vượt qua những áp lực nhưng không thành công. Vì vậy, nhiều phụ nữ sau sinh mới có thiên hướng tự sát để giải quyết sự căng thẳng mà bản thân đang phải chịu đựng.

Trái ngược lại bệnh loạn thần lại có các triệu chứng thường được bộc lộ ra rất rõ ràng nên sẽ dễ nhận diện hơn. Người bệnh cực kỳ dễ kích động, luôn cảm giác như có ai đó nói bên tai nên sinh ra các ảo giác hoang tưởng. Theo các chuyên gia, loại bệnh thường xuất phát từ những vấn đề bên trong chẳng hạn như nội tiết tố thay đổi.

Trầm cảm sau sinh khó phát hiện hơn bệnh loạn thần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách điều trị hội chứng loạn thần ở phụ nữ sau sinh

Điều trị hội chứng loạn thần ở các mẹ sau khi sinh với cách sau đây:

Tâm lý liệu pháp

Sự hỗ trợ từ người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh. Bởi đây chỉ là giai đoạn người mẹ có thể hồi phục nhanh nếu nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh.

Những biện pháp mà người thân cần thực hiện để hỗ trợ mẹ vượt qua chứng rối loạn tâm thần sau khi sinh gồm có:

  • Chủ động đưa sản phụ đến thăm khám tại các trụ sở y tế ngay khi nhận thấy mẹ có những triệu chứng bất thường. Ngoài ra, nếu người nhà nhận thấy đơn thuốc không có hiệu quả, nên tiếp tục đưa người bệnh quay trở lại bệnh viện.

  • Người nhà nên thường xuyên động viên, chia sẻ mọi vấn đề với người bệnh để giải tỏa căng thẳng cho mẹ. Lưu ý, người thân cần tránh đối xử quá đặc biệt khiến mẹ cảm thấy bi quan, cảm giác bản thân bất tài, vô dụng.

  • Trong quá trình chăm sóc bé, người nhà hãy hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc con cái. Đồng thời khuyến khích phụ nữ sau sinh nghỉ ngơi và dành thời gian chăm sóc bản thân.

Ngoài ra, trong quá trình bị rối loạn tâm thần sau sinh mẹ nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để nhẹ lòng hơn. Đồng thời, phụ nữ sau sinh có thể tham gia các hội nhóm mẹ bỉm để hỗ trợ cùng nhau vượt qua trầm cảm.

Trong quá trình bị rối loạn tâm thần sau khi sinh mẹ nên nói chuyện với bác sĩ tâm lý để nhẹ lòng hơn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hóa dược liệu pháp

Đối với trường hợp người bệnh bị rối loạn tâm thần sau khi sinh ở mức độ nặng thì cần phải dùng thuốc theo bác sĩ kê. Các loại thuốc thường được các bé sĩ tâm lý lựa chọn gồm có: thuốc chống trầm cảm,  thuốc điều trị lo âu,.... Khi dùng thuốc điều trị trầm cảm mẹ nên kết hợp với tâm lý liệu pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Bởi những loại thuốc này chỉ có tác dụng kiểm soát, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, chứ không thể chữa trị dứt điểm. Trong một số trường hợp bệnh chuyển nặng, cần đưa mẹ đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp các sản phụ tránh được những vấn đề không mong muốn như: suy nghĩ tiêu cực, làm ra hành động tổn thương đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Trường hợp người bệnh bị rối loạn tâm thần sau khi sinh ở mức độ nặng thì cần phải dùng thuốc theo bác sĩ kê (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Top 10+ cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh ở nữ giới tốt nhất

Tự điều trị

Tự điều trị là phương pháp trị liệu dành cho các mẹ đang bị rối loạn tâm thần sau khi sinh ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn ‘’mới chớm’’ hoặc bị nhẹ, các mẹ thường xuất hiện các dấu hiệu như uể oải và bắt đầu chán ăn. Dưới đây là  một số phương pháp mẹ nên áp dụng để sớm chấm dứt tình trạng này nhé. 

  • Rèn luyện sức khỏe: Việc mẹ tập luyện thể dục, yoga, bơi lội, đi bộ,... sẽ giúp ổn định tinh thần, suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, khi rèn luyện sức khỏe đều đặn mỗi ngày, cơ thể mẹ cũng sẽ khỏe khoắn hơn hẳn. Nhờ đó, mẹ sẽ có thể ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn. Tần suất tập thể thao tốt nhất dành cho mẹ mới sinh là 15 - 30 phút mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nếu sức khỏe hồi phục nhanh, mẹ có thể tăng thêm thời gian tập luyện.

  • Chế độ ăn uống: Trong giai đoạn sau sinh, mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác nhau để tăng cường sức khỏe. Đặc biệt là những thực phẩm thuộc nhóm giàu protein, vitamin, khoáng chất và acid axit. Đồng thời, trong quá trình ăn uống mẹ cũng cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm chứa chất kích thích cafein, nicotin. 

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi sinh, các mẹ thường bị rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài do phải chăm bé vào đêm khuya. Vì vậy, để tránh làm cho sức khỏe bị ảnh hưởng, mẹ nên ngủ nghỉ bù vào thời gian bé ngủ. Đối với mẹ sau sinh, một ngày cần phải ngủ đủ từ 8 - 10 tiếng thì sức khỏe mới nhanh hồi phục, có nhiều sữa. 

  • Suy nghĩ tích cực: Đây cũng là một phương pháp tự điều trị tại nhà rất hữu hiệu. Bởi những suy nghĩ tích cực sẽ giúp tinh thần mẹ được nhẹ nhõm, dễ dàng hòa nhập với mọi thứ xung quanh. Đồng thời, việc làm này còn giúp sức khỏe mẹ được ổn định, giảm nguy cơ trở nặng chứng rối loạn tâm thần sau khi sinh.

Tự điều trị là phương pháp trị liệu dành cho các mẹ đang bị rối loạn tâm thần sau khi sinh ở mức độ nhẹ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rối loạn tâm thần sau sinh là một căn bệnh phổ biến ở nhiều phụ nữ vừa sinh nở, bị áp lực khi chăm sóc con. Khi tình trạng bệnh cứ kéo dài, không chữa trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ được các trạng thái của bệnh lý này và nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, các mẹ còn bỏ túi được thêm các phương pháp điều trị hợp lý để tình trạng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng.

 

Postpartum psychosis - Truy cập ngày 29/05/2022

https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-partum-psychosis/

Postpartum Psychosis: What It Is and What to Do About It - Truy cập ngày 29/05/2022

https://www.webmd.com/parenting/baby/postpartum-psychosis-overview

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online