zalo
Cách uống vitamin B1 đem lại hiệu quả và những lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ
Dinh dưỡng gia đình

Cách uống vitamin B1 đem lại hiệu quả và những lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ

Ngân Hà
Ngân Hà

10/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vitamin B1 là một trong những chất đặc biệt quan trọng, cần thiết đối với sức khỏe của con người. Vậy thì để phát huy tốt chức năng của nó, bạn nên học cách uống vitamin B1 sao cho hiệu quả. Đồng thời là tìm hiểu thêm những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng thực phẩm này nhé!

Khi nào thì cần bổ sung vitamin B1

Được biết thì vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất bột đường, đạm và chất béo, đồng thời chuyển hóa thức ăn thành năng lượng ATP cho mọi hoạt động của tế bào. Ngoài ra vi chất này còn giúp cải thiện các chức năng của hệ thống tim mạch, ngăn ngừa các bệnh mãn tính như rối loạn nhịp tim, đột quỵ,... Và tăng cường khả năng học tập, làm việc. Do đó mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần phải bổ sung vitamin B1 khi có tình trạng bị thiếu hụt.

Đối với những người có thể trạng bình thường thì việc hấp thụ vitamin B1 có trong các khẩu phần ăn hàng ngày đã phù hợp với cơ thể. Vì thế, khi một người nào đó cần được bổ sung vitamin B1 từ các chế phẩm đó là khi họ nằm trong trường hợp ngăn ngừa hoặc đang điều trị thiếu vi chất này. Họ là những người không được cung cấp đủ vitamin B1 từ chế độ ăn uống thường ngày.

Ngoài ra thì một số đối tượng gặp các vấn đề sau đây cũng cần phải bổ sung vitamin B1 nhiều hơn bình thường để đảm bảo hấp thụ đúng lượng mình cần:

  • Người bị nghiện rượu.

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, đường ruột.

  • Người mắc bệnh xơ gan mãn tính.

  • Mắc bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. 

  • Bệnh đục thủy tinh thể.

  • Hội chứng tiểu não.

  • Ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. 

  • Người mắc các bệnh về tim.

  • Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ (dùng trong điều trị Alzheimer).

  • Giúp điều trị bệnh AIDS và các bệnh liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch.

Những thực phẩm bổ sung vitamin B1 cần thiết với cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Và tùy theo tình trạng sức khỏe, mà mỗi người nên đến cơ sở uy tín để lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về liều dùng phù hợp với bệnh tình. Thông thường để bổ sung vitamin B1 một cách nhanh chóng và hiệu quả thì ta sẽ dùng thông qua dạng viên uống. Theo đó bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc và các thực phẩm ăn uống hàng ngày để phát huy tác dụng tốt nhất với sức khỏe.

Liều dùng vitamin B1 chi tiết cho từng đối tượng

Việc uống đúng cách và đúng liều rất quan trọng, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của thực phẩm mà cơ thể hấp thụ được. Vì vậy sau đây là cách uống vitamin B1 với liều dùng sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể. 

Đối với người trưởng thành

Theo nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng thì cơ thể con người vốn không cần lượng vitamin B1 cao nhưng phải bảo đảm cung cấp đủ hàng ngày. Bởi vì cơ thể con người không thể sản sinh hay tái tạo loại vitamin này, cũng không thể dự trữ nó trong nhiều ngày. Theo đó thì cách uống vitamin B1 tốt nhất đối với mỗi người trưởng thành chỉ cần khoảng 1 - 3 mg trong vòng một ngày.

Cụ thể hơn thì giữa nam giới và phụ nữ cũng có đôi chút khác biệt:

  • Nam giới: Do người nam thường xuyên vận động mạnh, hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao nên nhu cầu về chuyển hóa năng lượng cũng sẽ cao hơn. Do đó mà đối tượng nam giới cần được bổ sung vitamin B1 nhiều hơn, ít nhất khoảng 1.2 mg mỗi ngày.

  • Phụ nữ: Những bạn nữ do ít vận động thể chất hơn nên hàm lượng vitamin B1 cần hấp thu thường ở dạng ổn định. Với độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi thì cần 1 mg / ngày, còn từ 18 tuổi trở lên thì cần khoảng 1.1 mg / ngày.

Liều dùng vitamin B1 đối với người trưởng thành. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với trẻ vị thành niên

Những trẻ vị thành niên thường ở độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi, do đây là lứa tuổi cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Nên hầu hết lượng vitamin B1 cần hấp thu cũng tương đối với người trưởng thành:

  • Bé trai 9-13 tuổi: 0.9 mg mỗi ngày.

  • Bé gái 9-13 tuổi: 0.9 mg mỗi ngày.

Với những bé khỏe mạnh thì trong chế độ ăn uống hàng ngày đã đủ để cung cấp lượng vitamin B1 cần thiết. Do đó không cần dùng đến thực phẩm uống hay tiêm cho các bé.

Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh

Thông thường với những bé nhỏ có sức khỏe mạnh và được uống sữa mẹ từ bé thì không cần thiết phải bổ sung thêm vitamin B1 mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn có những bé yếu và dễ bị thiếu hụt vi chất. Vì vậy hàm lượng vitamin B1 cần thiết ở trẻ và trẻ sơ sinh là:

  • Trẻ sơ sinh: dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 0.2 mg / ngày, từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi cần 0.3 đến 0.5 mg mỗi ngày.

  • Trẻ em: từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 0.5 mg, từ 4 tuổi đến 8 tuổi cần 0.6 mg và từ 9 tuổi đến 13 tuổi thì cần đến 0.9 mg mỗi ngày. 

Ngoài ra, còn có trường hợp trẻ bị mắc bệnh Beriberi có liên quan mật thiết đến việc thiếu hụt vitamin B1, nguyên do là hấp thu kém dưỡng chất hoặc các nguyên nhân từ bệnh lý. Với những bé gặp vấn đề này thì cần được tăng cường bổ sung vitamin B1 từ 10 đến 25 mg ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp hàng ngày, hoặc cho trẻ viên uống từ 10 đến 50 mg mỗi ngày trong 2 tuần. 

Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú

Khi nhắc đến đối tượng là phụ nữ, ta đều phải quan tâm đến việc người phụ nữ này có đang trong thời kỳ mang thai hoặc là cho con bú hay không. Bởi vì đây chính là hai giai đoạn quan trọng mà người phụ nữ cần bổ sung dưỡng chất hơn bao giờ hết. Đối với vitamin B1 cũng không ngoại lệ, họ cần nhiều hơn mức bình thường để có thể nuôi dưỡng thai nhi và sau đó là cung cấp dinh dưỡng cho con sau sinh.

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần được cung cấp nhiều vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình cho con dùng sữa mẹ thì vi chất vitamin B1 có vai trò quan trọng, vì nó sẽ được vận chuyển vào trong sữa mẹ, giúp mẹ nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt hơn. Vì vậy đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú cần đặc biệt chú ý đến việc tăng cường bổ sung vi chất B1 cũng như là các loại vitamin khác để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con. Và theo nghiên cứu dinh dưỡng, các chuyên gia đã công bố rằng phụ nữ mang thai cần khoảng 1.4 mg vitamin B1 mỗi ngày, còn phụ nữ đang cho con bú thì cần 1.5 mg / ngày.

Thời gian cơ thể hấp thụ tốt vitamin B1

Hầu hết các loại vitamin được hấp thụ thông qua thực phẩm uống đều cần phải lưu ý về thời gian sử dụng do nó có khả năng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và đáp ứng của cơ thể. Dựa vào đặc tính chung của các loại vitamin nhóm B thì các chuyên gia dinh dưỡng thấy được khả năng hòa tan trong nước của chúng, từ đó hấp thụ qua đường tiêu hóa và được đào thải ra ngoài theo ống tiết niệu. 

Qua đó, người ta nhận định rằng vitamin B1 nên được đưa vào cơ thể lúc bụng đói, cụ thể là khoảng 30 phút trước khi ăn để phát huy tác dụng tốt nhất, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Ngoài ra nếu như bạn đã dùng món và chưa uống thuốc thì có thể đợi sau hai tiếng để tiêu hóa hết thức ăn thì có thể uống vitamin B1 khi dạ dày đã rỗng.

Những lưu ý cần biết trước khi uống vitamin B1

Tuy rằng đây là một vitamin cần thiết với sức khỏe con người, nhưng ta vẫn cần phải tuân theo một vài lưu ý để có thể phát huy vai trò của nó một cách tốt nhất. Trước tiên thì vitamin B1 dạng bổ sung tăng cường được phân bổ thành các dạng như sau:

  • Dạng viên nén: Với hàm lượng 50 mg, 100 mg và 250 mg được dùng qua đường uống.

  • Dạng viên nang: Hàm lượng  50 mg dùng qua đường uống.

  • Dạng tiêm dung dịch: Dung lượng 100 ml.

Xem thêm: Chất đường bột có nhiều trong thực phẩm nào và liều lượng cần hấp thụ của mỗi người là bao nhiêu?

Viên uống vitamin B1 dành cho bổ sung tăng cường vi chất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi quyết định mua thực phẩm tăng cường bổ sung vitamin B1 cho cơ thể thì bạn hãy đến cơ sở y tế hoặc hỏi lời khuyên của bác sĩ từ các kênh trực tuyến uy tín. Hãy nhớ là không được tùy ý sử dụng nếu chưa hiểu rõ bệnh tình của bản thân nhé. Sau đây là những lưu ý quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung cũng như là cách uống vitamin B1 đúng với từng người:

  • Người có thể trạng bình thường không cần thiết uống vitamin B1: Do trong khẩu phần ăn có chế độ ăn cân bằng đầy đủ các loại thực phẩm thì cơ thể đã được hấp thu đủ lượng vitamin B1 cần thiết với cơ thể. Không nên bổ sung thêm vi chất này nếu chưa thật sự cần thiết, cả đường uống và đường tiêm. 

  • Tránh dùng trà và cà phê với thực phẩm chứa nhiều vitamin B1: Nguyên do là bởi trà và cà phê có chứa chất Enzyme Thiaminase, đây là một enzyme có khả năng phân hủy vitamin B1. Vì vậy nó sẽ dẫn đến việc phân hủy hàm lượng lớn vitamin B1 có trong cơ thể và thực phẩm chứa nhiều vitamin B1. 

  • Một số thực phẩm bổ sung vitamin B1 dạng tiêm có thể chứa nhôm: Vì lý do này mà khi cần sử dụng thuốc bổ sung vitamin B1 dạng tiêm thì bệnh nhân nên khai báo bệnh tình rõ ràng với bác sĩ, đặc biệt là những người mắc bệnh suy thận. Ngoài ra với các trẻ sinh non cũng cần phải thận trọng khi tiêm cho trẻ để tránh trường hợp bị tích tụ nhôm cũng như là gây nhiễm độc nhôm sau này.

  • Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể: Tuy rằng vitamin B1 thông thường sẽ ít tạo ra tương tác với các loại thuốc khác, nhưng vẫn có một số thuốc gây ảnh hưởng ngược lại đến nồng độ vi chất này trong cơ thể con người. Chẳng hạn như Furosemide được dùng điều trị bệnh phù và tăng huyết áp, hoặc là Fluorouracil giúp hóa trị liệu dành cho ung thư đại trực tràng và dạ dày, đều gây thiếu hụt lượng vitamin B1 có trong cơ thể.

  • Tránh ăn động vật có vỏ và cá sống kết hợp với thực phẩm chứa vitamin B1: Bởi vì một số chất có trọng động vật có vỏ như hàu, sò, ốc, hến,... và cá sống có thể gây phá hủy vitamin B1 có trong cơ thể. Từ đó sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vi chất nếu ăn một số lượng lớn các loài động vật này. Cho nên hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm này trong quá trình điều trị việc thiếu hụt vitamin B1 bạn nhé.

Những lưu ý trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B1. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra thì trong quá trình sử dụng bổ sung vitamin B1 cũng có thể gây ra một và phản ứng trong cơ thể với người nhạy cảm như là khó thở, sưng mặt, sưng môi, phát ban, sưng lưỡi,... những biểu hiện này sẽ dần trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu như mắc phải một hoặc một vài các triệu chứng sau đây thì bạn cần đến cơ sở y tế để chẩn đoán càng sớm càng tốt:

  • Phân chứa máu.

  • Tức ngực, đau nhức và khó thở.

  • Nôn mửa ra chất nhờn giống bã cà phê, ho ra máu.

  • Môi chuyển dần sang màu xanh tái nhợt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách uống vitamin B1 sao cho đạt hiệu quả tuyệt đối. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như có thể xây dựng một chế độ ăn uống, bổ sung vi chất phù hợp với thể trạng của chính mình và người thân nhé!

1. Thiamine (vitamin B1): Uses, dosage, side effects - Truy cập ngày 3/7/2022

https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/thiamine-vitamin-b1-uses-dosage-side-effects/?link_type=related_posts

2. What is thiamin, or vitamin B1 - Truy cập ngày 3/7/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219545#deficiency_symptoms

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!
Mã mới