Trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, việc điều trị bệnh trầm cảm đúng cách rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Vậy nhưng, hội chứng trầm cảm sau sinh có chữa khỏi được không? Trầm cảm sau sinh có nguy cơ bị lại không? Để giải đáp những câu hỏi này, mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Hậu quả nghiêm trọng khi mẹ sau sinh mắc trầm cảm
Trầm cảm sau sinh là hội chứng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy tham khảo nội dung sau để biết bạn cần cảnh giác và thận trọng với hội chứng trầm cảm.
-
Ảnh hưởng tới bản thân: Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ có những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình. Bởi trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải một số tình trạng như mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi kéo dài. Điều này dẫn đến sự suy nhược về cả thể chất lẫn tinh thần.
-
Ảnh hưởng tới con: Trong giai đoạn này, dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào người mẹ. Vì vậy, khi cơ thể mẹ suy nhược sẽ dẫn đến chất lượng sữa giảm sút, dinh dưỡng cho bé cũng bị kém đi. Điều này tạo ra ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất của em bé. Ngoài ra, sự phát triển cảm xúc của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực từ mẹ.
Bệnh trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không?
Trầm cảm có thể chữa khỏi không là vấn đề rất nhiều mẹ thắc mắc. Ngày nay, tỷ lệ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh ở cả nam và nữ giới ngày càng tăng cao, tạo ra vô số hệ lụy nguy hiểm. Bởi lẽ đó, các chuyên gia y tế, bác sĩ cũng khuyến cáo khá nhiều biện pháp điều trị trầm cảm sau sinh. Vậy nhưng, những biện pháp này có thực sự hiệu quả hay không? Bệnh trầm cảm sau sinh có thể chữa hết được không?
Câu trả lời là CÓ nhé.
Trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm lý xảy ra ở cả nam và nữ giới, do nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có sự thay đổi nội tiết trong cơ thể và những tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, những phương pháp như tâm lý, sử dụng thuốc, rèn luyện thể chất có khả năng chữa hết trầm cảm.
Với mỗi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp, mang đến hiệu quả tốt nhất. Trong đó, mẹ có thể tham khảo 3 hình thức điều trị sau.
Trầm cảm sau sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng ngừa
Top 8+ cuốn sách về trầm cảm sau sinh cực hay mẹ nên đọc thử
Top 7+ thực phẩm giúp mẹ giải đáp: Trầm cảm sau sinh nên ăn uống gì?
3 Cách điều trị trầm cảm hiệu quả nhất hiện nay
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh, hãy tham khảo chi tiết 3 cách điều trị sau nhé.
Điều trị tại nhà
Đây là phương pháp điều trị phù hợp những người mới “chớm” xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm. Khi lựa chọn cách điều trị này, người bệnh cần tuân thủ một số chế độ ăn uống, dinh dưỡng, rèn luyện thể chất để cải thiện tình trạng.
Cụ thể, bạn cần ưu tiên những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như protein, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, bạn cần kết hợp những thực phẩm chứa nhiều acid amin và omega -3. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng có tác dụng ổn định và cân bằng cảm xúc.
Ngoài ra, bạn cần kết hợp với chế độ vận động khoa học, tốt cho sức khỏe. Một số môn thể thao nên cân nhắc trong giai đoạn này gồm: bơi, yoga, thiền, đi bộ.
Điều trị tâm lý
Đây là phương pháp điều trị phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn trung của bệnh. Lúc này, việc điều trị trầm cảm tại nhà sẽ ít có hiệu quả, người bệnh cần đến viện để khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Phương pháp tư vấn tâm lý là việc bệnh nhân thực hiện thăm khám, chia sẻ vấn đề với bác sĩ có chuyên môn. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá và tư vấn cho bạn phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh.
Cách điều trị này khá an toàn, ít xảy ra phản ứng phụ do không cần dùng thuốc, khỏi bệnh dựa vào những tác động tâm lý, được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng.
Điều trị bằng thuốc
Với những bệnh nhân ở thời kỳ nặng, nguy hiểm của bệnh, các phương pháp điều trị tại nhà và tâm lý sẽ có tác dụng khá chậm. Trong khi đó, tình trạng của bệnh đang ở mức độ cấp thiết. Vì vậy, việc dùng thuốc để ổn định trạng thái, tinh thần của bệnh nhân là cách được ưu tiên hàng đầu.
Khi này, bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và đưa ra đánh giá tổng quan về tình trạng bệnh. Đồng thời tìm hiểu về tiền sử bệnh của bệnh nhân để đưa ra đơn thuốc phù hợp.
Khi nhận được đơn thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng sử dụng mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Ngoài ra, khi xảy ra bất kỳ phản ứng phụ với thành phần của thuốc, cần ngưng sử dụng và xin ý kiến từ bác sĩ.
Mẹ khỏi trầm cảm sau sinh có mắc lại không?
Trầm cảm sau sinh là hội chứng tâm lý CÓ THỂ CHỮA KHỎI hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thắc mắc về việc bị lại của nó. Và đúng như những gì bạn còn băn khoăn, trầm cảm sau sinh là hội chứng CÓ THỂ BỊ LẠI nhiều lần. Ngay cả khi mẹ đã sinh em bé rất lâu vẫn có thể bị lại. Vậy lý do của nó là gì?
Rất dễ hiểu, khi mẹ đã có tiền sử trầm cảm, định lực tinh thần của mẹ thường kém hơn so với người bình thường. Vì vậy, ý chí của mẹ rất dễ bị tác động và kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Trong đó có những vấn đề về môi trường, tâm lý, mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, việc bị lại hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này nhé. Bởi chúng ta có cách ngăn ngừa nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. Mẹ hãy tham khảo và rèn luyện để tránh khỏi hội chứng bệnh nguy hiểm này nhé.
Xem thêm:
- Top 5+ phương pháp điều trị tâm lý sau sinh hiệu quả nhất
- Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
- Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
3+ Cách ngăn ngừa nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh hiệu quả
Sau đây là 3 cách ngăn ngừa nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cực kỳ hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh nhé.
-
Ăn uống lành mạnh: Ngoài việc bổ sung những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như khuyến cáo ở trên, mẹ cần tuyệt đối tránh đồ ăn, đồ uống có chất kích thích. Chẳng hạn như: cafe, rượu bia, nước uống có ga, socola,...
-
Sinh hoạt điều độ: Mẹ nên áp dụng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ để cơ thể được chăm sóc tốt nhất. Trong đó, mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ (8-10 tiếng/ ngày), tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng giờ. Đặc biệt, mẹ nên thường xuyên thăm khám sức khỏe theo định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình nhé.
-
Suy nghĩ tích cực: Suy nghĩ tích cực, lạc quan là việc không thể thiếu nếu mẹ muốn tránh xa hội chứng trầm cảm. Để hình thành được lối suy nghĩ này, mẹ nên quan tâm, chăm sóc những sở thích của bản thân, dành thời gian cho chính mình. Đồng thời hãy thường xuyên quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh nhé.
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã trả lời được câu hỏi trầm cảm sau sinh có chữa được không rồi phải không nào. Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này. Qua đó, mẹ sẽ lập cho mình một chế độ sinh hoạt phù hợp để điều trị và ngăn ngừa tốt. Monkey chúc mẹ sẽ có một khoảng thời gian sau sinh mạnh khỏe và vui vẻ.