Stress sau sinh là hiện tượng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, lo lắng, buồn chán xuất hiện sau khi sinh. Tình trạng này có thể nhẹ hay nặng sẽ tùy thuộc vào việc có phát hiện sớm và được điều trị kịp thời hay không. Vậy mẹ nên làm gì để giảm stress sau sinh?
Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: tập yoga, đi bộ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hoạt động thể chất thường xuyên là phương pháp giúp giảm stress sau sinh hiệu quả. Ngoài ra, việc mẹ tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày còn giúp nâng cao sức khỏe, mau lấy lại dáng vóc ban đầu.
Do đó, những mẹ đang có dấu hiệu stress sau sinh thì hãy dành chút thời gian mỗi ngày để tập luyện thể thao. Hai bộ môn thể thao tốt để giảm stress sau sinh mà mẹ có thể thử đó là tập yoga và đi bộ.
Bổ sung dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Do đó, các mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và có đủ sữa cho bé bú. Hơn nữa việc tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm còn là một cách làm giảm stress sau sinh rất hiệu quả. Tốt nhất, trong chế độ dinh dưỡng sau sinh các mẹ cần chú ý những điều sau:
-
Mẹ nên ăn uống đủ bữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, mỗi bữa ăn mẹ nên bổ sung đủ bốn nhóm chất.
-
Mẹ hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như: cá, thịt nạc, thịt gà, trứng, sữa làm từ đậu.
-
Phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều rau củ quả tươi để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Đồng thời, khi ăn nhiều rau củ còn giúp làm giảm stress và ngăn ngừa táo bón sau sinh hiệu quả.
-
Mẹ bầu sau sinh tuyệt đối không nên ăn các món ăn chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều dầu mỡ và ít dưỡng chất.
-
Mỗi ngày, mẹ hãy cố gắng uống đủ 2 – 2.5 lít nước, để có được nhiều sữa và hỗ trợ hệ thần kinh tốt hơn.
-
Sau khi sinh mẹ tuyệt đối không được tiêu thụ những loại thức uống có chứa caffeine. Bởi chúng có thể sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Giải trí lành mạnh: đọc sách, xem phim, nghe nhạc
Đọc sách, xem phim và nghe nhạc là một trong những phương thuốc giúp mẹ sau sinh chữa lành cảm xúc thần kỳ. Một cuốn sách truyền cảm hứng, một phim hài hước hay một bản nhạc vui tai có thể giúp mẹ trở nên bình tĩnh, dễ chịu và thư thái hơn.
Đọc sách, xem phim và nghe nhạc không chỉ giúp xoa dịu căng thẳng mà còn tiếp thêm năng lượng tích cực để các mẹ hăng hái, yêu đời hơn. Vì vậy, mỗi khi rảnh rỗi mẹ hãy chọn cho mình những cuốn sách, bộ phim hay bản nhạc yêu thích để thưởng thức nhé.
Chăm sóc tốt cho bản thân
Chăm sóc bản thân thật tốt cũng là một trong những cách giúp mẹ giảm và tránh được stress sau sinh hiệu quả. Khi mẹ có sức khỏe tốt sẽ giúp tâm trạng trở nên thoải mái và việc chăm sóc bé cũng trở nên dễ dàng hơn. Hằng ngày, mẹ có thể chăm sóc bản thân bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, làm những điều mình thích như: cắm hoa, làm đẹp, nghe nhạc,...
Top 8+ cuốn sách về trầm cảm sau sinh cực hay mẹ nên đọc thử
Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa
Bài test trầm cảm sau sinh - Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS) là gì?
Nghỉ ngơi đầy đủ
Sau khi sinh, hầu hết các mẹ đều bị mất ngủ do chưa biết cách cân bằng giữa nghỉ ngơi và chăm sóc con cái. Về lâu dài, việc mất ngủ sẽ khiến cơ thể mẹ bị kiệt sức, mất sữa, dễ bị rối loạn cảm xúc.
Do đó, để khắc phục được tình trạng này nhiều chuyên gia khuyên mẹ nên cố gắng ngủ nghỉ đầy đủ. Tốt nhất, mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi khi bé ngủ thay vì làm những công việc khác như dọn nhà, giặt quần áo,... Nếu có thể mẹ hãy nhờ người thân hoặc thuê bảo mẫu chăm bé để bản thân có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn.
Gặp gỡ với bạn bè
Khi các mẹ cảm thấy quá căng thẳng và mệt mỏi với việc chăm sóc con cái, mẹ hãy đi ra ngoài và gặp gỡ bạn bè. Việc mẹ đi giao lưu, gặp gỡ bạn bè sẽ giúp tâm trạng trở nên thoải mái, giảm bớt lo âu. Đồng thời, sau cuộc trò chuyện các mẹ còn nhận được những lời khuyên đáng giá, có lợi cho quá trình chăm con sau sinh.
Hẹn hò với chồng
Ngoài việc gặp gỡ với bạn bè, mẹ sau sinh hãy cố gắng dành chút thời gian cuối tuần để đi hẹn hò với chồng. Một buổi hẹn hò lãng mạn không chỉ giúp cho tâm trạng mẹ được thoải mái, mà còn làm mối quan hệ thêm bền chặt.
Cởi mở chia sẻ khi có vấn đề
Mẹ bị stress sau khi sinh đừng nên cố gắng giấu đi cảm xúc, mà hãy cố gắng cởi mở chia sẻ khi có vấn đề. Mẹ có thể ngồi lại tâm sự với những người thân thiết như chồng, bạn thân, cha mẹ về sự lo lắng và cảm giác hiện tại. Việc trút bỏ được hết sự buồn phiền qua việc nói chuyện với người khác cũng là một phương pháp giảm stress rất hiệu quả.
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Top 10+ cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh ở nữ giới tốt nhất
- Trầm cảm sau sinh nguy hiểm thế nào và 3 hậu quả không thể phớt lờ
Học thêm kiến thức, kỹ năng mới
Mẹ bị stress sau sinh phải làm sao? Một cách giúp mẹ có được tinh thần phấn chấn khi bị stress đó là học thêm kiến thức, kỹ năng mới. Mẹ có thể học nấu ăn, vẽ tranh, chơi đàn hoặc bất cứ những thứ mà mẹ thấy hay và yêu thích. Khi mẹ thực hiện việc làm này sẽ giúp mẹ mau chóng quên đi muộn phiền và mở mang thêm nhiều điều hơn. Vì vậy, mẹ hãy tranh thủ khoảng thời gian này để trau dồi và cải thiện bản thân nhé.
Dạy con mỗi ngày
Có thể mẹ chưa biết, việc mẹ dạy con mỗi ngày cũng là một cách giúp mẹ giảm tình trạng stress sau sinh rất hữu hiệu. Sự tương tác qua lại giữa mẹ và bé không những giúp trẻ học được nhiều điều mà còn làm tâm trạng mẹ được vui vẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang bị stress hãy thử ngồi lại với con và dạy cho bé những điều xoay quanh cuộc sống nhé
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu về 10 cách giúp mẹ giảm stress sau sinh hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng, các mẹ sẽ mau chóng lấy lại tinh thần và có một sức khỏe thật tốt để chăm sóc con yêu. Hẹn gặp lại các mẹ bỉm thân yêu ở những bài viết tiếp theo tại Monkey.edu.vn.
Simple Ways to Help Reduce Stress and Anxiety after Baby - Truy cập 30/4/2022
https://www.lancastergeneralhealth.org/health-hub-home/motherhood/fourth-trimester/simple-ways-to-help-reduce-stress-and-anxiety-after-baby
Interventions to reduce postpartum stress in first-time mothers: a randomized-controlled trial - Truy cập 30/4/2022
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4287538/