Giai đoạn 9 tháng chính là thời gian mà ngoài việc bú sữa mẹ, trả cần được ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ ở thời điểm này là rất quan trọng. Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 9 tháng tuổi được nhiều mẹ áp dụng rất thành công. Bài viết dưới đây, sẽ gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bé 9 tháng cần bổ sung những gì?
Nhu cầu về chất dinh dưỡng của trẻ thực tế rất lớn, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về dinh dưỡng càng cao. Do đó, trong những năm đầu đời trẻ phát triển rất nhanh. Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ được khuyến khích nên bú mẹ hoàn toàn. Sau 6 tháng nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ tăng cao, khi đó mẹ phải kết hợp ăn dặm cho bé để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Nhất là ở thời điểm trẻ 9 tháng tuổi trẻ vấn đề dinh dưỡng phải được chú trọng cao hơn.
Nhiều mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng vì giai đoạn này trẻ cần bổ sung những dưỡng chất như sau:
Protein
Nhu cầu protein hàng ngày của trẻ 9 tháng là khoảng 1,4g/kg để đảm bảo nhu cầu phát triển xương, cơ và các mô. Phụ huynh nên chú ý cho trẻ sử dụng protein có giá trị sinh học cao từ 80-85% như sữa, thịt, cá và trứng.
Lipid
Lipid có đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn năng lượng và các acid béo cần thiết cho quá trình hấp thu các vitamin và khoáng chất. Nhu cầu về lipid của trẻ 9 tháng tuổi còn phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và lượng sữa trẻ bú được bao nhiêu.
Glucid
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy 8% glucid trong sữa mẹ là lactose rơi vào khoảng 7g/100ml. Trong chế độ ăn uống của trẻ cần có 37% năng lượng do glucose, lượng glucid trong thực đơn của trẻ có thể thay đổi bởi các loại thức ăn khác nhau khi nhu cầu năng lượng của trẻ thay đổi.
Vitamin
Đối với trẻ 9 tháng tuổi việc cung cấp vitamin C cho trẻ là rất cần thiết. Lượng vitamin tan trong nước thì sữa mẹ cung cấp đầy đủ nhu cầu cho trẻ 9 tháng khí người mẹ được ăn uống đầy đủ. Nhu cầu về vitamin đối với trẻ 9 tháng tuổi như sau:
-
Vitamin B1: 0,35 mg
-
Vitamin B2: 0,45 mg
-
Vitamin B3: 4,1 mg
-
Vitamin C: 30,2 mg
-
Vitamin A: Trẻ mới sinh ra lượng vitamin A đã được dự trữ ở trong gan phụ thuộc vào tình trạng về dinh dưỡng của người mẹ. Trung bình nhu cầu vitamin A của trẻ 1 tuổi là 400 mcg/ngày.
-
Vitamin D: Trẻ em có sự phát triển rất nhanh về răng và xương nên nhu cầu về lượng vitamin D vào khoảng 200 đến 400 IU/ngày.
Các loại khoáng chất
-
Calci là khoáng chất cần thiết cho trẻ trong thời kỳ dưới 1 tuổi vì đây là quá trình mô xương và răng phát triển rất nhanh. Vì vậy, đòi hỏi lượng calci vào khoảng 400 đến 600mg/ ngày.
-
Sắt: Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng mẹ cần bổ sung sắt bởi để con phát triển được đầy đủ.
-
Kẽm: Đây là khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
Nguyên tắc cần ghi nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Khi trẻ từ 7 đến 8 tháng các mẹ chỉ cần cho con ăn 2 bữa bột mỗi ngày, những khi trẻ đạt 9 tháng tuổi thì mẹ cần cho trẻ ăn đủ 3 bữa. Nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều để trẻ có thể làm quen dần với các dạng thức ăn mới. Khi ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng mẹ cần chú ý thực hiện các nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc về độ thô
Giai đoạn bé 9 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn bé nhà bạn bắt đầu mọc răng, mẹ nên chó bé tạo nhai thay vì ăn những thức ăn xay nhỏ như trước đó. Bé cần được ăn dặm với thức ăn từ dạng cháo đặc, thêm đạm động vật như thịt, cá trứng mà không cần nghiền nhỏ. Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ một số loại thức ăn để trẻ cầm và nắm để bé có thể tập nhai.
Hàm lượng dưỡng chất và số lượng bữa ăn
Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn từ 2 đến 3 bữa mỗi ngày, mẹ nên chú ý khẩu phần ăn của con để nấu lượng cháo vừa đủ, hạn chế những để cháo qua đêm rồi nấu tiếp để cho trẻ ăn. Ăn dặm ở giai đoạn này, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu các nhóm chất sau:
-
Tinh bột bao gồm các thực phẩm như: Gạo, bột mì, nui, bún,...
-
Đạm có trong các loại thực phẩm như: Thịt lợn, thịt bò, thịt cá, trứng, thịt gà, hải sản, đậu hủ,...
-
Chất béo: Dầu ăn, bơ thực vật, mỡ cá,..
-
Vitamin và các khoáng chất: Các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng kiểu Nhật
Sau đây là những gợi ý về thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 9 tháng tuổi để các mẹ có thể thực hiện cho bé hàng ngày.
Cháo sườn rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy); Sườn non heo: 3 đến 4 miếng; Trứng gà: 1 lòng đỏ: Dầu ăn: 5g (khoảng 1 muỗng cà phê); Nước: 250ml (khoảng 1 chén đầy); Nước mắm; Rau củ tuỳ chọn.
Cách chế biến món ăn: Gạo tẻ đem vo sạch và ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo cùng một ít nước vào nồi nấu thành cháo. Rau củ làm sạch đem đi hấp chín hoặc luộc mềm có cắt thành miếng nhỏ hoặc nghiền để bé dễ ăn hơn. Lấy 1 lòng đỏ trứng gà đánh tan rồi đổ từ từ vào cháo. Múc cháo ra bát, trộn cùng với rau của tuỳ loại. Sau đó để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều là bé đã có thể thưởng thức được rồi.
Cháo óc heo rau cải
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ: 20g (khoảng 2 muỗng canh đầy); Óc heo: 30g (khoảng 2 muỗng canh); Rau cải: 30g (khoảng 2 muỗng canh đầy); Dầu ăn: 5g (khoảng 1 muỗng cà phê); Nước mắm.
-
Cách chế biến: Gạo tẻ đem vo sạch, và ngâm khoảng 30 phút. Nấu sôi gạo với nước, rau cải làm sạch đem luộc chín mềm sau đó đem băm nhuyễn hoặc xay. Óc heo bỏ lớp màng, các gân máu, sau đó đem tán nguyễn với nước cho vào cháo đã chín. Để cháo sôi lại từ 2 đến 3 phút. Nêm một chút nước mắm nhưng nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cuối cùng cho thêm rau đã băm nhuyễn vào cháo trộn đều. Cho ra chén và thêm một chút dầu ăn và khuấy đều.
Cháo gan gà
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo tẻ: 20g (khoảng 2 muỗng canh đầy); Gan gà : 30g (khoảng 2 muỗng canh); Khoai lang bí: 20g (khoảng 1 miếng ); Dầu ăn: 5g và một ít nước mắm.
-
Cách chế biến: Gạo tẻ đem vo sạch, ngâm khoảng 30 phút, nấu sôi cùng với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết các màng xơ và băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, đem tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo loãng. Cho gan gà, khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 đến 3 phút. Nêm một ít mắm nhạt hơn so với khẩu vị của bạn. Cho hành ngò đã cắt nhuyễn vào cháo nếu bé thích. Đổ cháo ra bát cho nguội và thêm một chút dầu ăn khuấy đều.
Súp rau cải
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rau cải xanh và nước.
-
Cách chế biến : Rau cải xanh bạn làm sạch và mang đi rửa sau đêm luộc với một ít nước. Nên đun từ từ khoảng 3 đến 5 phút cho rau mềm mà vẫn giữ được màu xanh. Sau đó với ra, băm nhuyễn hoặc đem đi xay nhỏ cùng một ít nước.
Súp khoai lang
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị : 2 củ khoai lang to; 1 củ hành tây; 4 chén nước dùng gà; gia vị, dầu ăn hoặc bơ.
-
Cách chế biến: Hành tây lột vỏ và thái nhỏ. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, sau đó gọt vỏ thái miếng nhỏ. Sau đó, bạn đun nóng dầu, xào hành tây chính mềm sau đó cho khoai vào xào cùng. Nêm một chút gia vị cho ngấm. Sau đó, cho nước dùng gà vào nồi, đung số với lửa nhỏ khoảng 25 phút. Khoai chín mềm, bạn nhắc khỏi bếp để nguội rồi dùng máy xay làm nhuyễn là được.
Cháo cà rốt
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Cháo 10 gam và cà rốt 10 gam.
-
Cách chế biến: Luộc cà rốt cho đến khi mềm thì lấy ra và nghiền nhuyễn sau đó trộn đều để trẻ ăn hoặc có thể để riêng cho trẻ ăn cũng được.
Khoai tây trộn sữa
-
Nguyên liệu của món khoai tây trộn sữa gồm có: Khoai tây 15 gam và sữa 15 ml.
-
Cách chế biến: Luộc chín khoai tây cho chín mềm rồi lấy ra và nghiền nhuyễn. Sau đó, đổ sữa vào và trộn lên cho sệt là có thể cho bé ăn được rồi.
