zalo
Mẹ bị stress sau sinh - Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả
Tâm lý sau sinh

Mẹ bị stress sau sinh - Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách điều trị hiệu quả

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

17/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Stress sau sinh là vấn đề nóng hổi được nhiều bà mẹ quan tâm, bởi chúng có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress là gì? Cách khắc phục và chữa trị như thế nào? Mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Monkey để được giải đáp nhé. 

Stress sau sinh - Nỗi lo của nhiều phụ nữ

Stress sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Trước khi sinh nhiều mẹ đã có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng thẳng sau sinh. Bởi vì việc chăm sóc trẻ rất khó khăn, khiến nhiều mẹ lâm vào trạng thái bế tắc và tuyệt vọng do không biết cách giải quyết. Hơn nữa, sau sinh cảm xúc của mẹ thường rất nhạy cảm, luôn cảm thấy bất ổn với mọi thứ xung quanh. Dần dần những lo lắng và áp lực này sẽ tạo nên nỗi ám ảnh lớn khiến cho tâm lý mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Stress sau sinh là nỗi lo lớn của nhiều chị em phụ nữ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở phụ nữ sau sinh

Một vài nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng mẹ bị stress sau khi sinh con:

Áp lực việc chăm con

Stress về việc chăm sóc con cái là điều thường thấy ở nhiều bà mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu. Bởi bé mới sinh thường dễ quấy khóc về đêm, thậm chí là ốm vặt khiến tâm lý mẹ trở nên hoang mang. Nếu mẹ phải tự mình chăm sóc con mà không có sự hỗ trợ từ người thân thì mẹ càng dễ bị stress hơn.

Thay đổi của cơ thể

Sau khi sinh, nồng độ estrogen, progesterone và Hormones tuyến giáp trong cơ thể mẹ bị giảm đột ngột. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất và tinh thần của mẹ. Ngoài ra, những vấn đề như tăng cân, rạn da, xệ ngực sau khi sinh cũng khiến mẹ trở nên tự ti về chính mình. 

Mất cân bằng nội tiết tố nữ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sức khỏe suy giảm

Sau sinh sức khỏe các mẹ đều suy giảm đi rõ rệt do bị mất máu nhiều khi sinh nở. Ngoài ra, việc cung cấp không đủ các dưỡng chất cần thiết sau sinh cũng khiến cơ thể mẹ lâu hồi phục. Khi sức khỏe yếu sẽ là điều kiện thuận lợi khiến mẹ dễ bị stress hơn. 

Trầm cảm sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Sưu tầm Internet)

5+ Dấu hiệu cho biết mẹ sau sinh bị stress 

Theo các chuyên gia tâm lý, triệu chứng của stress thường sẽ xuất hiện sau khi sinh từ 2 – 3 tháng. Nếu chú ý, người thân có thể phát hiện sớm với các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Rối loạn giấc ngủ: Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy ở những người bị stress sau sinh. Các sản phụ thường cảm thấy thao thức, bồn chồn khó đi vào giấc ngủ dù cơ thể rất mệt mỏi.

  • Suy nhược cơ thể: Mẹ sau sinh luôn có tâm trạng bất an, đau khổ bao trùm lên cuộc sống của mình mà không thể thoát ra được. Bởi lẽ đó mà các mẹ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên cả về tinh thần và thể chất. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể trầm trọng.

  • Rối loạn ăn uống: Trầm cảm, stress thường khiến cho mẹ sau sinh chán ăn, hoặc là ăn nhiều hơn so với bình thường. Điều này gây ra chứng rối loạn ăn uống, khó kiểm soát ở phụ nữ. Dù đây được coi là điều bình thường nhưng nếu xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như mất ngủ, lo âu căng thẳng thì không nên xem thường. Bởi rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh bảo bệnh tâm lý nguy hiểm

  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng: Đây cũng là một trong những dấu hiệu của vấn đề stress khi sau sinh thường thấy hiện nay. Biểu hiện thường thấy là các mẹ hay lo nghĩ nhiều, tâm trạng bất an, căng thẳng và khó thư giãn được. Nếu không khắc phục kịp thời những lo lắng này có thể sẽ biến thành nỗi ám ảnh với các mẹ. 

  • Giảm ham muốn tình dục: Sau khi sinh, sự sụt giảm đột ngột của nội tiết tố estrogen khiến nhiều sản phụ mất hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục. Về lâu dài, nếu tình trạng trầm cảm không được chữa khỏi kịp thời sẽ tạo ra khoảng cách lớn giữa hai vợ chồng. 

Mẹ sau sinh bị stress thường có tâm trạng lo lắng, căng thẳng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Hậu quả khi mẹ bị stress kéo dài

Trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm. Mức độ của bệnh ngày càng nặng có thể sẽ những hậu quả như sau :  

Ảnh hưởng tới mẹ

Đối với mẹ, stress sau khi sinh kéo dài sẽ khiến sức khỏe mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Biểu hiện dễ nhận thấy đó là rất hay mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ thường xuyên, thiếu chất để gọi sữa về... Thậm chí, nếu tình trạng bệnh trở nặng có thể mẹ sẽ làm ra những hành động nguy hiểm như: tự tử, sát hại con,... Hơn nữa, stress kéo dài còn khiến cho mối quan hệ xung quanh của mẹ trở nên căng thẳng, không vui vẻ như trước.

Stress kéo dài khiến sức khỏe mẹ bị suy giảm nhanh chóng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng tới con

Trầm cảm sau sinh kéo dài có thể làm chất lượng sữa mẹ giảm đi, khiến sức khỏe bé bị ảnh hưởng. Đồng thời, nó còn khiến mối quan hệ giữa mẹ và bé gặp vấn đề, chẳng hạn như bé bị thiếu tình thương của mẹ.

Stress khiến mẹ không thể bé một cách tốt nhất (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ảnh hưởng đến gia đình

Trầm cảm sau sinh kéo dài cũng ảnh hưởng ít nhiều đến không khí gia đình, nhất là tình cảm vợ chồng. Stress chính là rào cản vô hình khiến cho vợ chồng khó có thể vui vẻ, hạnh phúc như bình thường. Nếu không có hướng giải quyết kịp thời có thể sẽ khiến mái ấm của bạn bị tan vỡ.

Stress sau sinh kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách khắc phục tình trạng stress sau sinh con 

Stress sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của sản phụ nên việc phát hiện và khắc phục sớm là điều rất cần thiết. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng này, hãy thực hiện ngay 3 cách làm dưới đây:

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Đây là cách khắc phục stress sau sinh đầu tiên và cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp các mẹ mau chóng ổn định trở lại. 

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, các mẹ nên ăn uống đầy đủ các loại chất. Trong đó, mẹ nên thường xuyên bổ sung các nhóm dưỡng chất như protein, vitamin, khoáng chất, omega -3. Bởi những chất này khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh. Nhờ đó tâm lý và cảm xúc của mẹ sẽ được thư giãn, cân bằng hơn. 

Đồng thời, mẹ nên thường xuyên tập thể dục và ngủ nghỉ điều độ hơn. Cụ thể, mẹ nên tập luyện một số bộ môn như yoga, đi bộ, bơi 30 phút mỗi ngày để giải phóng năng lượng, nâng cao sức khỏe. Và đừng quên nghỉ ngơi đủ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày mẹ nhé. 

Nếu tuân thủ sinh hoạt theo chế độ này, chắc chắn rằng chỉ sau một thời gian ngắn không những giúp tinh thần mẹ được thoải mái mà sức khỏe cũng được nâng cao.

Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh giúp mẹ khắc phục stress hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận tư vấn từ bác sĩ

Mẹ bị trầm cảm nên đến bệnh viện kiểm tra và xác định hiện trạng, nghe theo lời khuyên từ bác sĩ. Việc phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách sẽ giúp bệnh tình của mẹ nhanh chóng thuyên giảm hơn.Trong trường hợp bệnh tình trở nặng, mẹ nên dùng thuốc theo bác sĩ kê khai và hướng dẫn.

Mẹ nên đến gặp bác sĩ thăm khám để khắc phục được tình trạng stress nhanh chóng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc sở thích cá nhân

Tình trạng trầm cảm sau sinh của mẹ sẽ cải thiện nhanh chóng nếu mẹ quan tâm chăm sóc bản thân. Quan tâm sở thích cá nhân sẽ làm tinh thần mẹ trở nên thoải mái và bớt căng thẳng rõ rệt. Những lúc rảnh rỗi mẹ hãy chơi các trò chơi giải trí lành mạnh, gặp gỡ bạn bè, thư giãn,...

Xem thêm:

  1. Cảnh báo nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nam giới ngày càng tăng
  2. Top 10+ cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh ở nữ giới tốt nhất
  3. 3+ Điều chồng nên làm khi vợ trầm cảm sau sinh giúp nhanh khỏi bệnh

Chăm sóc sở thích của bản thân giúp tinh thần mẹ bớt căng thẳng (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách giúp mẹ phòng ngừa bị stress sau sinh

Stress sau khi sinh là loại bệnh mà bất kỳ phụ nữ nào cũng không muốn mình mắc phải. Vì vậy để sức khỏe thể chất và tâm lý được ổn định, mẹ nên có cách phòng ngừa đúng cách. Dưới đây là 3 cách giúp các mẹ phòng ngừa bị trầm cảm sau sinh mà mẹ có thể tham khảo

  • Tạo thói quen viết nhật ký: Nhiều chuyên gia tâm lý khuyên mẹ sau sinh nên viết nhật ký vì đây là một cách mở lòng và giải tỏa tâm lý. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chứng minh rằng thói quen viết nhật ký rất tốt cho sức khỏe tinh thần, giúp quá trình điều trị bệnh được tốt hơn. 

  • Lên kế hoạch cho công việc và chăm sóc gia đình: Đây là biện pháp giúp mẹ không còn cảm thấy căng thẳng, ôm đồm nhiều việc một lần nữa. Đồng thời, khi mẹ xây dựng được kế hoạch rõ ràng sẽ giúp mẹ có được nhiều thời gian để chăm sóc bản thân hơn.

  • Cởi mở trong giao tiếp: Cởi mở chia sẻ các vấn đề khó khăn khi chăm sóc con cũng là một cách rất hữu ích giúp mẹ tránh được nguy cơ stress sau sinh. Khi đó tâm trạng mẹ sẽ trở nhẹ nhõm và tâm hơn khi nói ra đường hết những lo nghĩ trong lòng. Đồng thời, sau một cuộc trò chuyện các mẹ còn nhận thêm những lời khuyên chân thành giúp ích cho quá trình chăm sóc con.

Ba cách giúp các mẹ phòng ngừa bị trầm cảm sau sinh hiệu quả (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Stress sau sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người mẹ nào, do đó việc nhận biết và điều trị sớm là rất cần thiết. Hy vọng, bài viết đã mang đến cho các mẹ những kiến thức hữu ích giúp hành trình làm mẹ được trọn vẹn hơn. 

Postpartum stress and infant outcome: A review of current literature - Truy cập ngày 17/05/2022

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31962260/

It’s Possible to Have a Postpartum Syndrome That Isn't Postpartum Depression - Truy cập ngày 17/05/2022

https://www.glamour.com/story/what-you-should-know-about-postpartum-stress-syndrome

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey