zalo
Vitamin B3 có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
Dinh dưỡng gia đình

Vitamin B3 có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Ngân Hà
Ngân Hà

18/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Là một loại vitamin nằm trong nhóm các chất thiết yếu của con người, vitamin B3 không chỉ có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn cả về sắc đẹp. Vậy cụ thể vitamin B3 có tác dụng gì, cùng theo chân chúng tôi đi tìm lời giải đáp nhé!

Lợi ích sức khỏe của vitamin B3

Vitamin B3 hay còn gọi được biết đến là Niacin. Đây là một chất góp phần hình thành, duy trì và phát triển các bộ phận của cơ thể. Cùng điểm qua 5 tác dụng của vitamin B3 đem lại ngay sau đây:

Vitamin B3 có tác dụng gì đối với cơ thể? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL)

Cholesterol có thể sản sinh trong máu thành 2 loại đó là cholesterol tốt và cholesterol xấu. Cholesterol tốt đóng vai trò trong việc cải thiện sức khỏe. Còn cholesterol xấu thì ngược lại, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau như tim mạch, tiểu đường, ung thư,...

Chính vì lẽ đó mà chúng ta không ngừng tìm cách làm hạn chế nhất nồng độ cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt lên. Vitamin B3 chính là chất tuyệt vời có thể đồng thời làm tốt nhiệm vụ này. Theo các nghiên cứu, vitamin B3 có thể làm cholesterol LDL xuống từ 5-20% và tăng 15-35% nồng độ cholesterol HDL.

Giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim

Một trong những lợi ích giúp trả lời câu hỏi vitamin B3 có tác dụng gì đó là ngăn chặn bệnh tim. Bởi nó không chỉ làm giảm cholesterol mà còn làm giảm kích ứng, tình trạng oxy hóa và viêm nhiễm. Đây đều là những tình trạng có thể làm dẫn đến mắc các bệnh tim mạch.

Giúp điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 có thể điều trị bằng vitamin B3. Sở dĩ vitamin B3 có thể điều trị loại bệnh này là nhờ khả năng bảo vệ và sản sinh tế bào insulin trong tuyến tụy - một loại tế bào bảo vệ hệ miễn dịch.

Vitamin B3 giúp điều trị bệnh tiểu đường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp não bộ phát triển, tăng cường được nhiều chức năng

Năng lượng cần để duy trì cho não bộ hoạt động bình thường được các chức năng đó là NAD và NADP. Hai yếu tố này được cấu thành bởi vitamin B3. Vì thế vitamin B3 là yếu tố quan trọng giúp não bộ hoạt động tốt.

Trên thực tế, cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được công dụng của vitamin B3 trong việc giảm thiểu các triệu chứng bệnh tâm thần, chứng hay quên hay alzheimer.

Vitamin B3 giúp bảo vệ và cải thiện làn da

Vitamin B3 có khả năng bảo vệ tia bức xạ UV và các độc tố từ nguồn ánh nắng mặt trời. Bởi vì lý do này nên vitamin B3 giúp ích cho việc cải thiện các sắc tố trên da và ngăn ngừa được các bệnh da liễu như nám, sạm, viêm hay thậm chí là ung thư da.

Thừa hoặc thiếu vitamin B3 sẽ ảnh hưởng như thể nào đến sức khỏe

Biết rằng vitamin B3 đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe chúng ta. Thế nhưng đó là khi chúng ta biết cách bổ sung đầy đủ. Vậy thiếu hay thừa vitamin B3 thì có thể dẫn đến những tình trạng gì? Nó có gây tổn hại đến sức khỏe hay không?

Tác hại nếu gặp tình trạng cơ thể thiếu vitamin B3

Vitamin B3 là một chất cơ thể cần có để đảm bảo duy trì hoạt động của cơ thể bình thường. Thế nhưng thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý sau:

  • Ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng: Giống như các loại vitamin nhóm B khác, vitamin B3 cũng góp phần vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và các dưỡng chất khác tạo nên năng lượng cho cơ thể. Chính vì thế, việc thiếu hụt vitamin B3 có thể làm rối loạn quá trình này, dẫn đến cơ thể không tổng hợp được đầy đủ năng lượng. Tình trạng này còn có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa gây viêm đường tiêu hóa.

  • Gây sạm da, rụng tóc: Vitamin B3 góp phần tăng sinh collagen, ,một thành phần đóng vai trò quan trọng cho việc giữ độ đàn hồi cho da và chắc khỏe tóc. Việc thiếu hụt vitamin B3 có thể làm da sạm, thâm nám hay gây ra tình trạng gãy rụng, xơ tóc,...

  • Gây mất cân bằng cholesterol: Nồng độ cholesterol được sản sinh một phần là nhờ vitamin B3. Việc cung cấp thiếu vitamin B3 có thể làm mất cân bằng quá trình này, làm cho cơ thể chứa nhiều LDL và ít HDL. Từ đó gây nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, mỡ máu, tiểu đường,...

Cơ thể nếu thiếu vitamin B3 gây gãy, rụng tóc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với tình trạng cơ thể thừa vitamin B3 

Ngược lại, thừa vitamin B3 cũng có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể. Một vài triệu chứng có thể gặp phải như:

  • Vấn đề về tim mạch: Các triệu chứng thường gặp như tim đập nhanh, huyết áp thay đổi thất thường,...

  • Vấn đề về hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt,...

  • Vấn đề về da liễu: Da bị kích ứng, da đỏ, ngứa toàn thân,...

Thừa vitamin B3 có thể gây rối loạn tiêu hóa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số cách bổ sung vitamin B3 mà bạn nên biết

Vitamin B3 có tác dụng gì đã được chúng tôi giải đáp hoàn toàn ở trên. Vì vitamin B3 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thế nên việc bổ sung đầy đủ vitamin B3 là rất cần thiết. Vậy giải pháp nào giúp chúng ta bổ sung được vitamin B3?

Thông qua thực phẩm giàu vitamin B3

Vitamin B3 là một loại vitamin phổ biến có nhiều trong các loại thực phẩm. Bổ sung vitamin B3 từ thực phẩm tự nhiên là cách dễ dàng giúp hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Tham khảo ngay một số loại thực phẩm giàu vitamin B3 sau đây để thực đơn ăn uống nhà bạn được phong phú hơn nhé!

  • Ức gà: Với 85g ức gà cung cấp cấp 11,4 mg vitamin B3. Hơn thế nữa, ức gà là món ăn tuyệt vời giúp giảm cân và giàu protein.

  • Cá ngừ: 165g cá ngừ cung cấp cho cơ thể 21,9 mg vitamin B3. Bổ sung cá ngừ trong thực đơn còn cung cấp nhiều omega-3, selen và nhiều dưỡng chất khác. Bạn có thể dễ dàng mua cá ngừ tươi hoặc cá ngừ đóng hộ đã được chế biến sẵn ở các siêu thị.

  • Thịt bò: Không chỉ giàu vitamin B3 mà thịt bò còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như protein, sắt, kẽm, selen,... Với 85g nạc bò chứa 6.2 mg vitamin B3. Đây là một lượng vitamin B3 cần thiết hằng ngày vừa đủ cho sức khỏe cơ thể.

  • Lạc: Lạc hay còn gọi đậu phộng cũng là một thực phẩm dồi dào vitamin B3. 4.3mg vitamin B3 được tìm thấy trong đậu phộng. Hơn thế nữa, đậu phộng còn chứa nhiều các axit béo đơn không bão hòa, các vitamin, magie và khoáng chất giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì,...

  • Gạo lứt: Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng vitamin B3 có trong gạo lứt nhiều hơn nhiều so với gạo trắng sạch. Bởi lớp áo ngoài trong gạo không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất trong đó có vitamin B3.

Xem thêm: Vitamin B2 có trong thực phẩm nào thường thấy trong bữa ăn hằng ngày?

Vitamin B3 từ thực phẩm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung vitamin B3 thông qua thực phẩm chức năng

Ngoài việc bổ sung vitamin B3 từ các thực phẩm thì ta có thể bổ sung theo dạng đường uống. Vậy uống vitamin b3 có tác dụng gì hơn so với bổ sung từ thực phẩm? Một số ưu điểm mà vitamin B3 dạng thuốc vượt trội hơn có thể kể đến như bổ sung nhanh chóng, kịp thời, liều lượng rõ ràng,... Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết nhé!

Viên uống vitamin B3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bởi các hãng thuốc dạng viên nén đều có một liều lượng nhất định, nên chúng ta có thể bổ sung một cách đầy đủ mà không gặp phải tình trạng thiếu hay thừa vitamin B3. Nhờ đó mà giúp chúng ta giảm thiểu được những nguy cơ, triệu chứng bệnh do thiếu hoặc thừa vitamin B3 gây ra. Hơn thế nữa, bổ sung vitamin B3 dưới dạng đường uống là cách nhanh chóng và kịp thời để phục hồi lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể.

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều hãng thuốc với liều lượng vitamin B3 khác nhau rất dễ tìm mua. Bạn có thể tìm kiếm mua Nature’s Bounty Niacin, Slo Niacin, Nutricost Niacinamide hay Nicotinamide đều là những viên uống giúp bổ sung vitamin B3 với các liều lượng, công dụng và mức giá khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi cho câu hỏi vitamin B3 có tác dụng gì. Hơn thế nữa, qua bài viết này cũng cung cấp cho bạn về lợi ích và các cách bổ sung vitamin B3 cho cơ thể. Nếu bạn cần thêm những thông tin khác về sức khỏe và cải thiện sức khỏe, bạn có thể xem thêm các bài viết trên Monkey nhé. Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần lời giải đáp, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi, đội ngũ Monkey sẽ trả lời ngay cho bạn.

1. 5 Science-Based Benefits of Niacin (Vitamin B3) - Ngày truy cập: 13/07/2022

https://www.healthline.com/nutrition/niacin-benefits

2. Niacin – Vitamin B3 - Ngày truy cập: 13/07/2022

https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/niacin-vitamin-b3/

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!