Súp cá hồi
-
Nguyên liệu để chế biến món súp cá hồi thơm ngon dành cho bé 9 tháng bao gồm: Cá hồi 50g; Hành tây 30g; 30g phô mai; 50g măng tây; Sữa tươi 50ml, 200ml nước dùng gà.
-
Cách chế biến: Cá hồi mua về rửa sạch ngâm với sữa tươi để khử bớt mùi tanh, ướp cùng một chút hạt nêm rồi đem hấp. Khi cá chín để nguội và tách thịt cá nhỏ ra hoặc bạn có thể xay nhanh bằng máy. Măng và hành tây rửa sạch thái hạt lựu. Để lửa nhỏ cho một chút dầu ăn, xào thơm hành tây và măng tây, cho nước dùng gà vào và nấu trong khoảng 20 phút. Sau đó múc ra bát và cho thêm phần thịt cá hồi lên trên để bé thưởng thức.
Bơ nghiền sữa
-
Nguyên liệu: Bơ 50g, sữa tươi 50ml.
-
Cách chế biến: Chỉ cần rửa sạch bơ, cắt đôi bỏ hạt, lấy một lượng vừa ăn cho bé, cắt nhỏ ghiền nhuyễn hoặc có thể bỏ vào máy xay sinh tố. Sau đó cho thêm 50ml sữa tươi và trộn đều. Món bơ nghiền sữa là món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng cực kỳ dễ làm lại rất bổ dưỡng.
Xoài hấp
Với món xoài hấp bạn chỉ cần chuẩn bị xoài chín với lượng vừa đủ cho bé. Xoài bạn cắt thành miếng vừa ăn, sau đó mang đi hấp cách thuỷ trong khoảng 5 phút. Lấy ra để nguội và cho bé 9 tháng thưởng thức, bạn có thể cho bé ăn vào bữa xế hoặc dùng sau khi ăn bữa chính 30 phút.
Táo hấp
Món táo hấp cũng là món ăn khoái khẩu dành cho bé. Nguyên liệu cần chuẩn bị là táo tươi. Táo mua về bạn đem rửa sạch, gọt vỏ cắt thành những miếng vừa ăn sau đó đem hấp cách thuỷ khoảng 5 phút sau đó lấy ra cho bé sử dụng.
Lưu ý khi cho bé 9 tháng ăn dặm kiểu Nhật
Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Ăn từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc
Mẹ nên chú ý chế biến thực phẩm từ ít đến nhiều và từ loãng rồi đến đặc dâng cho bé. Vì nếu cho bé ăn nhiều và đặc sớm có thể bé sẽ khó nuốt vvaf không chịu hợp tác. Với chú ý này sẽ giúp quá trình ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng trở nên suôn sẻ hơn.
Không cho bé ăn gia vị
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường không cho bé ăn gia vị hoặc nêm gia vị rất nhạt. Như vậy, sẽ hình thành thói quen ăn nhạt cho bé, điều này tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của các bé.
Điều chỉnh độ thô phù hợp
Các mẹ nên chú ý điều chỉnh độ thô của thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của con. Khi bé đã 9 tháng tuổi, đang trong trong giai đoạn tập nhai nên mẹ hay để bé phát triển kỹ năng bằng cách chế biến các món ăn thô hơn, không cần phải nghiền thật nhỏ hoặc xay nhuyễn như giai đoạn 6 tháng tuổi. Bạn có thể sử dụng các loại củ quả hay trái cây cắt thành miếng dài để bé có thể cầm tay ăn.
Chế biến thực phẩm cần đảm bảo an toàn vệ sinh
Để đảm bảo an toàn thực phẩm các mẹ nên khử khuẩn và diệt trùng tất cả các dụng cụ chế biến thức ăn cho con để trẻ tránh bị nhiễm các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, khi các mẹ nên chọn những thực phẩm sạch, có nguồn gốc tự nhiên và an toàn về thực phẩm để chế biến món ăn cho bé.
Xem thêm:
Mách mẹ 5 thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng thơm ngon bổ dưỡng
Tham vấn từ chuyên gia: thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng tuổi là một phương pháp ăn dặm giúp bé bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để phát triển cả thể chất và trí tuệ. Đây là cách ăn cuống hiệu quả nên được nhiều bà mẹ ở Việt Nam áp dụng rất thành công. Các mẹ hãy tham khảo những thực đơn trên đây để có thể xây dựng được khẩu phần phù hợp nhất với bé.
1. Feeding Your 9-Month-Old: Food Ideas and a Sample Meal Plan - truy cập ngày 5/9/2022
https://www.healthline.com/nutrition/food-for-9-month-old
2. What to feed your baby - truy cập ngày 5/9/2022
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/7-9-months/