zalo
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường và một số nguyên tắc quan trọng cần lưu ý
Dinh dưỡng gia đình

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường và một số nguyên tắc quan trọng cần lưu ý

Ngân Hà
Ngân Hà

28/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được tạo ra giúp cho những người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm. Vốn dĩ, tiểu đường là một căn bệnh không thể điều trị dứt điểm, vì vậy chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là một trong các phương pháp tối ưu giúp cho người bệnh có được sức khỏe ổn định.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được hiểu đơn giản là chế độ ăn riêng dành cho người bệnh. Nó vừa giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu cho người bệnh. Đồng thời, dựa vào tháp dinh dưỡng này, người bệnh sẽ biết được những gì nên ăn và mức độ ăn bao nhiêu là phù hợp.

Tháp dinh dưỡng được nghiên cứu và chứng thực bởi Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ và Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ. Tháp được chia thành 6 nhóm thực phẩm với mỗi nhóm có kích thước khác nhau. Nhóm lớn nhất (phần đáy) là những loại thực phẩm mà người bệnh có thể ăn nhiều nhất, nhóm nhỏ nhất (phần đỉnh) là những loại thực phẩm mà người bệnh nên tránh và hạn chế lại.

Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chi tiết tháp dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh tiểu đường

Việc xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường sẽ giúp cho người bệnh biết và tính toán được lượng lương thực nên nạp vào trong mỗi bữa ăn. Cụ thể tháp sẽ bao gồm 4 nhóm thực phẩm quan trọng sau đây.

Tinh bột

Tinh bột là nhóm lớn nhất trong tháp dinh dưỡng, nó có tác dụng cung cấp calo, bổ sung carbohydrate và vitamin cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, calo có trong tinh bột còn giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống thường ngày của người bệnh.

Các thành phần chứa nhiều tinh bột nên ăn bao gồm ngũ cốc, gạo lứt, khoai lang (hạn chế ăn bánh mì, khoai tây)… Khuyến khích người bệnh nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra nhiều lần trong ngày để giảm lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn, tránh ăn nhiều gây tăng đường huyết đột ngột.

Chất xơ

Người mắc bệnh nên ăn thanh đạm, nhất là những thức ăn từ nhóm chất xơ gồm rau xanh và hoa quả. Trong các loại rau củ có chứa nhiều chất khoáng, vitamin, acid amin giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho bệnh nhân.

Theo như nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường cần hấp thụ chất xơ trung bình tối thiểu 14g/1000kcal/ngày. Tốt nhất thì đối với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và nam giới là 38g/1000kcal/ngày.

Một số thực phẩm giàu chất xơ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chất đạm, vitamin

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm, vitamin bao gồm: Trứng, sữa, thịt, đậu, cá… bên cạnh đó, các loại thức ăn trên còn cung cấp cho cơ thể các chất khác như photpho và sắt. 

Những người trưởng thành nên hấp thụ protein khoảng 15 - 20% tổng năng lượng cho mỗi khẩu phần ăn. Đồng thời đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì nên lựa chọn những thực phẩm giàu chất đạm như là sữa đậu nành, thịt ức gà, thịt nạc…nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho người giảm cân hiệu quả

Chất béo

Chất béo là một dưỡng chất giúp hỗ trợ cho tế bào hòa tan và cung cấp lượng lớn năng lượng. Đây chính là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường. 

Tuy nhiên, để đảm bảo cho cơ thể khỏi các tác dụng phụ của chất béo, bạn cần kiểm soát lượng chất béo có trong thực đơn của mình. Tốt nhất thì chỉ nên tiêu thụ chúng tối đa khoảng 25% và hãy ưu tiên những loại có chất béo tốt như là dầu ô liu, đậu vừng… Điều này giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh béo phì.

Các thực phẩm giàu chất béo tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường

Vốn là một căn bệnh có nhiều nguyên nhân, mức độ và tình trạng sức khỏe. Cho nên trên thực tế, không có bất kì một nguyên tắc nào áp dụng được hết tất cả những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, về khía cạnh dinh dưỡng thì người bị bệnh cần lưu ý một số điều sau đây.

  • Ăn uống đầy đủ: Người bệnh nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đủ năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày. Không nên ăn quá no hay quá ít và hãy ăn đúng giờ để có thể ổn định được đường huyết.

  • Bổ sung nước: Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể khoảng 40ml/kg cân nặng cơ thể.

  • Không nên ăn quá kiêng: Để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, không nên tập trung một loại thực phẩm mà còn phải ăn các loại thực phẩm giàu dưỡng khác như chất béo, chất xơ, chất đạm, muối khoáng…

  • Chia nhỏ bữa ăn: Tốt nhất nên chia thành 4 bữa ăn, tức là thêm 1 bữa phụ vào buổi tối giúp nửa đêm không bị đói. Điều này sẽ giúp cho người bệnh tránh được trường hợp bị hạ đường huyết.

Nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn phải

Để đảm bảo được sức khỏe tốt nhất, sau đây là một số loại thực phẩm khuyến khích người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mà bạn cần lưu ý.

  • Thực phẩm chứa mức glucid trên 20%: Bởi vì chất bột đường này khi ăn vào sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Vì vậy người bệnh chỉ nên ăn những thực phẩm có lượng glucid nhỏ hơn 5%, và hãy hạn chế ăn các loại có lượng glucid từ 10 - 20% để bảo vệ sức khỏe.

  • Các loại thực phẩm nhiều đường: Tốt nhất nên hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường như là bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt… vì những loại này sở hữu lượng glucid trên 20%.

  • Rượu bia, các thức uống có cồn: Người bệnh nên hạn chế những loại đồ uống có cồn, bởi vì nó là nguyên nhân phổ biến khiến cho người bệnh bị hạ đường huyết (nhất là khi bụng rỗng).

  • Giảm tiêu thụ muối: Đối với những người bị bệnh tiểu đường, khuyến khích hãy nên ăn nhạt và giảm tiêu thụ muối. Bởi vì việc ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, điều này rất nguy hiểm đối với người bệnh.

Người bệnh nên hạn chế các thức uống có cồn để đảm bảo cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường mà Monkey đã tổng hợp. Có thể nói, các chế độ ăn cũng như những nguyên tắc được cung cấp trong bài viết không quá phức tạp, khó khăn. Vì vậy hy vọng các bạn có thể tuân thủ và duy trì thực hiện hằng ngày để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn nhé.

1. Diabetes Food Pyramid: Perfect Diabetic Meal Plan to Manage High Blood Sugar - Truy cập ngày 28/6/2022

https://www.breathewellbeing.in/blog/diabetes-food-pyramid-perfect-diabetic-meal-plan-manage-high-blood-sugar/

2. Nutrition pyramid for diabetics - Truy cập ngày 28/6/2022

https://www.vinmec.com/en/news/health-news/nutrition/nutrition-pyramid-for-diabetics/

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey