zalo
Bài test trầm cảm sau sinh - Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) là gì?
Tâm lý sau sinh

Bài test trầm cảm sau sinh - Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) là gì?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS là một công cụ, thước đo sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Với bộ 10 câu hỏi tâm lý được nghiên cứu bởi các chuyên gia tâm lý, đây được xem là phương pháp xác định nguy cơ mắc trầm cảm cực kỳ hữu ích. Hãy cùng nghiên cứu chi tiết về bài test này nhé. 

Bài test trầm cảm sau sinh - EPDS là gì? 

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Edinburgh Postnatal Depression Scale. Đây là một bộ 10 câu hỏi dùng để đánh giá, xác định các triệu chứng thường gặp ở phụ nữ bị trầm cảm và lo lắng sau khi sinh con. 

Bộ câu hỏi này không có tác dụng chẩn đoán, mà chỉ được xem như một công cụ sàng lọc nhằm xác định các đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. 

Các đáp án 1, 2 , 3, 4 trong bộ câu hỏi test trầm cảm sau sinh sẽ tương đương với 3, 2, 1, 0 điểm. Sau khi thực hiện xong bài test, chúng ta sẽ tính tổng số điểm để rút ra kết luận về mức độ bệnh. 

Bài test trầm cảm sau sinh EPDS gồm 10 câu hỏi đánh giá (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài test EPDS dành cho ai? 

Một số đối tượng nên chủ động thực hiện bài test trầm cảm sau sinh gồm: 

  • Mẹ có tiền sử trầm cảm

  • Mẹ có vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất

  • Người mang thai khi còn trẻ tuổi/ mang thai ngoài ý muốn

  • Người thường xuyên phải đối mặt với áp lực kinh tế, tiền bạc,...

Các mẹ sau sinh có vấn đề tâm lý nên thực hiện bài test (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào nên thực hiện bài test EPDS?

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, phụ nữ mang thai, sau khi sinh nên thực hiện bài test trầm cảm EPDS ít nhất 1 lần. Cụ thể là từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh con

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tốt nhất cho sức khỏe, mỗi phụ nữ nên thực hiện 2 lần. Trong đó, 1 lần thực hiện khi mang thai, 1 lần thực hiện sau khi sinh. Nhờ đó, mẹ cũng sẽ hạn chế được nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai. 

Phụ nữ nên làm bài test EPDS 2 lần (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bộ 10 câu hỏi trong bài test trầm cảm EPDS

Hãy đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với cảm giác của mình trong 7 ngày qua. 

Ví dụ: 

Tôi cảm thấy vui vẻ 

____ Vâng, lúc nào cũng vậy (3 điểm)

__X_ Vâng, hầu như lúc nào cũng vậy (2 điểm) 

____ Không, không thường lắm (1 điểm)

____ Không, không bao giờ (0 điểm)

1. Tôi có thể cười và thấy được khía cạnh khôi hài của sự việc 

____ Vẫn như trước 

____ Ít hơn 

____ Chắc chắn là ít hơn 

____ Không bao giờ 

2. Tôi đã hân hoan đón nhận mọi việc 

____ Vẫn như trước 

____ Ít hơn trước 

____ Chắc chắn là ít hơn trước 

____ Gần như là không có 

3. Tôi đã tự đổ lỗi cho mình khi chuyện xảy ra không như ý mà lẽ ra thì không nên thế 

____ Có, rất thường xuyên 

____ Có, thỉnh thoảng 

____ Không thường lắm 

____ Không, không bao giờ 

4. Tôi đã lo âu hoặc lo ngại một cách vô lý 

____ Không, không bao giờ 

____ Hầu như không bao giờ 

____ Có, đôi khi 

____ Có, rất thường 

5. Tôi đã cảm thấy sợ hãi hoặc hốt hoảng một cách vô lý

____ Có, khá nhiều 

____ Có, đôi khi 

____ Không, không nhiều 

____ Không, không bao giờ 

6. Mọi việc đã trở nên quá sức chịu đựng của tôi 

____ Có, tôi hầu như không đối phó nổi 

____ Có, đôi khi tôi không thể đối phó được hiệu quả như mọi khi 

____ Không, tôi hầu như đã đối phó được khá hiệu quả 

____ Không, tôi vẫn đối phó hiệu quả như mọi khi 

7. Tôi đã buồn bực đến mức bị khó ngủ

____ Có, hầu như lúc nào cũng vậy 

____ Có, đôi khi 

____ Không thường lắm 

____ Không, không bao giờ 

8. Tôi đã cảm thấy buồn hoặc khổ sở 

____ Có, hầu như lúc nào cũng vậy 

____ Có, khá thường 

____ Không thường lắm 

____ Không, không bao giờ 

9. Tôi đã buồn bực đến mức phải khóc 

____ Có, hầu như lúc nào cũng vậy 

____ Có, khá thường 

____ Chỉ thỉnh thoảng 

____ Không, không bao giờ 

10. Tôi đã từng nghĩ đến chuyện tự hại bản thân 

____ Có, khá thường 

____ Thỉnh thoảng 

____ Hầu như không bao giờ 

____ Không bao giờ

Ý nghĩa của bài test EPDS đánh giá trầm cảm sau sinh

Có thể thấy rằng, điểm bài test EPDS càng thấp thì nguy cơ mắc bệnh càng nhỏ. Ngược lại, điểm EPDS càng cao, nguy cơ bị mắc các bệnh trầm cảm, tâm lý càng lớn. 

Thông qua bài test trầm cảm sau sinh EPDS ở mục 3, các bạn có thể tự đánh giá tình hình sức khỏe của thông qua dữ liệu sau: 

  • Nếu tổng số điểm lớn hơn 12: Có nguy cơ bị trầm cảm nặng.

  • Nếu tổng số điểm lớn hơn (hoặc bằng) 9 điểm: Cần theo dõi sức khỏe và điều trị ngay.

  • Nếu tổng số điểm nhỏ hơn 9: Có dấu hiệu trầm cảm, cần theo dõi và điều trị. 

Ý nghĩa của bài test EPDS (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có thể nói, bài test trầm cảm sau sinh EPDS có tác dụng rất lớn đối với phụ nữ mang thai và sau sinh. Nhờ đó, mẹ sẽ luôn nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân, và có các biện pháp can thiệp kịp thời. Vì vậy, nếu bạn đang thuộc nhóm đối tượng trên, hãy tham khảo và thực hiện đánh giá ngay nhé. 

 

Edinburgh Postnatal Depression Scale for Postpartum Depression: Three Items Better Than Ten - Truy cập ngày 24/04/2022

https://womensmentalhealth.org/posts/edinburgh-postnatal-depression-scale-postpartum-depression-three-items-better-ten/

 
Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey