Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngày nay, có tới 5 đến 7% phụ nữ mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh. Đứng trước tỷ lệ ngày càng lớn này, nắm rõ dấu hiệu trầm cảm sau sinh là việc làm cực kỳ quan trọng. Bởi qua đó, chúng ta sẽ phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời. Các mẹ hãy tham khảo những triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh được bật mí sau đây nhé.
10+ Dấu hiệu mẹ trầm cảm sau khi sinh
Tùy theo mức độ nặng, nhẹ khác nhau của mỗi người, triệu chứng trầm cảm cũng sẽ biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, những mẹ mắc trầm cảm sau sinh thường có những dấu hiệu sau đây:
Mất ngủ
Có thể nói, mất ngủ là vấn đề rất nhiều mẹ sau sinh gặp phải khi có em bé. Bởi trong giai đoạn này, em bé thường xuyên đòi ti hay quấy khóc vào ban đêm. Chính vì vậy, mẹ thường xuyên phải thức dậy vào thời gian này, dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng.
Tuy nhiên, nếu mẹ không thể nhỉ ngơi ngay cả khi em bé đã ngủ thì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Bởi khi mẹ bị mất ngủ ban đêm, cơ thể mẹ cần phải nghỉ ngơi bù vào thời gian khác trong ngày. Nếu mẹ không thể nghỉ ngơi, cơ thể mẹ sẽ ngày càng uể oải, mệt mỏi và căng thẳng.
Căng thẳng, lo âu
Khi trở thành mẹ, phụ nữ thường xuất hiện tình trạng căng thẳng và lo lắng khi nhận một trách nhiệm mới. Đây là điều dễ hiểu và thường thấy ở phụ nữ khi sinh con đầu lòng. Nhưng nếu việc căng thẳng, lo âu này kéo dài và thường xuyên sẽ khiến tinh thần mẹ trở nên mệt mỏi. Thậm chí, mẹ còn có thể thấy không hạnh phúc khi trở thành mẹ, cảm thấy tự tin với năng lực của mình. Và chắc chắn rồi, đây là một dấu hiệu của trầm cảm sau sinh không thể phớt lờ.
Xem thêm: Sốc tâm lý khi sinh con đầu lòng và cách khắc phục
Rối loạn cảm xúc
Có một sự thật chính là những mẹ bị trầm cảm sau sinh đều mắc phải hội chứng rối loạn cảm xúc. Nghĩa là họ sẽ có lúc cảm thấy rất vui vẻ, đến mức kích động. Tuy nhiên, niềm vui này sẽ không được kéo dài mà sẽ nhanh chóng bị thay bằng một một cảm xúc tiêu cực khác.
Sự thay đổi cảm xúc của những mẹ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh thường diễn ra rất nhanh chóng. Chính điều này khiến mẹ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc. Nếu mẹ thấy mình đang mắc phải triệu chứng này, hãy lập tức cảnh giác với nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh nhé.
Xem thêm: Khủng hoảng sau sinh - Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm
Chán ăn
Giai đoạn sau khi sinh, cơ thể mẹ còn khá yếu, nên nhu cầu dinh dưỡng thường rất lớn. Điều này nhằm mục đích hồi phục sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng cho bé thông qua sữa mẹ. Trong thời kỳ này, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đói bụng và thèm ăn. Thêm vào đó, mẹ sẽ tập trung bổ sung các nhóm dinh dưỡng: Protein, acid amin, vitamin và khoáng chất,...
Tuy nhiên, khi mẹ có biểu hiện chán ăn cho thấy sức khỏe của mẹ đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Về lâu dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và bé. Bởi vậy, đây là một dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh cực kỳ nguy hiểm mẹ nên lưu ý.
Không thích tiếp xúc với người xung quanh
Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ngại tiếp xúc với mọi người sau khi sinh thì hãy cảnh giác ngay nhé. Bởi rất có thể mẹ đang ở giai đoạn “chớm đầu” của hội chứng trầm cảm. Các chuyên gia đã từng cảnh báo rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Theo một khảo sát, có tới 85% phụ nữ thừa nhận rằng họ không còn tự tin vào bản thân mình sau khi sinh em bé. Các lý do được đưa ra là sự thay đổi về ngoại hình, và sự chê bai từ những người xung quanh. Vì vậy, nhiều người lựa chọn cách dừng tiếp xúc để tránh những lời chê bai này. Lâu dần, họ trở nên sống khép kín và ngại tiếp xúc, lâu dần trở thành một căn bệnh tâm lý.
Giảm hứng thú với những thứ từng yêu thích
Sau khi sinh, có rất nhiều mẹ rơi vào trạng thái mất đi hứng thú với những thứ từng yêu thích. Liệu rằng bạn còn cười vui vẻ khi xem một bộ phim hài lãng mạn. Hay bạn còn muốn thân mật, âu yếm với chồng của mình nữa không? Thậm chí những món ăn hàng ngày, những bài nhạc bạn vẫn thường nghe, bạn có còn hứng thú với chúng.
Có một sự thật rằng, rất nhiều mẹ sau khi sinh không còn hứng thú và quan tâm tới sự yêu thích trước kia của mình. Điều này sẽ khiến bạn như trở thành một con người khác, hoàn toàn không giống chính mình. Càng lâu dài, bạn sẽ càng thấy lạ lẫm với chính mình và muốn được giải thoát.
Mệt mỏi kéo dài
Sự mệt mỏi sau sinh xuất phát từ sức khỏe yếu, tinh thần kém. Làm mẹ khiến cuộc sống của bạn có nhiều thay đổi, từ thói quen hàng ngày đến các mối quan hệ cá nhân. Bởi lẽ đó, phụ nữ thường bị choáng ngợp và khó thích nghi với sự thay đổi này.
Đồng thời, sau khi có con, phụ nữ cần dành rất nhiều thời gian cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Đặc biệt, thời gian đầu mẹ thường xuyên phải thức đêm, dậy sớm khiến cơ thể dễ bị suy nhược. Sự mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của mẹ. Bởi lẽ đó, các mẹ sau sinh không nên chủ quan với dấu hiệu mệt mỏi nhé.
Tự ti về bản thân
Khi trở thành mẹ nghĩa là người phụ nữ chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ liên quan đến sức khỏe, tinh thần, và sự nghiệp của bản thân. Đặc biệt sau sinh, phụ nữ thường gặp phải một số vấn đề như tăng cân, băng huyết, rạn da, bệnh hậu sản,... Bởi lẽ đó, rất nhiều mẹ sau sinh tự ti về bản thân mình.
Sự tự ti này khiến họ ngại tiếp xúc, chia sẻ với người bạn đời của mình, với những người thân xung quanh. Họ e ngại ánh mắt, suy nghĩ của người khác sẽ có đánh giá tiêu cực về mình. Chính điều này tạo ra sự khép kín, o bế trong tính cách. Dần dà, theo thời gian, những phụ nữ tự ti về bản thân rất dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có phải bị trầm cảm không?
Suy nghĩ làm hại bản thân và con
Suy nghĩ làm hại bản thân và con là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trầm cảm sau sinh ở mức độ nặng. Thông thường, những người có dấu hiệu này đã có thời gian mang bệnh khá lâu, cần điều trị ngay lập tức để tránh hậu quả nghiêm trọng.
Về cơ bản, sau hàng loạt các dấu hiệu kể trên, người phụ nữ thường bị tích tụ tâm lý quá lâu, dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ. Và khi xuất hiện dấu hiệu này, mẹ phải chia sẻ để tìm sự giúp đỡ từ người thân và thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nhé.
Suy nghĩ về việc tự tử
Suy nghĩ đến việc tự tử là một dấu hiệu cảnh báo trầm cảm sau sinh khá nguy hiểm ở phụ nữ. Khi suy nghĩ tự tử xuất hiện cho thấy sự nghiêm trọng của vấn đề đã liên quan đến tính mạng. Vì thế, sự điều trị trong tình huống này là cực kỳ cấp thiết nhằm ngăn chặn những điều không tốt xảy ra.
3+ Cách điều trị bệnh trầm cảm sau sinh ngay khi có dấu hiệu
Phải làm thế nào khi phụ nữ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh. Theo các chuyên gia y tế, trầm cảm sau sinh được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Với mỗi mức độ, chúng ta sẽ có những phương thức điều trị phù hợp và mang đến hiệu quả tốt nhất.
Điều trị trầm cảm sau sinh tại nhà
Đây là phương thức điều trị cho những người mới “chớm” của bệnh trầm cảm. Khi này, mức độ bệnh còn khá nhẹ, vì vậy, chúng ta có thể điều trị ngay tại nhà cực kỳ đơn giản. Khi điều trị trầm cảm tại nhà, các mẹ cần chú ý tới một số điều sau đây:
-
Rèn luyện sức khỏe: Sức khỏe thể chất sẽ quyết định đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, để có một tinh thần, tâm lý khỏe mạnh, mẹ cần phải rèn luyện một thể chất tốt. Trong giai đoạn này, mẹ có thể tập một số môn thể thao, bài tập vận động như bơi, yoga, đi bộ, đạp xe. Đây đều là những bộ môn tốt cho sức khỏe và có tác dụng điều hòa tinh thần rất tốt. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên tập luyện từ 15 đến 30 phút mỗi ngày thôi nhé.
-
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Trong giai đoạn này, mẹ nên tập trung bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein, acid amin có tác dụng hồi phục sức khỏe và giảm căng thẳng. Mẹ tuyệt đối không được sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, socola. Chúng sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tinh thần của mẹ sau sinh.
Điều trị bằng tâm lý trị liệu
Đây là phương thức điều trị với những người có chuyên môn như bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Khi mẹ nhận thấy vấn đề tâm lý của bản thân ở mức độ nghiêm trọng, cần sự giúp đỡ từ bác sĩ thì hãy tìm đến các cơ sở trị liệu uy tín nhé.
Thông qua cách này, mẹ sẽ được tư vấn và điều trị với phác đồ chuyên nghiệp, có lộ trình rõ ràng. Thêm vào đó, việc điều trị sẽ mang tính bài bản và có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, mẹ có thể kết hợp các hình thức điều trị tâm lý trị liệu với điều trị tại nhà để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Cách điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất
Điều trị bằng thuốc
Ngày nay, rất nhiều người lựa chọn điều trị trầm cảm bằng thuốc. Tuy nhiên trên thực tế, thuốc trầm cảm thường có tác dụng an thần và ổn định tâm lý. Vì vậy, tác dụng phụ của chúng cũng khá lớn.
Thêm vào đó, điều trị bằng thuốc cũng cần tuân thủ theo khuyến cáo và chỉ dẫn của bác sĩ. Chính vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để điều trị trầm cảm sau sinh nhé. Hãy khám bác sĩ và nhận chẩn đoán, sau đó tuân thủ theo đơn thuốc và lộ trình điều trị bác sĩ đưa ra.
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã nắm rõ những dấu hiệu trầm cảm sau sinh rồi phải không. Mong rằng, những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ cảnh giác hơn với những triệu chứng tâm lý sau quá trình vượt cạn đầy gian nan. Và nếu mẹ có bất kỳ vấn đề hay thắc mắc nào cần chia sẻ, giải đáp, hãy liên hệ để nhận tư vấn ngay bên dưới nhé.
8 Waring Signs of Postpartum Depression - Ngày truy cập: 12/04/2022
https://www.webmd.com/depression/postpartum-depression/early-warning-signs-postpartum-depression
Symptoms - Postnatal Depression - Ngày truy cập: 12/04/2022
https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/symptoms/