zalo
[Giải Đáp] Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Có chữa khỏi 100% được không?
Tâm lý sau sinh

[Giải Đáp] Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? Có chữa khỏi 100% được không?

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

23/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trầm cảm là một trong những hội chứng tâm lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu thông tin về hội chứng bệnh này rất lớn, được nhiều người quan tâm. Để giải đáp câu hỏi: Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé. 

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? 

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh sẽ xuất từ 1 tuần đến 3 tháng sau sinh, tăng dần từ mức độ nhẹ đến nặng. Ban đầu, các dấu hiệu này sẽ xuất hiện không rõ ràng, khiến người mắc khó phát hiện. Khoảng sau 1 tháng, các dấu hiệu trầm cảm sẽ thể hiện rõ rệt hơn, giúp người mắc dễ dàng nhận thấy. 

Thời gian mắc và điều trị trầm cảm sau sinh cũng không cố định. Nó tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của người bệnh và sự thích ứng với các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, chúng thông thường dao động trong 3 mốc thời gian sau đây: 

Trả lời câu hỏi Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức độ bệnh nhẹ 

Mức độ nhẹ của bệnh trầm cảm sau sinh tương tự với các biểu hiện của Baby Blues. Đây là giai đoạn mới chớm bệnh, nên bạn thường cảm thấy tinh thần uể oải, mệt mỏi. Đồng thời, bạn cũng sẽ bị mất ngủ và cảm thấy chán ăn trong giai đoạn này. 

Những biểu hiện này thường xuất hiện sau sinh từ 1 đến 2 tuần. Thông thường ở giai đoạn này, mẹ phải ăn uống và nghỉ ngơi nhiều để hồi phục sức khỏe sau sinh. Nhưng do ảnh hưởng từ tâm lý trầm cảm, cơ thể của mẹ sẽ ngày càng suy nhược. 

Trầm cảm mức độ nhẹ thường kéo dài khoảng 1 tháng thì hết nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Ở trường hợp này, người bệnh thường áp dụng các biện pháp điều trị trầm cảm tại nhà như bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện thể chất. 

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu, phương pháp điều trị không hiệu quả, mức độ nặng của bệnh sẽ tăng lên. Lúc này, thời gian mắc bệnh cũng sẽ kéo dài và cần điều trị lâu hơn. 

Trầm cảm mức độ nhẹ thường mất 1 đến 2 tháng điều trị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức độ bệnh trung bình

Khi trầm cảm ở giai đoạn nhẹ nhưng không được phát hiện hay điều trị không hiệu quả, bệnh sẽ tiến vào giai đoạn nặng hơn. Độ nặng của bệnh khi này thuộc mức trung bình, xảy ra từ 1 đến 2 tháng sau sinh. 

Các biểu hiện tại giai đoạn này cũng bắt đầu rõ rệt hơn, bao gồm: 

  • Mất ngủ kéo dài. 

  • Chán ăn, ăn kém, thậm chí thường xuyên nôn. 

  • Tinh thần uể oải, kém ổn định, thường xuyên bị kích động. 

  • Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường. 

  • Ngại giao tiếp với những người xung quanh. 

Trầm cảm sau sinh giai đoạn trung thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Lúc này, người bệnh thường sử dụng phương pháp điều trị tư vấn tâm lý kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà. Thời gian mắc bệnh có thể ngắn hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào ý chí của người bệnh. Vì thế, nếu không may mắc phải hội chứng này, người bệnh cần phải luôn giữ vững tinh thần của mình. 

Trầm cảm trung bình thường mất 3 đến 4 tháng điều trị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức độ bệnh nguy hiểm

Mức độ trầm cảm nguy hiểm là khi người mắc xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực. Thông thường, người bệnh rơi vào trạng thái này sẽ có thêm các dấu hiệu như: 

  • Suy diễn mọi vấn đề theo hướng tiêu cực dù chưa xảy ra. 

  • Có suy nghĩ tự làm hại mình, làm hại con. 

  • Có suy định tự tử. 

Vì vậy có thể thấy rằng, mức độ nguy hiểm khi trầm cảm sau sinh trở nặng cực kỳ lớn. Chúng ta cần hết sức cảnh giác, hạn chế tuyệt đối nguy cơ bệnh sẽ tiến triển theo hướng này. 

Về cơ bản, trầm cảm mức độ nguy hiểm sẽ xảy ra từ 3 đến 5 tháng sau sinh, thậm chí 1 năm mới có biểu hiện rõ rệt. Lúc này, cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, tâm lý trị liệu, điều trị tại nhà. 

Thời gian hết bệnh có thể từ 5 tháng đến 1 năm, tùy thuộc vào ý chí và sự phối hợp của người bệnh, người thân xung quanh. 

Trầm cảm ở mức độ nguy hiểm thường mất 5 đến 12 tháng điều trị (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, ở câu hỏi trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu chúng ta có thể trả lời như sau: Trầm cảm thường kéo dài từ 1 đến 12 tháng sau khi phát hiện và áp dụng biện pháp điều trị. 

  • Mức độ bệnh nhẹ, thời gian sẽ dao động từ 1 đến 2 tháng. 

  • Mức độ trung bình từ 3 đến 4 tháng. 

  • Mức độ nguy hiểm sẽ từ 5 đến 12 tháng. 

Vì vậy, nếu bạn không may mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh cũng đừng quá lo lắng nhé. 

3+ Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả

Như đã nói ở trên, thông thường sẽ có 3 cách điều trị trầm cảm sau sinh thường xuyên được áp dụng. Chúng bao gồm: điều trị tại nhà, điều trị tâm lý và điều trị thuốc. Hãy xem chi tiết ưu nhược điểm của những phương pháp này là gì nhé. 

Điều trị tại nhà

Điều trị tại nhà là cách vận dụng các chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất hợp lý, nhằm tạo ra một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Khi sinh hoạt điều độ, khoa học, tinh thần và thể chất của người bệnh sẽ được cải thiện tốt nhất. 

  • Chế độ ăn uống: Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất nhằm giúp sức khỏe nhanh hồi phục sau sinh. Bên cạnh đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu acid amin, omega - 3 có tác dụng điều hòa và cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý uống đủ nước, khoảng 2 đến 2,5l mỗi ngày. 

  • Chế độ tập luyện: Rèn luyện thể chất qua các bộ môn yoga, thiền, đi bộ, bơi. Thông qua vận động thể thao, hormone trong cơ thể người bệnh sẽ được cân bằng, rất tốt cho việc điều chỉnh cảm xúc. Bên cạnh đó, việc tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp sức khỏe người bệnh tốt hơn, tinh thần được thư thái. 

  • Chế độ nghỉ ngơi: Sau khi sinh, các mẹ thường rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Vì vậy, một chế độ nghỉ ngơi khoa học, thư giãn là cực kỳ quan trọng. Nếu mẹ bị mất ngủ vào ban đêm, hãy tận dụng thời gian ngủ bù vào ban ngày. Mỗi ngày, mẹ cần đảm bảo ngủ đủ từ 8-10 tiếng. Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân như nghe nhạc, đọc sách để giúp tinh thần thư giãn. 

Điều trị tâm lý tại nhà qua chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh nên làm gì nhanh khỏi bệnh

Điều trị tâm lý

Khi xuất hiện các vấn đề tâm lý, mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị tư vấn tâm lý. Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Nhờ đó, hiện trạng của bệnh cũng sẽ được chẩn đoán và đánh giá chính xác nhất. 

Sau các bài test, đánh giá tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chia sẻ rõ ràng về những vấn đề bạn đang gặp phải. Qua đó, bạn sẽ biết điều gì khiến bản thân cảm thấy lo lắng và học cách chấp nhận những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

Mục đích của phương pháp trị liệu này là giúp người bệnh hiểu rõ về chính mình. Từ những điểm mạnh, điểm yếu, sự tích cực, tiêu cực bên trong cơ thể. Và dựa vào đó tiến tới một tương lai với các mối quan hệ tốt đẹp, suy nghĩ tích cực hơn. 

với bác sĩ, tại bệnh viện hoặc trung tâm tư vấn, phòng khá

Điều trị trầm cảm bằng cách điều trị tâm lý (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bằng thuốc

Đây là cách điều trị thường áp dụng với những người có hiện trạng nghiêm trọng, nguy hiểm. Lúc này, thuốc sẽ giúp họ ổn định tinh thần trước khi áp dụng các phương pháp điều trị tâm lý. 

Để sử dụng cách điều trị này, người bệnh cần đến thăm khám tại bệnh viện hoặc cơ sở điều trị uy tín. Sau quá trình kiểm tra với bác sĩ, bạn sẽ nhận được một đơn thuốc được kê theo hiện trạng bệnh của mình. Và người bệnh cần sử dụng tuân thủ theo liều lượng và loại thuốc bác sĩ chỉ định. 

Thông thường, khi điều trị trầm cảm sau sinh bằng thuốc, người bệnh sẽ được kết hợp điều trị với các phương pháp tâm lý, hay điều trị tại nhà để nhanh khỏi bệnh hơn. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh cần dừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

Điều trị bệnh tâm lý bằng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất

Bị trầm cảm sau sinh có hết bệnh hoàn toàn được không? 

Bị trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Đáp án cho câu hỏi này là CÓ. 

Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh vẫn có khả năng bị lại nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Bởi, tinh thần của người trừng bị trầm cảm rất yếu ớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố cảm xúc, biến cố. Vì vậy, mỗi khi xuất hiện vấn đề tiêu cực, người bị trầm cảm rất dễ bị mắc lại. 

Ngoài ra, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích như cafein, nicotin, cũng có thể khiến bạn tái mắc trầm cảm. Bởi những chất này sẽ khiến thần kinh của bạn bị căng thẳng, stress, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý. 

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể trị hết bệnh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Điều mẹ nên làm sau khi khỏi bệnh trầm cảm sau sinh

Nếu mẹ là người đã từng mắc trầm cảm sau sinh, đã khỏi bệnh, hãy sinh hoạt lành mạnh, điều độ để tránh khỏi nguy cơ mắc lại. Đồng thời, mẹ hãy rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, nhìn nhận vấn đề theo hướng tốt để tránh đè nặng lên tâm lý. Cụ thể như sau: 

  • Ăn uống lành mạnh: Tập chung bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng cung cấp năng lượng và giảm căng thẳng như protein, vitamin, acid amin, omega - 3. Nói KHÔNG với đồ ăn, đồ uống có chứa chất kích thích, nhiều dầu mỡ.  

  • Sinh hoạt điều độ: Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, thể dục đều đặn, sinh hoạt đúng giờ. Theo thời gian, một chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp sức khỏe của mẹ được nâng cao, dồi dào. 

  • Suy nghĩ tích cực: Tiêu cực chính là mối nguy lớn nhất đối với những người từng mắc trầm cảm. Vì thế, để không mắc lại hội chứng này, mẹ cần học cách suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng và vui vẻ. Điều này sẽ khiến tâm lý của mẹ không bị đè nặng, tạo tinh thần thư thái. 

Những lưu ý mẹ nên biết sau khi khỏi trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: 10 cách phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã có thể giải đáp câu hỏi Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu rồi phải không. Mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ có cái nhìn đúng đắn về giai đoạn bệnh trầm cảm và có cách điều trị phù hợp. Và mẹ đừng quên áp dụng các phương pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc lại trầm cảm sau sinh nhé. 

Monkey chúc mẹ và bé sẽ có một khoảng thời gian sau sinh mạnh khỏe, hạnh phúc. 

Để tìm hiểu thêm các kiến thức về Tâm lý sau sinh, hãy truy cập tại đây.

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!