Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, ngủ không sâu giấc,... là những vấn đề thường gặp nhưng cũng là nỗi lo lắng của nhiều bố mẹ có con nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần tìm đúng nguyên nhân gây ra để có được giải pháp khắc phục hợp lý nhất.
5 nhóm nguyên nhân trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
Do dinh dưỡng
Có thể do trước khi đi ngủ, bố mẹ để trẻ ở tình trạng quá đói hoặc quá no. Hay do trẻ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày dẫn tới dinh dưỡng trong cơ thể dễ thiếu hụt. Có thể hiểu theo cách khác là do chế độ ăn uống của trẻ thất thường hoặc bị thay đổi như ăn các món ăn lạ, trẻ bị ép ăn… làm ảnh hưởng đến sự ổn định hệ tiêu hóa của trẻ.
Do thiếu chất
Nguyên nhân tiếp theo có thể là do cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các chất như: vitamin D, canxi, magie, photpho,... - ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền của hệ thần kinh. Thiếu Omega, DHA hay trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt cũng dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn.
Do bệnh lý
Ngoài ra việc trẻ khó ngủ còn có thể là do trẻ đang bị mắc giun kim, loại giun này thường đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, điều này làm cho bé 2 tuổi khó chịu không ngủ được.
Hay bé mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: ho, sốt, nghẹt mũi,... , các bệnh lý não bộ hay các bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng, viêm ruột,... cũng là những nguyên nhân làm giấc ngủ của bé không được ngon giấc.
Do tâm lý
Một lý do khác mà rất ít bố mẹ lưu ý đó chính chính là về vấn đề tâm lý của trẻ. Trẻ 2 tuổi đã có thể bắt đầu biết giao tiếp với mọi người xung quanh nên những cảm xúc trong ngày như: buồn, giận, khóc,lo lắng, vui vẻ... có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi ngủ, khiến bé 2 tuổi hay ngủ lăn lộn về đêm.
Do các yếu tố môi trường
Nguyên nhân cuối cùng và cũng thường phổ biến nhất đó là do phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều loại con trùng như muỗi, kiến hoặc trẻ mặc nhiều quần áo,...sẽ khiến trẻ không thoải mái. Phòng ngủ có quá nhiều ánh sáng hay phòng ngủ ẩm mốc, bụi, mùi hôi cũng sẽ làm giấc ngủ của bé khó được sâu giấc.
Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn có đáng lo không?
Vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn mặc dù được khá nhiều bố mẹ quan tâm và lo lắng, nhưng nhìn chung, đây không phải là việc đáng lo ngại nếu trẻ vào ban ngày vẫn hoạt động bình thường, tiếp thu kiến thức và lanh lẹ.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, trẻ em đang trong giai đoạn lớn lên cũng cần phải có một giấc ngủ ngon để tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ ngon không chỉ giúp trẻ thông minh, tập trung hơn mà còn giúp trẻ phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng, sức khoẻ) tốt hơn.
Xem thêm:
- [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ thở khò khè có nguy hiểm không?
- [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay lắc đầu có nguy hiểm không?
Giải pháp xử trí dành cho trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
Vậy để giúp con có một giấc ngủ ngon và sâu giấc thì bố mẹ cần phải làm như thế nào? Dưới đây là một số giải pháp bố mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ 2 tuổi ngủ đêm không còn lăn lộn.
Giải quyết tốt các nguyên nhân về dinh dưỡng, thiếu chất và bệnh lý
Các nguyên nhân xuất phát từ thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc do bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Chính vì thể bố mẹ không nên chủ quan để chúng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, mà cần phải giải quyết chúng càng sớm càng tốt..
Trẻ em cần được bổ sung liên tục vitamin D đến 18 tháng tuổi. Sau đó bổ sung cho trẻ khoảng 3-4 tháng/năm vào các đợt thiếu nắng hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên ở bên ngoài. Vitamin D sẽ giúp bé hấp thu canxi tốt hơn, giúp xương bé phát triển cứng cáp, tăng trưởng chiều cao và các vấn đề sức khoẻ khác..
Ngoài việc cho trẻ hấp thụ vitamin D qua ánh sáng tự nhiên, bố mẹ có thể sử dụng các sản phẩm chứa Vitamin D có thêm DHA để hỗ trợ cho hệ thần kinh của trẻ được tốt nhất.
Nếu trẻ ngủ hay lăn lộn do nguyên nhân bệnh lý như nghẹt mũi về đêm, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho bé với muối sinh lý hoặc muối ưu trương trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng sẽ giúp bé không mắc phải các vấn đề như viêm họng,... vì thế có thể giúp bé ngủ ngon hơn.
Giúp con có tâm lý tốt trước khi ngủ
Những cảm xúc, hoạt động trong ngày của trẻ rất dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ về đêm. Chính vì thế, hãy xem xét và lưu ý những cảm xúc, hành động của gia đình, trường học,... có vô tình làm gì khiến trẻ căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi không. Các hành động như la rầy, quát nạt rất dễ khiến bé bị giật mình khi ngủ.
Ngoài ra, bố mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Melatonin là hoạt chất có tác dụng giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc nhanh chóng theo cơ chế sinh lý của cơ thể và an toàn, không gây lệ thuộc. Tuy nhiên phải có sự cho phép của bác sỹ bố mẹ mới nên cho trẻ sử dụng.
Những thảo dược như: L - theanine (trà xanh, trà đen); trà hoa cúc, oải hương,... cũng có tác dụng giúp trẻ giảm căng thẳng.
Tạo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ
Đây là điều cơ bản nhất mà bố mẹ có thể giúp bé ngủ thoải mái hơn. Hãy tạo không gian ngủ yên tĩnh, không có ánh sáng mạnh và tránh cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
Phòng ngủ của bé cần phải được thoáng mát, nhiệt độ phòng vừa phải, hợp thời tiết, vệ sinh phòng bé thường xuyên để không có các côn trùng như kiến, muỗi,...làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển toàn diện của bé, chính vì thế bố mẹ không được chủ quan trước bất kỳ biểu hiện và hành vi nào của trẻ, đặc biệt là đối với tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn. Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ trên, bố mẹ đã có thể biết và có được giải pháp tốt nhất để giúp con có giấc ngủ thật ngon giấc.