Nếu mẹ từng tìm hiểu về các hội chứng tâm lý ở phụ nữ sau sinh, chắc hẳn sẽ không xa lạ với cái tên Baby Blues. Vậy Baby Blues là gì, có nguy hiểm không? Nó có gì giống và khác so với hội chứng trầm cảm sau sinh? Để giải đáp những câu hỏi trên, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Hội chứng Baby Blues là gì?
Hiện nay, trong y khoa, cái tên Baby Blues được dùng để đặt cho một hội chứng tâm lý ở các bà mẹ sau sinh. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi cái tên Baby Blues này xuất phát từ đâu chưa.
Nguồn gốc tên Baby Blues
Baby Blues là cái tên có nguồn gốc xuất phát từ một bộ truyện tranh cùng tên của nước Mỹ. Nó được chắp bút và sáng tác bởi Rick Kirkman và Scott Jerry. Nội dung của tập truyện này tập chung nói đến cuộc sống gia đình MacPherson và diễn biến tâm trạng mâu thuẫn của người mẹ có ba đứa con.
Người mẹ trong cuốn truyện là mẹ của ba đứa trẻ, và cô đã chọn ở nhà sau khi có con. Tuy nhiên, tâm trạng của cổ dần trở nên buồn bã, thất vọng với chính mình. Đồng thời cảm thấy ghen tị với những người phụ nữ khác mà cô xem họ là người mẹ tốt. Cô cũng cảm thấy ba đứa con của mình thật phiền toái dù trong lòng cô thực sự rất yêu chúng.
Hội chứng Baby Blue ở phụ nữ sau sinh
Xuất phát từ diễn biến tâm lý của người mẹ trong cuốn truyện, các nhà tâm lý học đã sử dụng cái tên Baby Blues để đặt cho hội chứng tâm lý ở phụ nữ sau sinh. Ngày nay, có tới khoảng 80% phụ nữ sau sinh mắc phải hội chứng này trong 2 đến 3 tuần sau khi sinh.
Các biểu hiện thường thấy gồm:
-
Có dấu hiệu mệt mỏi, lo lắng.
-
Tâm trạng buồn bã, bồn chồn.
-
Mất ngủ nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết Baby Blues
Các dấu hiệu của hội chứng Baby Blues thường xuất hiện khá nhẹ, ít rõ rệt, nên có đôi khi bị bỏ qua.
-
Mất ngủ nhẹ (không ngủ được khi con ngủ).
-
Dễ cáu kỉnh, thay đổi tâm lý, mất kiểm soát hành động.
-
Tâm trạng thường xuyên lo lắng, bồn chồn.
-
Mệt mỏi.
-
Rối loạn cảm xúc, vui buồn bất chợt.
-
Khó tập trung, suy nghĩ rời rạc.
Xem thêm: 10 dấu hiệu cảnh báo mắc trầm cảm sau sinh
Nguyên nhân dẫn đến Baby Blues ở phụ nữ sau sinh
Baby Blues là một hội chứng tâm lý ở phụ nữ sau sinh. Dù không quá nguy hiểm nhưng nó cũng sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ. Hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hội chứng này nhé.
Thay đổi nội tiết tố
Từ thời điểm mang thai cho đến sau khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với vấn đề mất cân bằng nội tiết tố. Bởi trong giai đoạn này, các hormone estrogen trong cơ thể mẹ bị suy giảm khá lớn. Trong khi đó, estrogen có tác dụng cân bằng và điều hòa cảm xúc, tâm lý.
Sự thay đổi nội tiết cộng thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe, khiến mẹ gặp một số vấn đề trong tâm lý. Trong đó có nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Cơ thể mệt mỏi
Người xưa hay nói rằng, cửa sinh là cửa tử cho thấy sự nguy hiểm của việc sinh nở đối với phụ nữ. Và trên thực tế cũng cho thấy rằng, sau sinh, sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm đáng kể. Một số vấn đề khó tránh khỏi sau sinh gồm: đau lưng, xương khớp yếu, táo bón, trĩ, rụng tóc, hậu sản,...
Vì vậy, cơ thể mẹ sau sinh thường rất yếu, cần thời gian dài để hồi phục tốt như ban đầu. Tuy nhiên, các mẹ sau sinh thường mất nhiều sức lực vào việc chăm sóc em bé, thức khuya dậy sớm, rất hại cho sức khỏe. Về lâu dài, nó khiến cơ thể mẹ ngày càng suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần.
Áp lực khi trở thành mẹ
Phụ nữ sau khi sinh thường xuyên cảm thấy áp lực khi nhận một vai trò mới - vai trò làm mẹ. Chính vì vậy, họ thường xuyên cảm thấy lo lắng và bồn chồn, đặc biệt với những người mới làm mẹ lần đầu. Sự lo âu, căng thẳng kéo dài tạo nên những chướng ngại trong tâm lý ngày càng lớn. Đây là giai đoạn mẹ đang rơi vào trạng thái của hội chứng Baby Blues.
So sánh Baby Blues và trầm cảm sau sinh
Baby Blues thường được gọi là hội chứng trầm cảm nhẹ. Hãy xem điểm khác biệt giữa hai hội chứng tâm lý này là gì nhé.
Về cơ bản, Baby Blues và trầm cảm đều là hội chứng tâm lý xuất hiện ở phụ nữ sau sinh. Chúng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Tuy nhiên, xét theo mức độ nghiêm trọng, Baby Blues thường có triệu chứng và hậu quả nhẹ hơn khá nhiều. Cụ thể như sau:
Thời gian:
-
Baby Blues: Xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh. Kéo dài tối đa 10 ngày.
-
Trầm cảm sau sinh: Xuất hiện khoảng 1 tháng sau sinh (thấy dấu hiệu rõ rệt), có thể kéo dài tới vài tháng hoặc 1 năm.
Xem thêm: Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu
Mức độ nghiêm trọng:
-
Baby Blues: Tạo ra những ảnh hưởng tâm lý nhưng không tác động đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
-
Trầm cảm sau sinh: Gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Triệu chứng:
-
Baby Blues: Thường có biểu hiện nhẹ như mất ngủ, lo âu, bồn chồn.
-
Trầm cảm: Mất ngủ mức độ nặng, căng thẳng, chán ăn, suy nghĩ tiêu cực, rối loạn tinh thần.
5+ Cách kiểm soát và điều trị Baby Blues hiệu quả
Dù Baby Blues không gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, chúng ta nên tìm hiểu các kiểm soát và điều trị khi mắc phải hội chứng này. Cụ thể:
Nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ sau sinh thường gặp phải vấn đề thiếu ngủ do thường xuyên phải thức đêm cho con ti, trông con quấy khóc. Vì vậy, việc thiết lập một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, khoa học là cực kỳ cần thiết.
Lúc này mẹ cần tranh thủ mọi thời gian ngủ bù ngay khi có thể để đảm bảo ngủ đủ 8 đến 10 tiếng một ngày. Thêm vào đó, mẹ nên điều chỉnh giờ ngủ theo giờ sinh hoạt của bé, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Và đừng quên, để duy trì một giấc ngủ ngon, sâu giấc, mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng thiết bị di động nhé.
Chế độ dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng là cách cực kỳ hữu hiệu giúp mẹ hồi phục sức khỏe và cải thiện tinh thần. Trong đó, mẹ nên chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, omega - 3.
Bởi chúng vừa có tác dụng cung cấp năng lượng cho mẹ nâng cao sức khỏe, vừa giúp mẹ điều chỉnh tâm lý, tốt cho trí não. Những dưỡng chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích tiết ra serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng ổn định cảm xúc. Những thực phẩm tốt cho mẹ trong giai đoạn này gồm: cá hồi, trứng gà, thịt gia cầm, thịt bò, hải sản vỏ cứng, sữa,...
Rèn luyện thể chất
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, mẹ cũng cần quan tâm hơn đến việc rèn luyện thể chất. Thông qua các bài tập thể thao như yoga, thiền, đi bộ, bơi lội, sức khỏe của mẹ sẽ được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, sức khỏe tinh thần của mẹ cũng trở nên tốt hơn, vui vẻ hơn.
Mỗi ngày mẹ nên tập thể dục từ 15 đến 30 phút qua các bài tập nhẹ nhàng. Sau 2 đến 3 tháng rèn luyện, mẹ có thể năng lên khoảng 45 phút mỗi ngày để vừa rèn luyện sức khỏe, vừa kết hợp lấy lại vóc dáng.
Chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân sau sinh là điều khá nhiều mẹ lơ là và xem nhẹ. Bởi phần lớn thời gian, mẹ đều dành cho việc chăm sóc con và gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên, mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ và quan tâm đến bản thân mình hơn.
Đây là cách giúp mẹ thêm phần tự tin và trân trọng chính bản thân mình. Thông qua việc chăm sóc bản thân, mẹ sẽ có sức khỏe và vẻ ngoài rực rỡ hơn. Điều này tác động rất lớn đến yếu tố tâm lý. Mỗi ngày khi nhìn vào gương, mẹ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn nếu mình trông xinh đẹp và rạng rỡ. Ngược lại, khi nhìn thấy một người phụ nữ lôi thôi, luộm thuộm, mẹ sẽ cảm thấy chán nản.
Có nhiều cách để chăm sóc và quan tâm đến bản thân như chăm sóc da, chăm sóc tóc,... Hay chỉ đơn giản là thực hiện các phương pháp xông hơi, massage, bấm huyệt để cải thiện sức khỏe. Mẹ hãy thực hiện ngay nhé.
Chia sẻ nhiều hơn
Chăm sóc thể chất cần phải đi cùng với chăm sóc tinh thần. Và cách giúp tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ chính là chia sẻ, mở lòng nhiều hơn. Những người xung quanh sẽ chẳng bao giờ biết bạn muốn gì và suy nghĩ gì nếu bạn cứ mãi giữ trong lòng. Vì thế, hãy chia sẻ nhiều hơn để nhận được sự thấu hiểu và đồng điệu từ mọi người nhé.
Trên đây là những chia sẻ về hội chứng tâm lý Baby Blues ở phụ nữ sau sinh. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về nó. Từ đó, mẹ sẽ biết cách kiểm soát và điều trị trong trường hợp không may gặp phải. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Tâm lý sau sinh để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.
BABY BLUES AFTER PREGNANCY - Truy cập ngày 28/4/2022
https://www.marchofdimes.org/pregnancy/baby-blues-after-pregnancy.aspx
Is It Postpartum Depression or ‘Baby Blues’? - Truy cập ngày 28/4/2022
https://www.webmd.com/depression/postpartum-depression/postpartum-depression-baby-blues
What Are the Baby Blues and How Long Do They Last? - Truy cập ngày 28/4/2022