zalo
Khủng hoảng sau sinh - Dấu hiệu sớm của trầm cảm mẹ không thể chủ quan
Tâm lý sau sinh

Khủng hoảng sau sinh - Dấu hiệu sớm của trầm cảm mẹ không thể chủ quan

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

12/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khủng hoảng sau sinh là một trong những vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Biểu hiện của hội chứng này là tâm trạng vui buồn, lo lắng thất thường. Liệu rằng khủng hoảng có phải là dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm sau sinh hay không? Để giải đáp câu hỏi này, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé. 

3+ Biểu hiện cảnh báo hội chứng khủng hoảng sau sinh

Thông thường, nếu mẹ mắc phải hội chứng khủng hoảng sau khi sinh sẽ có những biểu hiện sau đây: 

  • Buồn rầu, lo âu, khóc nhiều: Tâm trạng của mẹ thường ở trạng thái lo lắng, buồn rầu. Có thể mẹ không rõ ràng vấn đề bản thân đang suy nghĩ, quan tâm là gì, nhưng nó vẫn luôn quẩn quanh trong tâm trí, khiến mẹ bị xao nhãng. Đồng thời, các mẹ bị khủng hoảng thường hay khóc nhiều do sự bất ổn trong tâm lý. Về lâu dài, nó sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của mẹ sau sinh. 

  • Mất ngủ: Mẹ sau sinh thường bị mất ngủ do con thường xuyên quấy và đòi ti đêm. Khi việc mất ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng mãn tính, từ đó khiến mẹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng vì không được nghỉ ngơi đầy đủ. Do vậy, mẹ rất dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, tâm lý. 

  • Chán ăn: Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh thường rất lớn. Bởi bên cạnh việc hồi phục sức khỏe, mẹ sau sinh cũng cần ăn uống đủ chất để bổ sung dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, có một số mẹ gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, thậm chí bỏ ăn. Điều này khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ ngày càng kém. 

Mất ngủ, chán ăn, lo âu là những dấu hiệu của khủng hoảng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Phụ nữ khóc nhiều sau sinh có ảnh hưởng gì không? 

Khủng hoảng sau sinh - Dấu hiệu sớm của bệnh trầm cảm

Có rất nhiều mẹ thắc mắc khủng hoảng có phải dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh hay không. Câu trả lời là nhé. 

Trên thực thế, khủng hoảng sau sinh là trạng thái tâm lý khá phổ biến ở phụ nữ. Theo khảo sát nghiên cứu, có tới 85% phụ nữ sau sinh đều bị khủng hoảng sau khi có con đầu lòng. 

Dù là hội chứng phổ biến, nhưng chúng ta tuyệt đối không nên lơ là với các dấu hiệu của khủng hoảng đâu mẹ nhé. Bởi nếu không có biện pháp trị liệu kịp thời, khủng hoảng có thể dẫn đến một số biến chứng tâm lý nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn tâm thần.

Khủng hoảng là dấu hiệu cảnh báo sớm của trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Lý do giải thích khủng hoảng là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

  • Khủng hoảng khiến mẹ có cảm xúc tiêu cực: Lâm vào tình trạng khủng hoảng nghĩa là mẹ tồn tại cảm xúc tiêu cực bên tâm trí. Sau khi sinh, mẹ chưa thể quen với nếp sống, thời gian sinh hoạt mới. Chính vì thế, mẹ bị mệt nhọc sẽ dễ sinh ra cáu gắt, khó chịu với những người xung quanh. Về lâu dài, sự khó chịu này sẽ được tích tụ ngày càng lớn và tạo ra vấn đề tâm lý. 

  • Khủng hoảng dẫn đến các hệ lụy: Khủng hoảng khiến mẹ gặp phải một số vấn đề như mất ngủ, chán ăn, tinh thần kém. Về lâu dài, những điều này đều tạo ra ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tâm lý của mẹ. Và tất nhiên, trầm cảm sẽ là một trong số những vấn đề mẹ phải đối mặt nếu không sớm chấm dứt tình trạng khủng hoảng. 

  • Khủng hoảng thể hiện có vấn đề trong tâm lý: Mẹ sẽ không bị khủng hoảng nếu biết cách chia sẻ suy nghĩ, vấn đề mình đang gặp phải với những người xung quanh để nhận được sự giúp đỡ. Tuy nhiên, khi mẹ không chia sẻ, cứ giữ mãi vấn đề trong lòng sẽ tạo ra gánh nặng tâm lý cho chính mình. Vì thế, những mẹ bị khủng hoảng sau sinh đều đang tồn tại vấn đề liên quan đến tâm lý. 

Khủng hoảng là dấu hiệu xuất hiện cảm xúc tiêu cực trong lòng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Khóc nhiều sau sinh có phải bệnh trầm cảm không? 

Hậu quả khi mẹ sau sinh bị khủng hoảng

  • Ảnh hưởng đến bản thân: Mẹ bị khủng hoảng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính bản thân mình. Như đã nói ở trên, hầu hết các mẹ bị khủng hoảng sau sinh đều gặp phải tình trạng chán ăn, mất ngủ kéo dài. Do đó, nếu mẹ không được khắc phục sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, hao mòn tinh thần. Thậm chí, hậu quả lớn nhất của việc khủng hoảng có thể dẫn đến chính là trầm cảm sau sinh. 

  • Ảnh hưởng đến con: Dinh dưỡng của bé trong giai đoạn đầu đời chủ yếu hấp thụ từ sữa mẹ. Khi mẹ chán ăn, sức khỏe kém, chất lượng của sữa cũng sẽ bị giảm đáng kể. Vì thế, em bé sẽ gặp phải nguy cơ kém phát triển về sức khỏe thể chất. Đồng thời, cảm xúc và trí tuệ của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng khi mẹ luôn trong trạng thái khủng hoảng, kích động và mệt mỏi. 

Khủng hoảng sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng ở mẹ sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng tâm lý ở phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm gọn lại trong 3 lý do sau đây: 

Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Gần như 100% thói quen, giờ giấc sinh hoạt của mẹ sẽ bị thay đổi và đảo lộn sau khi có con. Vì vậy, thời gian đầu mẹ sẽ khó thích nghi và làm quen với nếp sống mới. Đồng thời, mẹ phải tập trung gần như toàn bộ thời gian cho việc chăm sóc con nhỏ mà mình chưa hề có kinh nghiệm. Vì thế, mẹ thường dễ bị stress, khủng hoảng trong giai đoạn này. 

Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra tình trạng khủng hoảng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi nội tiết tố 

Từ thời điểm mang bầu cho đến khi sinh, phụ nữ phải đối mặt với một vấn đề cực lớn, chính là mất cân bằng nội tiết tố. Sự thiếu hụt của các hormone estrogen khiến nội tiết phụ nữ bị mất cân bằng trong suốt một thời gian dài. Điều này khiến mẹ gặp phải một số vấn đề như da xấu, tăng cân, phù chân tay, mụn nhiều,... Chính vì vậy, có rất nhiều phụ nữ bị khủng hoảng khi lâm vào tình trạng này. 

Thay đổi nội tiết tố dẫn đến khủng hoảng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Áp lực từ bên ngoài

Những áp lực kinh tế, áp lực khi trở thành mẹ hay áp lực từ những lời phán xét bên ngoài cũng sẽ khiến mẹ lâm vào tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt với những người lần đầu tiên làm mẹ, sự chuẩn bị chưa kỹ càng và thiếu kinh nghiệm sẽ khiến những áp lực này tạo ra ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều. 

Áp lực bởi các yếu tố bên ngoài gây ra tình trạng khủng hoảng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Con ốm

Có tới 90% bà mẹ sau sinh thừa nhận rằng họ sợ con ốm. Nỗi sợ này xuất từ những lo lắng và áp lực trong việc làm mẹ. Mỗi lần con ốm, mẹ thường rơi vào tình trạng lo lắng, mất bình tĩnh. 

Con ốm là một trong những lý do khiến mẹ bị khủng hoảng sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Phương pháp điều trị tình trạng khủng hoảng sau sinh

Chia sẻ nhiều hơn 

Chia sẻ là cách tốt nhất giúp mẹ sau sinh tránh phải các vấn đề khủng hoảng. Mối khi xuất hiện khúc mắc hay vấn đề cần giải quyết, mẹ hãy chia sẻ với chồng hoặc người thân để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Qua đó, mẹ sẽ vừa có phương hướng giải quyết vấn đề của chính mình, vừa không phải giữ nỗi băn khoăn trong lòng một mình. Và tâm lý của mẹ sẽ luôn cảm thấy thoải mái, thư thái và dễ chịu. 

Mẹ nên cởi mở, chia sẻ vấn đề thường xuyên (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực là việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng không hề dễ chút nào. Trên thực tế, các chuyên gia y tế khuyên rằng đây là cách rất tốt để giải quyết những vấn đề liên quan đến tâm lý. Chính vì vậy, mẹ sau sinh hãy học cách suy nghĩ tích cực để tránh rơi vào trạng thái khủng hoảng hay trầm cảm. 

Để suy nghĩ tích cực hơn, mẹ nên rèn luyện một số thói quen tốt như đọc sách, tập thể dục, và giải trí lành mạnh. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên việc yêu thương và trân trọng bản thân mình nhé. 

Chăm sóc bản thân là cách tốt để tránh khủng hoảng sau khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tư vấn tâm lý

Nếu mẹ mắc hội chứng khủng hoảng khá lâu, không thể tự trị liệu tốt ở nhà thì hãy đến bệnh viện hoặc các trung tâm điều trị tâm lý. Tại đây sẽ có nhiều bác sĩ với chuyên môn cao, tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Vì thế, họ cũng sẽ dễ dàng nắm bắt tình hình bệnh lý của bạn và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Thông thường, khi điều trị khủng hoảng sau sinh tại bệnh viện, mẹ sẽ được tư vấn điều trị theo 2 hướng. Chúng bao gồm: tâm lý trị liệu (với trường hợp nhẹ) và điều trị thuốc (với trường hợp nặng). Vì vậy, mẹ hãy thăm khám kỹ càng và lắng nghe lời khuyên, tư vấn của bác sĩ để đánh giá chính xác nhất về tình trạng bệnh của mình nhé. 

Tư vấn, thăm khám bác sĩ là cách điều trị tâm lý sau sinh hữu hiệu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: 5+ cách điều trị tâm lý hiệu quả 100%

3+ cách ngăn ngừa bị khủng hoảng ở mẹ sau sinh

Làm thế nào để ngăn ngừa khủng hoảng tâm lý ở mẹ sau sinh? Nếu mẹ đang có thắc mắc này, hãy tham khảo ngay 3 cách dưới đây nhé. 

Chủ động trang bị kiến thức

Thông thường, các vấn đề liên quan đến khủng hoảng sau sinh thường xuất phát từ nguyên nhân kém hiểu biết. Sau khi sinh em bé, mẹ sẽ bị bỡ ngỡ và lo lắng với mọi vấn đề xảy đến. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ nên đọc sách và tìm hiểu đầy đủ kiến thức liên quan đến mang thai, sinh con và chăm sóc bé. 

Trang bị kiến thức kỹ càng trước khi làm mẹ giúp phòng ngừa khủng hoảng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng

Sức khỏe cũng là yếu tố then chốt giúp mẹ ngăn ngừa rất nhiều bệnh lý sau khi sinh. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp nhanh hồi phục sức khỏe và có nhiều chất cho bé ti. 

Trong giai đoạn sau khi sinh, mẹ nên tập trung nhiều vào các nhóm thực phẩm giàu protein, đạm, vitamin, khoáng chất, nước, và acid amin. Những dưỡng chất này thường có nhiều trong thịt bò, thịt gà, trái cây, trứng gà, các loại hạt ngũ cốc,...

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Cách chống sốc tâm lý khi sinh con đầu lòng ba mẹ nên quan tâm

Rèn luyện thể chất

Một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra một tinh thần khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên vận động nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe trong giai đoạn này. 

Trong thời kỳ mới sinh, mẹ nên tập luyện các bộ môn như yoga, thiền và đi bộ. Đây đều là những môn thể thao vừa tốt cho thể chất, vừa có tác dụng rèn luyện tinh thần. Qua đó, mẹ sẽ vừa có sức khỏe tốt, vừa có tinh thần thư thái và dễ chịu. 

Tuy nhiên mẹ nhớ nhé, sức khỏe của mẹ vừa sinh xong còn khá yếu, vì thế không nên luyện tập với tần suất lớn. Mẹ chỉ nên tập luyện từ 15 đến 30 phút trong 1-2 tháng đầu sau sinh. Sau 3 tháng, mẹ có thể tăng thời gian tập lên để kết hợp việc lấy lại vóc dáng sau sinh tốt nhất. 

Tập luyện thể dục, rèn luyện thể chất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là chia sẻ về tình trạng khủng hoảng sau sinh rất nhiều mẹ gặp phải. Có thể thấy rằng, khủng hoảng dù không quá nguy hiểm nhưng nó cũng là một dấu hiệu sớm cảnh báo việc mắc trầm cảm sau sinh. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được lơ là cảnh giác với hội chứng khủng hoảng này nhé. 

Để biết thêm nhiều về các hội chứng tâm lý sau khi sinh, các mẹ hãy truy cập tại đây

Monkey chúc mẹ có một thời kỳ vượt cạn khỏe mạnh và an toàn.

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey