zalo
[Tổng hợp] Cảnh báo dấu hiệu stress sau sinh chi tiết từ A - Z
Tâm lý sau sinh

[Tổng hợp] Cảnh báo dấu hiệu stress sau sinh chi tiết từ A - Z

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

14/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhận biết sớm tình trạng stress sau sinh ở phụ nữ là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì khi phát hiện kịp thời sẽ giúp người bệnh được chữa trị sớm và ngăn ngừa bệnh trở nên trầm trọng. Vậy có những dấu hiệu stress sau sinh nào? Tất cả sẽ được Monkey giải đáp trong bài viết, mời các bạn cùng theo dõi.

Dấu hiệu liên quan đến cảm xúc

Một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết về mặt cảm xúc ở nhưng mẹ bị stress sau sinh:

Cảm thấy lo lắng, căng thẳng 

Các mẹ sau sinh thường có nhiều suy nghĩ lo lắng và căng thẳng hơn so với người bình thường. Những lo lắng ấy thường là về sức khỏe của bản thân sau sinh và việc chăm sóc bé con. Về lâu dài, những lo lắng này có thể sẽ biến thành nỗi ám ảnh, khiến tình trạng stress ở mẹ trở nặng hơn. 

Mẹ bị stress sau sinh thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm thấy buồn rầu 

Mẹ bị stress sau sinh luôn có cảm thấy buồn rầu, trống rỗng vô lý. Mức độ buồn chán có thể tăng lên dẫn đến tình trạng hành vi bạo lực với con trẻ, thậm chí là tự sát.

Mẹ bị stress sau sinh luôn có cảm thấy buồn rầu, trống rỗng vô lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm thấy chán nản 

Chán nản cũng là một dấu hiệu dễ thấy ở nhiều mẹ bị stress sau sinh. Mẹ thường cảm thấy chán chường, giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh, kể cả những thói quen, món ăn từng yêu thích. Nguyên nhân khiến mẹ trở nên chán nản thường là do mẹ không dỗ con nín được, chăm bé chậm lớn, bé kém ăn,...

Mẹ bị stress sau sinh cảm thấy chán chường, giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu liên quan đến hành vi

Phụ nữ có những dấu hiệu liên quan đến hành vi dưới đây, cần nghĩ ngay đến việc bị stress sau sinh:

Dễ nổi cáu, tức giận

Tâm lý của mẹ sau sinh thường khá nhạy cảm, xuất phát từ những tự ti đối với bản thân. Chính vì vậy, mẹ rất dễ nổi cáu và tức giận vô cớ với người thân hoặc bạn bè. Mẹ khó có thể kiểm soát được hành vi tức giận của mình trước những sự việc xảy ra trước mắt.

Sự nổi cáu, tức giận này chỉ là nhất thời, nhưng nếu liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của mẹ. Thời gian càng dài, mẹ sẽ càng cảm thấy thất vọng về bản thân mình, dẫn đến stress sau khi sinh. 

Mất tập trung 

Dấu hiệu bị stress sau sinh tiếp theo thường gặp ở các sản phụ đó là mất tập trung. Sau khi sinh, các mẹ thường rất khó có thể tập trung vào một việc nào, không thể sắp xếp được suy nghĩ. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ ở nhà quá nhiều, ít ra ngoài nên dễ cảm thấy bí bách, khó tập trung làm việc.

Sau sinh các mẹ thường rất khó có thể tập trung vào một việc nào (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mất ngủ thường xuyên

Những mẹ bị stress sau sinh thường khó đi vào giấc ngủ và thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại. Nguyên nhân chủ yếu là do nồng độ estrogen giảm đột ngột và rối loạn tâm lý sau sinh. Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị suy nhược và làm tình trạng stress trở nên trầm trọng hơn. 

Phụ sản bị stress thường khó đi vào giấc ngủ và thức giấc giữa đêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chán ăn, ăn kém

Stress sau sinh có thể khiến các mẹ gặp tình trạng chán ăn, kém ăn, ăn không ngon miệng. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, khiến mẹ bị rối loạn ăn uống. Nếu tình trạng chán ăn, ăn kém cứ tiếp diễn sẽ khiến cơ thể mẹ bị suy nhược và không có sữa cho bé bú.

Stress sau sinh khiến mẹ chán ăn, kém ăn, ăn không ngon miệng ( Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng chất kích thích

Nhiều mẹ bị stress sau sinh thường có xu hướng sử dụng chất kích thích để nén đi sự bứt rứt trong người. Tuy nhiên việc mẹ sau sinh dùng các chất kích thích như cafein, nicotin sẽ không giúp giảm stress, mà còn gia tăng căng thẳng. 

Phụ nữ sau sinh bị stress có xu hướng sử dụng chất kích thích (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu liên quan đến thể chất

Những dấu hiệu về thể chất chứng minh mẹ đang bị stress sau khi sinh:

Sức khỏe suy yếu

Mất ngủ là một hội chứng rất nhiều mẹ sau sinh mắc phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ được xác định do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, các áp lực khi trở thành mẹ cũng khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. 

Việc mất ngủ kéo dài khiến sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Biểu hiện dễ thấy đó là mẹ dễ bị kiệt sức, mệt mỏi triền miên, không có năng lượng làm việc. Về lâu dài, hệ thần kinh và não bộ của mẹ luôn ở trạng thái căng thẳng. Điều này sẽ làm hao mòn tinh thần của mẹ, dẫn đến việc bị stress sau sinh. 

Khi mẹ bị stress sức khỏe thường bị suy yếu rõ rệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thường xuyên đau đầu

Dấu hiệu stress sau sinh liên quan đến thể chất tiếp theo thường thấy ở nhiều sản phụ đó là đau đầu. Các mẹ thường xuyên có cảm giác đau nửa đầu, thậm chí là cả đầu. Cơn đau này có thể khiến mẹ trở nên mệt mỏi, chán ăn và khó đi vào giấc ngủ.

Mẹ bị stress thường xuyên có cảm giác đau nửa đầu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ra mồ hôi nhiều

Sau khi sinh, cơ thể mẹ thường đào thải những chất dư thừa được sản sinh ra trong giai đoạn mang thai. Điều này khiến các mẹ ra mồ hôi nhiều vào ban đêm, gây cảm giác khó chịu, thậm chí là mất ngủ.

Xem thêm: 

  1. Top 10+ cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh ở nữ giới tốt nhất
  2. Khám trầm cảm sau sinh ở đâu Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tốt nhất?
  3. Bài test trầm cảm sau sinh - Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) là gì?

Stress khiến mẹ  ra mồ hôi nhiều ban đêm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giảm ham muốn tình dục

Sau khi sinh, nội tiết tố estrogen trong cơ thể sản phụ giảm đột ngột, khiến mẹ mất hứng thú trong chuyện tình dục. Dấu hiệu này thường sẽ kéo dài suốt trong quá trình mẹ bị stress và sẽ khỏi hẳn nếu mẹ hết stress. Về lâu dài, điều này sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa vợ và chồng, khiến quan hệ cả hai trở nên trầm lắng hơn. 

Stress khiến mẹ mất hứng thú trong chuyện tình dục (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Stress sau sinh là chứng bệnh tâm lý phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cho nên, việc phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng, những dấu hiệu stress sau sinh trên đây đã giúp các mẹ dễ dàng nhận biết và chủ động điều trị.

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey