zalo
[Tổng hợp] Kiến thức về chứng mất ngủ sau sinh các mẹ nên nắm rõ
Tâm lý sau sinh

[Tổng hợp] Kiến thức về chứng mất ngủ sau sinh các mẹ nên nắm rõ

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

27/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mất ngủ sau sinh là hội chứng nhiều chị em phụ nữ gặp phải sau khi có con. Vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể chất của mẹ và bé. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị mất ngủ sau sinh, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé. 

Mất ngủ sau sinh là gì? 

Thiếu ngủ là vấn đề khá thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh em bé. Bởi trong 3 tháng đầu đời, em bé thường xuyên thức dậy đòi ti, hay quấy khóc vào ban đêm. Và mẹ cũng thường xuyên bị tỉnh giấc và mất ngủ theo. Để đảm bảo sức khỏe, mẹ thường có xu hướng ngủ bù vào ban ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ không thể ngủ bù, lâu dần tạo thành một căn bệnh - mất ngủ sau sinh. 

60% phụ nữ sau sinh bị mất ngủ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mất ngủ sau sinh được hiểu là trạng thái thao thức, giấc ngủ nông, không sâu giấc, hay mộng mị. Nó thường xảy ra ở phụ nữ sau khi có con. Trong một số trường hợp, nó còn là trạng thái mẹ không thể ngủ dù em bé đã ngủ. Điều này cũng khá dễ hiểu khi mẹ thường mang tâm lý lo lắng, bồn chồn khi có con. 

Theo một nghiên cứu khảo sát, ngày nay có tới 60% phụ nữ gặp chứng mất ngủ sau sinh, thường xảy trong 2 tháng đầu sau khi sinh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ. Thời gian mất ngủ càng dài, cơ thể của mẹ sẽ càng suy yếu, có thể tạo thành một số bệnh tâm lý. 

Nguyên nhân gây khó ngủ sau khi sinh

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng khó ngủ sau khi sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm tắt chúng qua 3 lý do sau: 

Thay đổi nội tiết

Gần như 100% phụ nữ sau khi sinh đều gặp phải vấn đề mất cân bằng nội tiết tố nữ do nồng độ hormone estrogen bị giảm đáng kể. Trong khi đó, estrogen đóng vai trò cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng cho cơ thể. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc, mất ngủ, stress ở phụ nữ sau sinh. Về lâu dài, điều này sẽ gây ra chứng trầm cảm nguy hiểm. 

Thay đổi, mất cân bằng nội tiết dẫn đến chứng mất ngủ sau khi sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi đồng hồ sinh hoạt

Bên cạnh việc thay đổi nội tiết, người phụ nữ còn phải đối mặt với vấn đề thay đổi đồng hồ sinh hoạt. Cụ thể, người mẹ thường xuyên phải thức khuya, dậy sớm để chăm con, cho con ti. 

Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi của mẹ cũng sẽ bị rút ngắn hơn, tạo ra nhiều sự thay đổi trong giờ giấc sinh hoạt. Trong 2 đến 3 tháng đầu tiên, mẹ chưa kịp thích nghi và điều chỉnh sao cho phù hợp với em bé. Vì thế, mẹ thường bị mất ngủ trong giai đoạn này. 

Áp lực tâm lý

Áp lực cũng là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu. Mẹ thường mang tâm trạng lo lắng, bồn chồn về sức khỏe, tâm lý của em bé. Lo lắng liệu rằng mình có thể làm một người mẹ tốt hay không? Và rất nhiều nỗi băn khoăn khác nữa. Những suy nghĩ này khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi khi không được giải đáp. Lâu dần trở thành một hội chứng tâm lý, khiến mẹ bị mất ngủ. 

Áp lực làm mẹ là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, stress sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự nguy hiểm của chứng mất ngủ ở phụ nữ sau sinh

Vậy mẹ có biết bị mất ngủ sau sinh sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng thế nào không? Hãy xem một số hậu quả phổ biến sau đây nhé. 

Suy nhược tinh thần và thể chất 

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Bởi ngủ là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, thực hiện các quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào, sản sinh tế bào mới, chữa lành cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ không thể ngủ thì tất cả những điều trên sẽ không được thực hiện. 

Càng về lâu dài, cơ thể sẽ càng trở nên yếu ớt và suy nhược, sức khỏe của mẹ sẽ bị giảm đáng kể. Thêm vào đó, giấc ngủ không đảm bảo khiến mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Điều này cũng tạo ra những hệ lụy liên quan tới tinh thần. 

Mất ngủ sau sinh khiến cơ thể mẹ bị suy nhược (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến sức khỏe em bé

Khi phụ nữ sau sinh bị mất ngủ, cơ thể mẹ sẽ ngày càng suy nhược. Điều này đồng nghĩa với chất lượng sữa của mẹ cực kém, không đảm bảo dinh dưỡng. 

Trong khi đó, dinh dưỡng trong 6 tháng đầu đời của em bé phụ thuộc gần như 100% vào sữa mẹ. Khi sữa mẹ không đảm bảo, dưỡng chất em bé hấp thụ được qua sữa cũng sẽ bị hạn chế. Do đó, sức đề kháng của bé cũng sẽ kém hơn.  

Mẹ bị mất ngủ sẽ khiến sữa bị giảm chất lượng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguy cơ mắc trầm cảm

Bị mất ngủ sau sinh sẽ khiến tinh thần của mẹ bị suy nhược đáng kể. Đồng thời, mẹ sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Mẹ hãy nhớ rằng, mất ngủ luôn là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc trầm cảm ở mẹ sau sinh. 

Mất ngủ có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mất ngủ sau khi sinh có chữa khỏi được không? Bao lâu thì hết? 

Mất ngủ sau sinh là một hội chứng tạm thời, thường xuất hiện trong khoảng 2 đến 3 tháng sau khi sinh. Vì thế, mẹ có thể yên tâm là nó CÓ THỂ chữa khỏi nhé. 

Thời gian để trị hết hoàn toàn chứng mất ngủ thường phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên thông thường sau 1 đến 2 tháng mẹ sẽ thấy rõ sự tiến triển của bệnh. Thậm chí, sau 2 tháng sẽ có khả năng khỏi hẳn, mẹ sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn. 

Tuy nhiên, mất ngủ sau sinh có khả năng bị lại. Vì Tinh thần của những người bị mất ngủ thường khá yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời, những người bị mất ngủ thường có thể chất kém, hay suy nghĩ nhiều. Vì thế, khi xảy ra biến cố, bệnh mất ngủ có thể tái diễn. 

Bệnh mất ngủ sau khi sinh có thể chữa khỏi 100% (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cách điều trị chứng mất ngủ sau khi sinh 

Có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh mất ngủ, bao gồm điều trị tại nhà, điều trị theo mẹo dân gian và điều trị theo phương pháp Tây Y. 

Điều trị tại nhà

Điều trị mất ngủ tại nhà là người bệnh thông qua chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất để cải thiện tình trạng bệnh. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân gây ra mất ngủ là do nội tiết mất cân bằng, và não bộ thường xuyên căng thẳng. Vì vậy, việc chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ, giúp cân bằng nội tiết là điều rất cần thiết. 

  • Về chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên chú ý bổ sung các nhóm dinh dưỡng protein, vitamin B6, Magie, canxi, sắt, omega -3. Bởi khi chúng được hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra serotonin -  một chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Những dưỡng chất này thường có nhiều trong cá hồi, thịt gà, trứng gà, sữa, đậu nành,... 

  • Uống trà an thần: mẹ có thể thử một số loại trà, nước uống an thần, tốt cho sức khỏe như trà hoa cúc, hoa nhài, saffron, gừng,...

  • Rèn luyện sức khỏe: Mẹ nên thường xuyên tập thể thao, rèn luyện sức khỏe để giải phóng năng lượng. Nhờ đó, giấc ngủ của mẹ sẽ được cải thiện ngon giấc hơn. 

Trị mất ngủ sau sinh tại nhà qua chế độ ăn, sinh hoạt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: 10 loại trà an thần tốt cho phụ nữ bị mất ngủ sau sinh

Điều trị đông y 

Từ xa xưa, dân gian đã truyền miệng cho nhau những bài thuốc trị bệnh mất ngủ cực kỳ đặc biệt và dễ thực hiện. Trong đó, một số bài thuốc mang lại hiệu quả tốt như ngâm chân với gừng, ăn hạt sen, uống nước cây Lạc Tiên,... 

  • Ngâm chân với gừng: Cách này thực hiện cực kỳ đơn giản, mẹ chỉ cần nấu gừng với nước sôi, cho thêm một vài hạt muối và dùng để ngâm chân. Nhờ đó, các mạch máu sẽ được lưu thông, tạo cảm giác thư thái, thoải mái, gây buồn ngủ. 

  • Ăn hạt sen: Trong Đông Y, hạt sen có tính kiềm và chứa nhiều glucose thơm, có tác dụng an thần. Vì thế, nó sẽ kích thích tiết ra nhiều insulin giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ có thể nấu một số món ăn từ hạt sen như chè, cháo để vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa tốt cho giấc ngủ. 

  • Uống nước cây lạc tiên: Trong cây lạc tiên có chứa nhiều thành phần có tác dụng an thần như sulphate ester, passiflorin. Vì vậy, khi dùng cây lạc tiên phơi khô hãm nước uống sẽ rất tốt cho giấc ngủ, giúp giảm căng thẳng cực kỳ tốt. 

Điều trị mất ngủ sau sinh bằng các bài thuốc Đông Y (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Các cách điều trị mất ngủ sau sinh tốt nhất

Điều trị Tây y

Một số phương pháp điều trị mất ngủ thường được áp dụng trong Tây Y gồm: trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc. Trong đó, trị liệu tâm lý là hình thức bệnh nhân nói chuyện, chia sẻ với bác sĩ các vấn đề mình đang gặp phải. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng giải quyết phù hợp với tình hình. 

Trong khi đó, khi lựa chọn phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân sẽ đến khám tại các bệnh viên, cơ sở uy tín. Sau đó sẽ được bác sĩ kê đơn và sử dụng thuốc theo đơn kê sẵn. Về cơ bản, các loại thuốc trị mất ngủ sau sinh đều có tác dụng an thần. Vì vậy, tác dụng phụ của chúng khá lớn, mẹ nên hạn chế. 

Chữa mất ngủ bằng cách tư vấn tâm lý, dùng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mất ngủ sau sinh nên uống gì? Top 10+ loại trà an thần mẹ không nên bỏ qua

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề mất ngủ sau sinh ở phụ nữ. Qua đó mẹ đã hiểu được nguyên nhân cũng như hậu quả và các cách điều trị phổ biến của hội chứng mình. Mong rằng, những kiến thức trong bài sẽ giúp mẹ xây dựng được chế độ sinh hoạt hợp lý, hạn chế tối đa nguy cơ bị mất ngủ sau khi sinh em bé. 

Monkey chúc mẹ và bé sẽ có một thời kỳ sau sinh khỏe mạnh và vui vẻ. 

 

Insomnia and Postpartum Depression: When a New Mom’s Sleep Loss Turns Perilous - Truy cập ngày 27/4/2022

 

https://healthblog.uofmhealth.org/womens-health/insomnia-and-postpartum-depression-when-a-new-moms-sleep-loss-turns-perilous

Postpartum Insomnia: Symptoms, Causes, and What to Do About It - Truy cập ngày 27/4/2022

https://www.verywellhealth.com/postpartum-insomnia-5220394

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey