zalo
Trầm cảm sau sinh nguy hiểm thế nào và 3 hậu quả không thể phớt lờ
Tâm lý sau sinh

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm thế nào và 3 hậu quả không thể phớt lờ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trầm cảm là một hội chứng tâm lý cực nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đối với người bệnh và những người xung quanh. Vậy cụ thể trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp câu hỏi này nhé. 

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ

Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh ngày nay cực kỳ cao, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Hãy điểm qua một số hậu quả nguy hiểm đối với mẹ sau sinh mắc bệnh trầm cảm nhé. 

Sức khỏe giảm

Mắc trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ gặp một số tình trạng như chán ăn, ăn kém, rối loạn hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc sụt giảm cân, thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này thường khá phổ biến. Ở thời kỳ này, các mẹ thường sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý khác như: 

  • Đau dạ dày

  • Táo bón

  • Suy dinh dưỡng

Không những vậy, bệnh trầm cảm cũng gây ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sức khỏe tim mạch của cơ thể. Khi mẹ thường xuyên căng thẳng sẽ làm gia tăng tốc độ nhịp tim, khiến các mạch máu thắt chặt. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác mẹ có khả năng gặp phải như: 

  • Bệnh tiểu đường

  • Huyết áp cao

  • Cholesterol trong máu cao

Trầm cảm sau sinh khiến sức khỏe mẹ suy giảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sa sút tinh thần

Trầm cảm sau sinh gây ra một số cảm xúc tiêu cực ở người bệnh như buồn bã, lo lắng, căng thẳng, cảm giác tội lỗi. Ngoài ra, thường xuyên khóc cũng là một vấn đề rất nhiều mẹ sau sinh mắc phải. 

Khi phụ nữ mắc bệnh trầm cảm, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể đang mất cân bằng. Điều này tạo ra vấn đề thay đổi cảm xúc, tâm lý nhanh chóng, khó kiểm soát. Đồng thời, những cơn cáu giận, mất hứng thú với những điều yêu thích cũng xảy ra thường xuyên hơn. 

Bên cạnh đó, khi thể chất ngày một suy yếu, tinh thần của mẹ cũng sẽ ngày càng hao mòn. Thời gian càng dài, tinh thần của mẹ sẽ ngày càng kém, tạo ra những suy nghĩ nguy hiểm tới tính mạng. 

Trầm cảm sau sinh khiến phụ nữ bị sa sút tinh thần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tự gây hại cho mình và người khác

Những mẹ mắc trầm cảm sau sinh ở giai đoạn nguy hiểm thường có tâm lý, suy nghĩ làm hại mình và những người xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, có khoảng 1% số phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh nghĩ tới chuyện tự tử. Và trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đã xảy ra không ít trường hợp thương tâm, đau lòng như mẹ trầm cảm tự tử hay mẹ trầm cảm sau sinh giết con. 

Những câu chuyện ám ảnh này đã rung lên hồi chuông cảnh báo nguy hiểm tới tình trạng thực tiễn của vấn đề trầm cảm sau sinh. Cùng với đó cảnh tỉnh mọi người cần phải chú ý hơn tới căn bệnh này. 

Nhiều phụ nữ nghĩ đến chuyện tự tử khi bị trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Cảnh báo nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nam giới ngày càng cao

Mẹ bị trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào? Bên cạnh những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ, bệnh trầm cảm còn tạo ra vô số hệ lụy đối với trẻ nhỏ. 

Ảnh hưởng đến phát triển thể chất

Dinh dưỡng từ 0 đến 6 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh gần như phụ thuộc 100% vào nguồn sữa mẹ. Vì thế, để trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, cần phải đảm bảo nguồn sữa của mẹ giàu dinh dưỡng. 

Tuy nhiên, khi mẹ mắc trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, dinh dưỡng trong cơ thể mẹ cũng không đủ đảm bảo cung cấp cho bé. Về lâu dài, em bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển thể chất, cân nặng và tinh thần. 

Mẹ bị trầm cảm khiến thể chất bé kém phát triển (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến phát triển cảm xúc

Trong giai đoạn đầu đời, tinh cách, cảm xúc và trí tuệ của em bé sẽ được phát triển vô thức. Đặc biệt, người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển này. Vì vậy, nếu mẹ gặp phải các vấn đề tâm lý, em bé cũng sẽ chịu tác động bởi các cảm xúc tiêu cực này. 

Theo thời gian, sự tiêu cực sẽ tác động đến sự hình thành cảm xúc và tính cách của bé. Từ đó, tính cách của bé sẽ phát triển lệch lạc, theo chiều hướng xấu. Thậm chí, em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh cũng có nguy cơ mắc chứng tự kỷ, tự bế cao hơn so với đứa trẻ khác. 

Mẹ bị trầm cảm sẽ khiến cảm xúc của bé bị ảnh hưởng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến tình cảm gia đình

Bên cạnh những ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe của mẹ và bé, trầm cảm sau sinh còn gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Cụ thể như sau: 

Mâu thuẫn gia đình 

Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh sẽ thường xuyên cáu giận, bực tức và buồn bã đối với những người xung quanh. Bên cạnh đó, suy nghĩ của họ trong các vấn đề xảy ra thường thiếu tính sáng suốt, cũng như thiên hướng tiêu cực nhiều hơn. Vì vậy, khi có bất kỳ vấn đề nhỏ nào xảy ra giữa vợ chồng, gia đình, đều có nguy cơ trở thành mâu thuẫn lớn khó giải quyết. 

Đặc biệt, trong những gia đình có người chồng ít quan tâm, chia sẻ và thông cảm với vợ, các mâu thuẫn này sẽ còn có xu hướng nghiêm trọng và gay gắt hơn nữa. 

Trầm cảm làm gia tăng các mâu thuẫn trong gia đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguy cơ hôn nhân tan vỡ

Những mâu thuẫn xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng ngày càng lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ tan vỡ trong hôn nhân. Và có một thực tế không thể phủ nhận chính là, ngày càng có nhiều cặp vợ chồng ly hôn sau khi có con. Nguyên nhân được xác định do những căng thẳng, mệt mỏi và mâu thuẫn xảy ra sau khi có con. Lúc này, giữa người đàn ông và người phụ nữ thiếu đi sự thấu hiểu và cảm thông với nhau. Và tất nhiên, ly hôn được xem là giải pháp mà họ cho là tốt nhất. 

Trầm cảm sau sinh dẫn đến nguy cơ ly hôn (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Cách phòng ngừa bị trầm cảm sau sinh ở nữ giới tốt nhất

3+ Cách vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả

Trước những hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm sau sinh, các mẹ nên làm thế nào để vượt qua nó. Hãy tham khảo một số gợi ý sau đây và chọn cho mình phương pháp phù hợp nhé. 

Chia sẻ, cởi mở tâm sự

Chia sẻ và cởi mở là hai điều cực kỳ quan trọng bạn nên làm nếu muốn vượt qua chứng trầm cảm. Bởi những người bị trầm cảm thường có xu hướng o bế suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bên trong. Về lâu dần, nó sẽ tạo ra những gánh nặng trong tâm lý, suy nghĩ của của người bệnh và khiến nó ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. 

Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cần cởi mở và chia sẻ suy nghĩ nhiều hơn. Bất kỳ khi nào có khúc mắc, hiểu lầm dù chỉ rất nhỏ, cũng hãy chia sẻ, hỏi những người xung quanh như chồng, bạn bè, người thân trong gia đình. 

Nhờ đó, bạn sẽ vừa được hiểu rõ và giải quyết vấn đề, vừa có thêm nhiều lời khuyên, chia sẻ hữu ích. 

Chia sẻ, cởi mở với người khác là điều cực kỳ quan trọng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Suy nghĩ tích cực

Một trong những điều quan trọng nhất để xây dựng tinh thần khỏe mạnh chính là sống tích cực. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng việc sống và suy nghĩ tích cực lại cực kỳ khó khăn. Cách tốt nhất để chúng ta theo đuổi thành công lối sống này chính là nghĩ tích cực thường xuyên nhất có thể. 

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn ai sẽ trải qua những thời điểm buồn bã, chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống, vào chính mình. Cách tốt nhất để vượt qua giai đoạn này chính là nghĩ về những mục tiêu ban đầu, kế hoạch trong tương lai, và xem đó là động lực để vượt qua. 

Cùng với đó, đừng ép bản thân phải hoàn thành một mục tiêu quá sức. Hãy để chính mình được quyền lựa chọn và từ chối. Nghĩa là hãy cố gắng chăm chỉ hết mình nếu bạn hạnh phúc khi làm điều này. Ngược lại, hãy nói Không khi bạn cảm thấy mệt mỏi, không vui vẻ với việc mình đang làm. 

Cuối cùng, hãy bình tâm suy nghĩ về những việc đã qua, về việc bạn muốn làm. Và đừng quên tìm ra cho chính mình một hướng đi tốt nhất, mang lại nhiều niềm vui nhất. 

Ngoài ra, một khía cạnh khác của sống tích cực chính là học cách giúp đỡ, lắng nghe và trân trọng những người xung quanh chúng ta. Bạn biết không, những người mắc hội chứng trầm cảm thường có suy nghĩ áp đặt lên những người xung quanh. Và đặt biệt, những suy nghĩ này thường được hướng theo chiều tiêu cực, tạo nên những áp lực xung quanh các mối quan hệ. 

Vì thế, để sống tích cực, bạn hãy học cách lắng nghe và trân trọng suy nghĩ của những người xung quanh nhé. Hãy nhớ rằng, trao đi sẽ được nhận lại. Vì thế, nếu chúng ta dành cho người khác sự trân trọng, chúng ta cũng sẽ nhận lại được điều đó. 

Hãy học cách suy nghĩ tích cực (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Chồng nên làm gì giúp vợ vượt qua trầm cảm sau sinh 

Chăm sóc sức khỏe

Cuối cùng, một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ vượt qua mọi vấn đề trong cuộc sống. Và với bệnh trầm cảm cũng vậy, người bệnh cần phải có một cơ thể khỏe mạnh, thể chất ổn định mới có thể vượt qua nó một cách dễ dàng. 

Nếu bạn đang mắc hội chứng tâm lý này, tuyệt đối đừng lơ là việc chăm sóc sức khỏe của bản thân nhé. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chăm sóc vẻ đẹp, nó sẽ giúp bạn thêm phần tự tin vào chính mình đấy. 

Chăm sóc, rèn luyện sức khỏe giúp cải thiện tình trạng bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Qua bài viết trên, chắc chắn các mẹ đã hiểu trầm cảm sau sinh nguy hiểm như thế nào tới chính mình, em bé và hạnh phúc gia đình. Mong rằng, trước những cảnh báo trên, các mẹ sẽ có các biện pháp điều trị và vượt qua trầm cảm sau sinh kịp thời. 

Monkey chúc mẹ sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc với hành trình làm mẹ của mình. 

Đừng quên theo dõi chuyên mục Tâm lý sau sinh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé. 

 

 

Consequences of maternal postpartum depression: A systematic review of maternal and infant outcomes - Truy cập ngày 23/04/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6492376/\

Postpartum Depression and Its Long-Term Effects on Children - Truy cập ngày 23/04/2022

https://www.pharmacytimes.com/view/patient-focus-postpartum-depression-and-its-longterm-effects-on-children

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey