zalo
Cách bổ sung vitamin B1 và những công dụng tuyệt vời mà vi chất này mang lại cho cơ thể
Dinh dưỡng gia đình

Cách bổ sung vitamin B1 và những công dụng tuyệt vời mà vi chất này mang lại cho cơ thể

Ngân Hà
Ngân Hà

11/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Như chúng ta đã biết thì vi chất B1 đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình sản sinh năng lượng, giúp cơ thể vận động và phát triển từng ngày. Vì vậy, đối với những người đang thiếu hụt loại dưỡng chất này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Và để chấm dứt tình trạng ấy, những cách bổ sung vitamin B1 hiệu quả sau đây sẽ là phương pháp giải quyết tuyệt vời.

Vai trò của vitamin B1 đối với sức khỏe con người

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng nội dung về vai trò của vi chất B1 đối với sức khỏe của con người. Được biết thì loại vitamin này nắm giữ một vị trí quan trọng trong quá trình sản sinh năng lượng, cũng như là tạo ra các sản phẩm dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Những vai trò nổi bật nhất đối với loại dưỡng chất này, đó là:

  • Góp phần vào hệ enzyme decacboxyl oxy hóa hỗ trợ trao đổi chất: Với khả năng này, vitamin B1 có thể chuyển hóa ở dạng thiaminpyrophosphat và sau đó thực hiện quá trình decacboxyl oxy hóa các xetoaxit. Chung quy lại là nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ dễ mắc phải các chứng về rối loạn trao đổi chất, các bệnh liên quan tới giảm tiết dịch vị, tê phù,... do sự tích tụ xetoaxit ngày một lớn.

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường cho cơ thể: Khi vi chất B1 đang ở dạng thiaminpyrophosphat, nó sẽ thực hiện hành động bẻ gãy các hợp chất carbohydrate thành Glucose. Sau đó tiến hành trao đổi và tạo ra sản phẩm acid cetoglutaric và acid pyruvic. Do đó, một khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1, sự đình trệ sẽ diễn ra trong quá trình chuyển hóa lượng đường của cơ thể. 

  • Giúp phân giải Pyruvic và sinh ra oxyethyl pyro phosphat: Trong quá trình phân giải Pyruvic, vitamin B1 sẽ phát triển ở dạng pyrophosphate nhằm tạo ra oxyethyl pyro phosphat. Quá trình này có liên quan mật thiết đến công đoạn tổng hợp ra GTP và ATP cho các tế bào hấp thu và phát triển.

  • Thành phần quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate cho cơ thể: Khi con người sử dụng các thực phẩm ăn uống hàng ngày, cơ quan tiêu hóa sẽ thực hiện việc hấp thụ carbohydrate cùng với nhiều chất dinh dưỡng khác có trong thức ăn. Sau đó, vitamin B1 sẽ bắt đầu tham gia vào công đoạn chuyển hóa các carbohydrate thành những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó tạo thành các nguồn năng lượng quý giá cho quá trình phát triển.  

Những vấn đề về sức khỏe khi thiếu/thừa vitamin B1 gây nên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những vấn đề sức khỏe do thiếu/thừa vitamin B1 gây nên

Việc bổ sung vitamin B1 sao cho đủ và phù hợp với mỗi người là điều hết sức cần thiết. Bởi vì nếu hấp thụ quá ít hoặc quá nhiều so với liều quy định cũng sẽ gây ra những triệu chứng tiêu cực đối với sức khỏe, nặng hơn có thể dẫn tới nhiều bệnh lý.

Đối với cơ thể thiếu vitamin B1

Khi cơ thể con người đang trong tình trạng thiếu hụt vi chất B1 sẽ dẫn đến nhiều biểu hiện của sự mỏi mệt. Và những triệu chứng nổi bật nhất như là:

  • Cảm giác ăn không còn ngon miệng: Triệu chứng đầu tiên rất dễ phát hiện ở người đang thiếu hụt vi chất B1 đó là chán ăn. Các nhà khoa học nhận thấy rằng vitamin này đóng vai trò như một chất giúp điều hòa cảm giác khi no. Do đó, nó sẽ có khả năng kiểm soát trung tâm bão hòa ở người, dẫn tới việc người bệnh luôn cảm thấy no dù chưa ăn gì.

  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Hiện tượng mệt mỏi có thể xuất hiện từ từ hoặc là đột ngột, từ lúc giảm năng lượng nhẹ đến khi kiệt sức cực độ và còn tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt vitamin này. Do vi chất B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành nguồn năng lượng tích cực, nên đây cũng là điều dễ hiểu khi thiếu vi chất này, cơ thể con người sẽ trở nên mệt mỏi và thiếu năng lượng.

  • Tâm trạng khó chịu, cáu kỉnh: Tâm trạng dễ bực dọc, khó chịu được xem là một trong các biểu hiện đầu tiên của việc thiếu hụt vitamin B1. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy dễ bị kích động, thất vọng, cáu kỉnh và thường xuất phát từ các điều kiện thể chất, tâm lý khác nhau. 

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến thần kinh: Người thiếu hụt vitamin B1 có thể bị tác động bất lợi đến các dây thần kinh vận động trong toàn bộ hệ thống. Nếu không được điều trị, bổ sung vi chất sớm thì khả năng các tổn thương thần kinh sẽ gây ra những thay đổi trong phản xạ hàng ngày của người bệnh. Chẳng hạn như sự phối hợp đi lại, các mắt cá chân, đầu gối,...

  • Thường xuyên đau nhói ở chân và cánh tay: Hiện tượng đau, ngứa ran, châm chích xuất hiện một cách bất thường ở chân hoặc tay được gọi là dị cảm. Đây cũng chính là biểu hiện của người đang bị thiếu hụt vi chất B1. Nguyên do cơ bản là bởi vì các dây thần kinh ngoại biên từ chân đến tay của con người, phụ thuộc nhiều vào các hoạt động của loại vi chất này.

  • Cảm thấy buồn nôn và muốn nôn: Dù rằng các vấn đề về tiêu hóa có thể ít gặp hơn trong trường hợp thiếu hụt vi chất B1. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp có thể bắt gặp triệu chứng này. Tình trạng nôn có thể dễ dàng xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi bị thiếu vitamin này nhiều hơn. 

  • Suy yếu các cơ vận động: Nguyên nhân của triệu chứng này thường xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng bị yếu cơ trong thời gian dài, ở nhiều trường hợp được biết là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B1.

  • Nhịp tim không ổn định, khó thở: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đối tượng thiếu hụt vitamin B1 thường gặp phải các vấn đề về chức năng tim mạch, gây khó thở và nhịp tim mất ổn định. Khi thiếu vi chất này, làm cho sức khỏe tim suy giảm, dẫn đến suy tim và kém hiệu quả trong việc bơm máu. Từ đó dẫn đến sự tích tụ chất lỏng ở cơ quan phổi và gây khó thở, chóng mặt. 

  • Các bệnh lý có thể xảy ra: Người thiếu hụt vitamin B1, ngoài các triệu chứng kể trên thì còn có khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tê phù Beriberi hoặc là bệnh não Wernicke - gây rối loạn nhân cách, giảm trí nhớ, trầm cảm,...

Tức ngực, khó thở là một triệu chứng của cơ thể khi thiếu vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với cơ thể thừa vitamin B1

Ngoài ra, trong trường hợp những đối tượng bổ sung quá liều vitamin B1 cũng có thể gặp phải các vấn đề bất lợi khác liên quan đến sức khỏe. Những triệu chứng khi sử dụng quá liều trong cả hai phương pháp tiêm và dùng thuốc uống:

  • Tiêm thuốc bổ sung vitamin B1: Khi tiêm tăng cường vi chất B1 với liều quá cao có thể dẫn đến khả năng bị ngất, ngoài ra còn dẫn đến sốc thuốc.

  • Uống thuốc bổ sung quá liều: Trong trường hợp này, lượng thuốc dư thừa sẽ được bài tiết qua tuyến mồ hôi của người uống. Kèm theo đó là những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc phù nề,...

Đau đầu là một biểu hiện khi cơ thể uống bổ sung quá liều vi chất B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khuyến nghị lượng vitamin B1 cần bổ sung trong ngày

Liều lượng bổ sung vitamin B1 sao cho phù hợp với từng người là một thông tin quan trọng mà người bệnh cần phải tuân thủ đúng. Vì như bạn cũng đã thấy thì việc thừa hay thiếu vi chất B1 cũng sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng và bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là cuộc sống hàng ngày. 

Do đó, mỗi người tùy theo từng đối tượng, độ tuổi nhất định sẽ có từng liều dùng hàng ngày khác nhau, như sau:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Bổ sung 0,2 mg.

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi: Bổ sung 0,3 mg.

  • Trẻ em từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Cần hấp thụ 0,5 mg.

  • Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi: Bổ sung 0,6 mg.

  • Trẻ em từ 7 đến 9 tuổi: Cung cấp đủ 0,9 mg.

  • Nam vị thành niên (10 đến 18 tuổi): Hấp thụ đủ 1,2 mg.

  • Nam trưởng thành: Cần bổ sung 1,2 mg.

  • Nữ vị thành niên (10 đến 18 tuổi): Cần hấp thụ đủ 1,1 mg.

  • Nữ trưởng thành: Bổ sung 1,1-1,2 mg.

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: Cần đến 1,4 mg.

  • Bà mẹ đang cho con bú: Cần được bổ sung 1,5 mg.

Người mẹ đang cho con bú cần được bổ sung nhiều vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cách bổ sung B1 cho cơ thể

Qua các thông tin trên, bạn có thể thấy rằng vitamin B1 đóng một vai trò không nhỏ vào sự vận động và phát triển của chúng ta qua từng ngày. Vậy thì đâu là cách bổ sung vitamin B1 phù hợp, hiệu quả và dễ dàng điều chỉnh? Hãy xem qua nội dung sau đâu để trả lời câu hỏi này nhé!

Thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày

Nguồn thức ăn mỗi ngày là cơ sở để cơ thể chuyển hóa thành dưỡng chất một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất. Do đó, nếu bạn chỉ cảm thấy hơi mệt mỏi thì đừng quên ăn uống đủ chất để bổ sung lại các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhé. Sau đây là những món ăn giúp tăng cường bổ sung vitamin B1 hiệu quả, bao gồm:

  • Thịt heo nạc: Trong mỗi khẩu phần ăn, thịt heo nạc có thể cung cấp đến 74-75% nhu cầu vi chất đối với cơ thể. Và đây còn là loại thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon.

  • Rau bina: Đây được xem là loại thực phẩm chay có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, kể cả vitamin B1. Một bó rau mỗi ngày có thể bổ sung đến 1,5 mg vi chất này.

  • Bánh mì: Tuy là bữa ăn phụ nhưng bánh mì có chứa nhiều hàm lượng vitamin B1 tốt với cơ thể. Bạn có thể dùng bánh mì nướng, bánh nướng xốp hay bánh mì mè đen,...

  • Nấm mỡ: Được xem là loại thực phẩm ưa thích của các chị em nhờ vào tác dụng dưỡng da kỳ diệu của nó. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp các loại vitamin tuyệt vời cho cơ thể, trong đó gồm có cả vitamin B1.

  • Các loại hạt, đậu: Hầu hết các loại hạt đều có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó việc bổ sung loại thực phẩm này hàng ngày sẽ giúp tăng cường thêm vi chất B1 cho cơ thể. Chẳng hạn như hạt vừng, hạt dẻ, hạt hướng dương,...

  • Các loại cá: Đây là nhóm thực phẩm được biết đến như một nguồn cung cấp vitamin B1 tốt cho sức khỏe con người. Một số nhân vật nổi bật như cá hồi, cá ngừ, cá thu,...

  • Măng tây: Trong khoảng 100 gam măng tây được nấu chín sẽ có thể cung cấp đến 11% liều lượng vitamin B1 cần có mỗi ngày. Tuy nhiên đối với măng tây đóng hộp hay đông lạnh thì trữ lượng vi chất này sẽ thấp hơn.

Bổ sung vitamin B1 thông qua các thực phẩm ăn uống mỗi ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông qua thuốc/thực phẩm chức năng

Ngoài cách bổ sung vitamin B1 qua con đường ăn uống hàng ngày, thì chúng ta cũng có thể tăng cường vi chất này thông qua các loại thuốc hay thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn thân. 

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin B1 hiệu quả, phổ biến hiện nay như:

  • NOW Foods, B-1, 100 mg: Mỗi hộp chứa 100 viên nén, giúp bổ sung vitamin B1 nhanh chóng.

  • Vitamin B1 250 Mg: Sản phẩm đến từ Công ty Cổ phần Hóa - Dược Phẩm Mekophar, nhằm mục đích điều trị các trường hợp thiếu hụt vi chất B1.

  • Vitamin B1 10 mg: Một sản phẩm bổ sung vi chất B1 đến từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Tùy vào kích thước mà sẽ có các loại từ 100 viên, 200 viên đến 300 viên nén. 

Xem thêm: Tìm hiểu vitamin B có tác dụng gì cho da chúng ta?

Bổ sung vitamin B1 thông qua các loại thuốc và thực phẩm chức năng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những lưu ý cần nhớ khi bổ sung B1 thông qua thực phẩm chức năng

Tuy rằng việc bổ sung vitamin B1 đầy đủ mỗi ngày là cần thiết, nhưng nếu chỉ uống thuốc hoặc ăn các thực phẩm chứa vi chất này mỗi ngày thôi thì chưa đủ. Theo đó, bạn cần phải lưu ý và cẩn trọng với những điều sau đây để giúp cho việc bổ sung đạt được hiệu quả như ý muốn:

  • Tránh uống trà và cà phê: Với những đối tượng đang bị thiếu hụt vitamin B1 và cần phải bổ sung thông qua thuốc/thực phẩm chức năng, thì cần phải hạn chế sử dụng trà và cà phê trong quá trình sử dụng thuốc. Nguyên do nằm ở việc trong trà, cà phê có chứa chất tannin, là một chất có khả năng tương tác với vi chất B1, làm cho cơ thể khó hấp thu loại dưỡng chất này hơn. 

  • Không nên ăn các động vật có vỏ và cá sống: Khi một người đang được kê đơn bổ sung vitamin B1 thì việc ăn uống cũng cần có sự kiêng cữ. Đặc biệt là cần tránh sử dụng các loài động vật có vỏ và cá sống trong bữa ăn của hàng ngày. Bởi vì các loài vật này có chứa một số chất gây phá hủy loại vi chất B1, dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng vitamin nếu ăn các thực phẩm này với số lượng lớn.

  • Hạn chế nhai trầu khi dùng thuốc: Ở những người lớn tuổi thì hành động nhai trầu là rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với người bệnh cần được bổ sung vitamin B1 thì việc nhai trầu cần phải được hạn chế. Do các chuyên gia đã nhận thấy rằng người thường xuyên nhai trầu có thể khiến cho hàm lượng vi chất B1 trong cơ thể ngày một suy giảm đến thiếu hụt.

Hạn chế sử dụng trà và cà phê trong quá trình bổ sung vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài các lưu ý trên thì còn một vài điều liên quan đến những tác dụng phụ có thể xảy ra đối với loại vi chất này. Tuy rằng vitamin B1 khi bổ sung thường rất an toàn và hiếm khi gặp các triệu chứng bất lợi do dị ứng nào cho cơ thể con người. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần phải đến cơ sở y tế thật nhanh chóng, nếu như gặp các biểu hiện sau đây trong quá trình dùng thuốc bổ sung vitamin B1:

  • Mức độ nhẹ: Cảm giác bị buồn nôn, bồn chồn, khó chịu, ra mồ hôi khi không vận động,...

  • Mức độ nặng: Phát ban đỏ gây ngứa, triệu chứng khó thở, tức lồng ngực, sưng ở các vùng mặt, cổ, lưỡi, họng,...

  • Mức độ nghiêm trọng: Có khả năng gây ra tình trạng sốc phản vệ, ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Thời gian uống thuốc bổ sung vitamin B1 trong ngày tốt nhất

Ngoài những lưu ý trên thì khi dùng thuốc bổ sung vi chất B1, người dùng nên ghi nhớ thêm khoảng thời gian phù hợp nhất để uống thực phẩm chức năng nhé. Được biết thì theo các cuộc nghiên cứu về thời gian uống vitamin B nói chung và vi chất B1 nói riêng thì lúc sáng sớm sau khi thức dậy là thời điểm phù hợp nhất. Đặc biệt là uống lúc bụng đói sẽ giúp cho khả năng hấp thu vitamin trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hơn nữa thì việc uống các loại vitamin B sẽ có xu hướng thúc đẩy quá trình chuyển hóa tạo nguồn năng lượng cho cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể, đầu óc cũng thêm tỉnh táo và minh mẫn hơn. Cũng vì điều này mà nếu ta uống bổ sung vitamin B1 quá muộn sẽ phần nào gây ra cảm giác khó ngủ, cần nhiều thời gian để vào giấc.

Thời gian uống bổ sung vitamin B1 trong ngày tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài viết trên đây, Monkey đã tổng hợp những cách bổ sung vitamin B1 hiệu quả, cùng với đó là những vai trò nổi bật đối với sức khỏe của loại vi chất này. Mong rằng sau khi đọc xong, bạn đã có được những nội dung quan trọng, cần thiết và cẩn trọng hơn với các lưu ý trước khi dùng thuốc bổ sung vitamin B1, bạn nhé!

1. Vitamin B1 (Thiamin): Foods, benefits, and deficiency symptoms - Truy cập ngày 2/8/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219545

2. Thiamin (Vitamin B1): The Nutrition Source - Truy cập ngày 2/8/2022

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-b1/

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!