zalo
Trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào? 3 Dấu hiệu cảnh báo rõ rệt
Tâm lý sau sinh

Trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào? 3 Dấu hiệu cảnh báo rõ rệt

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

16/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trầm cảm sau sinh là hội chứng nguy hiểm với tỷ lệ mắc ngày càng cao. Vậy trầm cảm sau sinh xảy ra khi nào? Những dấu hiệu nào cho biết phụ nữ mắc bệnh trầm cảm? Để giải đáp những câu hỏi trên, các mẹ hãy tham khảo bài viết sau đây nhé. 

Trầm cảm sau sinh xảy ra khi nào? 

Trầm cảm là một hội chứng tâm lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Thông thường, các dấu hiệu cảnh báo trầm cảm sẽ tiến triển từ rất nhẹ cho đến nặng. Vì vậy, người bệnh sẽ khó phát hiện kịp thời khi bệnh mới chớm xuất hiện. 

Trầm cảm rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy trầm cảm sau sinh thường xảy ra khi nào? 

Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm sau sinh thường có biểu hiện rõ rệt vào khoảng 2 đến 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh có thể bắt đầu xuất hiện từ 3 đến 4 tuần sau sinh. 

Về cơ bản, thời điểm 3 đến 4 tuần sau sinh có thể xem là giai đoạn bắt đầu của hội chứng Baby Blues - tiền trầm cảm, với mức độ rất nhẹ. Vì thế, phụ nữ thường không để ý và phát hiện kịp thời trong giai đoạn này. 

Từ 2 đến 3 tháng sau sinh, đây là thời điểm bệnh đã có biểu hiện rõ rệt. Tâm lý, sức khỏe thể chất và tinh thần người bệnh bắt đầu uể oải, là dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Vì vậy, mẹ sau sinh hãy hết sức lưu ý đến tinh thần, cảm xúc của mình trong những tháng đầu tiên. Nhờ đó, mẹ có thể phát hiện các bệnh lý kịp thời nếu có xuất hiện, và điều trị kịp thời, tránh trở nặng. 

Trầm cảm thường xuất hiện từ 3 đến 4 tháng sau khi sinh em bé (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo một người mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm gọn trong 3 dấu hiệu sau: 

  • Tinh thần sa sút: Mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, suy nghĩ rời rạc, rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường. 

  • Sức khỏe suy giảm: Mẹ sẽ gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, chán ăn, thậm chí nôn mửa. Đồng thời, cơ thể mẹ luôn trong trạng thái uể oải.

  • Lâm vào trạng thái trầm uất: Khi này, mẹ xuất hiện tình trạng ngại giao tiếp, chia sẻ với người thân, người xung quanh. Đồng thời. trong đầu thường xuất hiện các tình huống suy diễn và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. 

Tinh thần sa sút, sức khỏe kém là những dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu cho thấy mẹ bị mắc trầm cảm sau sinh nghiêm trọng

Khi mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu rõ ràng, nguy hiểm sau:

  • Có ý định tự tử, làm hại con: Suy nghĩ muốn giải thoát trong đầu mẹ lúc này cực kỳ lớn. Và họ thường lựa chọn giải thoát bằng cách tự tử, làm hại chính mình và con. 

  • Luôn trong suy nghĩ đổ lỗi, quy chụp: Mẹ sau sinh mắc bệnh trầm cảm thường mang tâm lý đổ lỗi. Mọi vấn đề đều được quy chụp và đổ lỗi lên những người xung quanh. Có thể nói rằng, suy nghĩ của mẹ sau sinh khi này là “cả thế giới nợ mình”. 

  • Sức khỏe, tinh thần sa sút nghiêm trọng: Tình trạng sức khỏe của những mẹ trầm cảm nghiêm trọng cực kỳ đáng báo động. Họ rơi vào trạng thái suy yếu về cả thể chất và tinh thần. Họ thậm chí không đủ minh mẫn để chăm sóc cho chính mình, cần người hỗ trợ 24/24. 

Mẹ bị trầm cảm nặng thường có suy nghĩ tự tử (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3+ Cách điều trị trầm cảm cho mẹ sau sinh hiệu quả

Có thể thấy rằng, trầm cảm sau sinh là bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng, có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì vậy, mẹ hãy tham khảo một số phương pháp điều trị sau để có thể yên tâm hơn nhé. 

Điều trị tư vấn tâm lý

Là cách điều trị bài bản với những bác sĩ có chuyên môn nghiệp vụ tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Qua đó, mẹ bị trầm cảm sẽ có phác đồ và lộ trình điều trị bài bản hơn. Mẹ cùng vì thế sẽ có khả năng nhanh hết bệnh hơn. 

Thông thường, những mẹ ở giai đoạn giữa của trầm cảm sau sinh sẽ lựa chọn cách điều trị này. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quên kết hợp với phương thức điều trị tại nhà để bệnh nhanh chuyển biến tốt nhé. 

Điều trị bằng cách tư vấn tâm lý sau sinh (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị tại nhà

Đây là hình thức điều trị nhẹ nhàng, phù hợp cho những đối tượng mới chớm trầm cảm. Khi điều trị theo cách ngày, người bệnh sẽ thông qua các hình thức rèn luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, nâng cao tinh thần để nhanh khỏi bệnh. Cụ thể, kế hoạch điều trị sẽ được thực hiện như sau: 

  • Rèn luyện sức khỏe: Tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút để giải phóng năng lượng, tinh thần. Thông qua các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, bơi lội, đi bộ, người bệnh sẽ cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần được cải thiện đáng kể. 

  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ này bao gồm bổ sung dưỡng chất giúp nhanh hồi phục sức khỏe, bao gồm: Protein, vitamin khoáng chất, tinh bột, đạm,... Đồng thời, mẹ cũng cần chú trọng bổ sung một số thực phẩm có tác dụng giảm căng thẳng như acid amin, omega-3,... Đặc biệt, mẹ tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như nicotin, cafein trong thời kỳ này. Bởi chúng sẽ làm ức chế thần kinh, căng thẳng tinh thần của mẹ. 

Xem thêm:

  1. Những loại thuốc điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả
  2. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh

Điều trị thuốc

Điều trị thuốc là cách điều trị bắt buộc với những bệnh nhân ở mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi sử dụng cách điều trị này, mẹ cần trả qua quá trình thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc phù hợp với tình hình bệnh của mỗi người. 

Thông thường, thuốc điều trị trầm cảm sau sinh sẽ là các loại thuốc an thần, nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ cần tuân thủ 100% lộ trình và liều lượng bác sĩ đã kê. Đồng thời, hãy dừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc. Và đừng quên việc thăm khám kỹ lưỡng trước khi có quyết định dùng thuốc nhé. 

Điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đến đây, chắc hẳn mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi trầm cảm sau sinh xuất hiện khi nào. Mẹ hãy lắng nghe từng thay đổi nhỏ của cơ thể để tránh rơi vào tình trạng bệnh nguy hiểm như trên nhé. Monkey chúc mẹ sẽ có một hành trình mới, với vai trò mới thật hạnh phúc và tuyệt vời. 

Nguyễn Hậu
Nguyễn Hậu

Tôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey