zalo
[GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay lắc đầu có nguy hiểm không?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ hay lắc đầu có nguy hiểm không?

Hoàng Hà
Hoàng Hà

25/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hành động bé 1 tuổi ngủ hay lắc đầu, đung đưa toàn thân của trẻ trước khi ngủ thường làm cha mẹ rất lo lắng. Vậy hành động lắc đầu của trẻ là do đâu? Trẻ 1 tuổi ngủ hay lắc đầu có nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?

Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi ngủ lắc đầu

Các cử động nhịp nhàng mang tính rập khuôn và gắn liền với giấc ngủ nói trên được gọi chung là các rối loạn vận động nhịp nhàng. Hành vi này thường xuất hiện quanh giấc ngủ trưa và ngủ tối, và có thể sẽ tiếp tục duy trì khi bé tỉnh giấc trong đêm. Dưới đây là một số lý do phổ biến giải thích cho nguyên nhân vì sao bé hay lắc đầu:

Bé lắc đầu khi ngủ là bệnh chứ không đơn thuần là triệu chứng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bé đang mệt mỏi và đang muốn tự ru mình ngủ

Hiện tượng trẻ ngủ hay lắc đầu là cách mà bé con tự ru ngủ bản thân  khi con cảm thấy mệt mỏi. Hành động này như một cơ chế gây chóng mặt, dễ buồn ngủ và khiến chúng dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Trẻ kiểm soát cơ thể của mình

Hầu hết việc trẻ có động tác hay lắc đầu được xem như là một phần của việc kiểm soát cơ thể. Các cơ bắp của bé đang phát triển và muốn khám phá để hiểu thêm về cơ thể mình bằng việc bắt chước hành động của mọi người như ba mẹ, ông bà,.... Đôi khi đó chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể của mình hoạt động như thế nào mà thôi.

Trẻ đang bị viêm tai giữa

Trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm nướu và viêm tai giữa cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lắc đầu liên tục để cảm thấy thoải mái hơn. Việc bé 1 tuổi hay lắc đầu liên tục trong quá trình mọc răng cũng là điều khá phổ biến.

Viêm tai giữa cũng là nguyên nhân khiến bé lắc đầu (Ảnh: sưu tầm MABIO)

Bé 1 tuổi ngủ hay lắc đầu có nguy hiểm không?

Nếu trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường và chỉ có những hành vi này trước khi ngủ thì cha mẹ không cần lo lắng - đây chỉ là cách trẻ dùng để tự đưa mình vào giấc ngủ. Hiện tượng này gặp ở rất nhiều trẻ khỏe mạnh, thường bắt đầu ở độ tuổi 4-9 tháng (cũng có thể xuất hiện sớm hơn). 

Khi được 5 đến 6 tháng tuổi thì các bé sẽ thường lắc đầu hay thậm chí là vận động cả cơ thể của chúng chỉ vì sự hiếu động và tò mò của bé muốn biết rằng chúng có thể điều khiển cơ thể mình đến mức nào mà thôi. Hành động này thường tự mất đi khi bé lên 3 tuổi, nhưng có một số trường hợp lên đến 5 tuổi bé mới bỏ được hành vi này.

Tuy nhiên, nếu ba mẹ nhận thấy có những hành vi bất thường nào đi kèm với biểu hiện lắc đầu của trẻ thì cần phải lưu ý và đưa trẻ đến cơ sở khám bệnh uy tín để chữa trị.

  • Trẻ bị viêm tai giữa: Bé hay lắc đầu liên tục kèm theo các biểu hiện viêm hô hấp, mắt có ghèn, hay đưa tay lên kéo tai,… thì rất có thể bé đang bị viêm tai giữa. Lý do là khi bé nằm ngủ, chất dịch trong tai đổ về màng nhĩ khiến tai bé cảm thấy khó chịu. Đôi khi do bé không thể nói rõ ra được, do đó bé chỉ có thể biểu hiện bằng cách lắc đầu liên tục như một cách giúp con giảm bớt tình trạng ngứa ngáy.
  • Trẻ bị tự kỷ: Nếu chú ý thấy bé hay lắc đầu liên tục, kèm theo các biểu hiện không thích giao tiếp, không biết tiếp xúc bằng ánh mắt, không biểu lộ cảm xúc hay không phát triển các kỹ năng như bò, đứng,..thì rất có thể trẻ đã bị hội chứng tự kỷ. Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên khoa liên quan, để được kiểm tra bệnh một cách chính xác nhất.
  • Trẻ thiếu canxi: Thiếu canxi cũng là một trong những triệu chứng đi kèm thể hiện ra bên ngoài ba mẹ có thể dễ dàng nhận thấy được. Khi bệnh thường đi kèm theo dấu hiệu tay chân mềm, còi xương, chậm phát triển, tốc độ lật, bò hay đi bị chậm,. Để an toàn, ba mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ sớm, để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bé lắc đầu khi ngủ có nguy hiểm? (Ảnh: sưu tầm Việt Giải Trí)

Nên làm gì khi trẻ 1 tuổi ngủ hay lắc đầu?

Đối với những bé có hành động lắc đầu nhưng không có các bệnh lý như đã nói trên, ba mẹ có thể thay đổi thói quen này của bé bằng những phương pháp sau:

Phớt lờ hành động của trẻ

Ba mẹ cần biết rằng việc lắc đầu hay đung đưa người là những hoạt động bình thường mà trẻ thực hiện để đưa bản thân dễ chìm vào giấc ngủ, không nên ngăn cản bé. Việc ba mẹ ngừng chú ý và không phản ứng lại khi bé đang lắc đầu sẽ không kích thích trẻ làm việc đó nhiều hơn.

Theo dõi tần suất lắc đầu của trẻ

Cần theo dõi cũng như kiểm soát tần suất, mức độ của con thường lắc đầu trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp mẹ có thể tìm ra nguyên nhân trẻ lắc đầu liên tục, lặp đi lặp lại và có thể nhận biết được có dấu hiệu bất thường nào hay không.

Giúp con thư giãn

Dành ra nhiều thời gian cùng chơi cùng con, quan tâm và chăm sóc cho bé cảm thấy thoải mái hơn. Massage nhẹ nhàng khiến bé dễ chịu cũng là cách để làm dịu phản xạ của bé. Cho trẻ vận động, vui chơi nhiều hơn để giúp con giải tỏa mới năng lượng dư thừa. Điều này cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn rất nhiều.

Thay đổi môi trường ngủ cho bé

Tiếng ồn, ánh sáng chói cũng là một trong những tác nhân gây mất sự tập trung khiến con lắc đầu nhiều…Vì vậy, ba mẹ nên chủ động thay đổi môi trường ngủ của con để con cảm nhận sự thư giãn và thoải mái hơn.

Tạo ra các hoạt động nhịp nhàng 

Cho bé nghe và cảm nhận thêm những bản nhạc nhẹ nhàng. Cùng con thực hiện các trò chơi trong lúc con thức như: trò vỗ tay, ngồi bập bênh, dung dăng dung dẻ, đu quay, cưỡi ngựa, đi đều bước theo nhịp trống (nếu sợ ồn có thể dùng gối để thay cho trống). Những hoạt động này góp phần làm giảm nhu cầu thực hiện vận động nhịp nhàng khi ngủ của bé.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần chú ý, tránh rung lắc mạnh để không ảnh hưởng tới trí não của bé cũng như khiến bé bị giật mình ban đêm nhé.

Massage có thể giúp bé giảm hành động lắc đầu (Ảnh: sưu tầm Viện y học ứng dụng VN)

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ngủ thở khò khè có nguy hiểm không?

Nhìn chung, hành động bé 1 tuổi ngủ hay lắc đầu chỉ là một hành vi bình thường trong quá trình phát triển của bé, ba mẹ không cần phải quá lo lắng. Hy vọng, qua những chia sẻ trong bài biết trên có thể giúp được ba mẹ phần nào những kiến thức về chăm sóc con trẻ, giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển một cách tốt nhất.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!