zalo
3 lý do khiến nhiều cha mẹ dễ bỏ bê cảm xúc của con cái? Làm thế nào để vượt qua điều đó?
Giáo dục sớm

3 lý do khiến nhiều cha mẹ dễ bỏ bê cảm xúc của con cái? Làm thế nào để vượt qua điều đó?

Đào Vân
Đào Vân

27/08/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất về việc cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái đó là họ đều vô cùng yêu thương con. Trong bài viết này, cùng Monkey tìm hiểu 3 lý do khiến nhiều cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con và cách vượt qua điều này. 

Bỏ bê cảm xúc của con cái tác động như thế nào đến trẻ?

Một đứa trẻ chỉ có thể trưởng thành tốt không chỉ cần một cơ thể khỏe mạnh, một lý trí vững vàng mà còn cần được nuôi dưỡng trong tình yêu thương. Cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái gây nên nhiều tổn hại sâu sắc với quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ. Điển hình như: 

Bỏ bê cảm xúc của con cái tác động như thế nào đến trẻ? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Con có cảm giác thiếu thốn: Mặc dù con được sống trong một điều kiện đầy đủ với sự quan tâm, chăm sóc hết mực của người thân nhưng những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ bê cảm xúc luôn cảm thấy thiếu thốn về mặt tinh thần. Bởi cha mẹ luôn vai trò và vị trí quan trọng và không thể thay thế, giữa họ luôn có một sợi dây kết nối vô hình, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.

  • Con có xu hướng sống khép kín, thu mình: Nghiên cứu trong khoa học thần kinh đã chứng minh rằng, cha mẹ không tương tác với con thường để lại dấu ấn đặc biệt tiêu cực trong não bộ của con thời thơ ấu. Khi lớn lên, chúng phải xoay sở để tìm ra nhiều cách tự vệ phản kháng lại hoặc làm dịu cơn đau. Trong quá trình này, những đứa trẻ thường có xu hướng tự sống thu mình, khép kín ở những mức độ khác nhau, trở nên chai sạn về mặt cảm xúc.

  • Con không biết cách bày tỏ cảm xúc, tình yêu thương: Bày tỏ cảm xúc của bản thân là một trong các kỹ năng cần thiết ba mẹ cần trang bị cho con ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, với những đứa trẻ thường xuyên bị “bỏ bê cảm xúc” phần lớn sẽ bị thiếu hụt kỹ năng này. Lý do bởi trẻ không được ba mẹ hướng dẫn và rèn luyện điều đó mỗi ngày. Lâu dần, con không cảm nhận được sự yêu thương từ mọi người và cũng không biết cách thể hiện tình cảm của mình với người khác ra sao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con, nhất là ở giai đoạn trưởng thành.

  • Hình thành tâm lý chống đối, phản kháng: Những đứa trẻ không được thường xuyên chia sẻ cảm xúc với cha mẹ luôn phải chịu nhiều sự tổn thương về tinh thần. Con có thể hình thành tâm lý buông thả, chống đối, trở nên ngang bướng, phá phách hơn khi cho rằng cha mẹ “không cần mình nữa”. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi trẻ trong độ tuổi dậy thì, dễ hình thành nên những hành vi xấu, thậm chí vượt quá chuẩn mực của xã hội nếu ba mẹ không có sự can thiệp kịp thời. 

  • Tâm lý xa cách với cha mẹ: Do thường xuyên không trò chuyện, chia sẻ mọi thứ với con, cha mẹ khó có thể nắm bắt được tâm lý hay đồng cảm với những suy nghĩ của con. Chính vì thế, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái sẽ ngày càng xa cách, khó có thể tháo gỡ.

  • Các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần: Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ việc cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái, đó chính là hình thành nên tư duy tiêu cực, làm gia tăng khả năng phát triển các vấn đề tâm lý nghiêm trọng của trẻ. Cũng chính vì luôn cảm thấy thiếu thốn tình thương, sự đồng hành, nhiều đứa trẻ khó có thể vượt qua được những áp lực, căng thẳng và dễ gặp những vấn đề tâm lý nguy hiểm như: Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, rối loạn thách thức chống đối, hội chứng ngược đãi bản thân… 

3 mẫu ba mẹ dễ bỏ bê cảm xúc của con cái nhất

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái. Một số trường hợp cha mẹ đã từng có những trải nghiệm tiêu cực này, bị bỏ bê về mặt tình cảm, cảm xúc do đó họ không biết cách “cho đi” tình cảm. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp cha mẹ có quan điểm nuôi dạy con cái sai lệch dẫn đến việc vô tình bỏ bê cảm xúc của con. Dưới đây là 3 mẫu cha mẹ dễ bỏ bê cảm xúc của con cái nhất! 

3 mẫu ba mẹ dễ bỏ bê cảm xúc của con cái nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ bị bỏ rơi cảm xúc khi nhỏ

Cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái vì đã từng bị bỏ rơi về mặt cảm xúc bởi chính cha mẹ mình. Theo nghiên cứu, sự lãng quên tình cảm trong gia đình có xu hướng xảy ra một cách tự nhiên theo nhiều thế hệ, vì nó được truyền lại một cách vô hình và âm thầm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi được lớn lên trong một gia đình ít chia sẻ và không có hỗ trợ về mặt tinh thần, họ không thể trao cho người khác sự quan tâm, chia sẻ và cách thể hiện tình cảm mà bản thân họ chưa bao giờ nhận được.

Cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái vì đã từng bị bỏ rơi về mặt cảm xúc bởi chính cha mẹ mình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thực tế, có vô số cách mà cha mẹ tốt có thể vô tình "vô hiệu hóa" cảm xúc của con. Một trong đó là họ có tư tưởng nuôi dạy con dễ dãi, họ không đặt ra những giới hạn hoặc ranh giới giữa mối quan hệ giữa họ và con cái. Thậm chí, kiểu cha mẹ này còn để trẻ tự làm nhiều việc mà không có sự hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành, động viên hay ràng buộc nào. Những đứa trẻ bị bỏ bê cảm xúc bởi kiểu cha mẹ này rất dễ gặp khó khăn trong việc đặt ra giới hạn cho bản thân trong giai đoạn trưởng thành.

Cha mẹ trong trường hợp này có thể là những người “nghiện công việc”, họ vô tình xem của cải, vật chất là một hình thức của yêu thương, họ chú tâm vào thành tích, sự thành công của con cái, và xem đây là thước đo của sự hạnh phúc. Đặc biệt, những cha mẹ theo chủ nghĩa này có xu hướng tin rằng con cái của họ luôn có thể làm nhiều hơn hoặc tốt hơn. Con cái của ba mẹ thuộc nhóm này lớn lên thường có xu hướng trở thành những người cầu toàn, tự đặt ra kỳ vọng không thực tế, dẫn đến nhiều lo lắng, nặng nề bởi cảm giác không bao giờ thấy hài lòng. 

Dấu hiệu của con khi bị cha mẹ bỏ bê cảm xúc trong nhóm này:

  • Con yêu cha mẹ của mình nhưng đôi khi con có những sự tức giận không thể giải thích được đối với cha mẹ. 

  • Con cảm thấy hoang mang về tình cảm của mình dành cho cha mẹ. 

  • Con cảm thấy có lỗi khi giận cha mẹ. 

  • Con cảm thấy chán khi ở chung với cha mẹ. 

  • Con không được cha mẹ thấu hiểu. Cha mẹ không nhìn thấy hoặc không biết hết về tính cách thật sự của con. 

Cha mẹ đang gặp khó khăn

Cha mẹ đang gặp khó khăn là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái. Những cha mẹ thuộc nhóm này có thể đã hoặc đang trải qua một số vấn đề như: Gia đình có kinh tế khó khăn, cha mẹ cần phải chăm sóc thành viên có nhu cầu đặc biệt khác (hội chứng Down, bại liệt, trẻ tự kỷ, ông bà già yếu…), cha mẹ ly hôn, cha mẹ bị trầm cảm,... Bên cạnh đó, những trường hợp cha mẹ qua đời sớm hay được nhận nuôi cũng khiến trẻ dễ bị bỏ bê về mặt cảm xúc. Điều này dẫn đến việc: Dù trẻ được sống trong một sự đủ đầy về vật chất nhưng tinh thần vẫn bị tổn thương.

Cha mẹ đang gặp khó khăn là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi cha mẹ đang đối mặt với nhiều khó khăn về vật chất lẫn tinh thần, họ trở nên bận rộn và bị “choáng ngợp” với việc đương đầu giải quyết những vấn đề đó, họ không còn nhiều thời gian, năng lượng, sự chú ý dành cho con cái. Bên cạnh việc không chăm sóc tốt cho con, họ thường không nhận thấy đủ và đáp lại cảm xúc của con mình. Mặc dù những khó khăn mà cha mẹ gặp phải không liên quan gì đến con, nhưng con vẫn có thể gián tiếp gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực của điều đó.

Những đứa trẻ bị cha mẹ bỏ bê cảm xúc thuộc nhóm này thường trưởng thành và tự lập rất nhanh, thậm chí đến mức cực đoan, có xu hướng hay đổ lỗi và tự trách bản thân về những vất vả của người khác.

Những dấu hiệu của con khi bị cha mẹ bỏ bê cảm xúc trong nhóm này bao gồm:

  • Con luôn có sự thấu cảm lớn với cha mẹ và mong muốn được giúp đỡ hoặc chăm sóc họ. 

  • Con biết ơn tất cả những gì cha mẹ đã làm những đôi lúc cảm thấy tức giận mà không có lý do. 

  • Con tập trung quá mức đến nhu cầu của người khác, mặc dù điều đó không thực sự có lợi. 

  • Con luôn cảm thấy bị tổn thương tình cảm. 

Cha mẹ độc đoán

Cha mẹ độc đoán là một trong những kiểu điển hình trong việc cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái. Họ có sự nhầm lẫn giữa tình yêu thương chân thành và cảm giác khao khát, sự chiếm hữu mạnh mẽ mà họ có đối với con. Mọi hành vi của họ với con thường là: Kiểm soát, ép buộc con làm theo nhu cầu của họ. 

Cha mẹ độc đoán là một trong những kiểu điển hình trong việc bỏ bê cảm xúc của con cái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ thuộc nhóm này đặc biệt nổi bật so với nhóm trước đó bởi 2 lý do: 

  • Cách nuôi dưỡng của họ không nhất thiết phải được xuất phát và thúc đẩy bởi những điều tốt nhất cho con cái. Ngược lại, họ có động lực để đạt được những mong muốn của riêng mình. 

  • Hơn cả việc bỏ bê cảm xúc, nhiều bậc cha mẹ trong nhóm này có thể khắc nghiệt và độc đoán bằng nhiều cách gây tổn hại cho con trẻ. 

Những cha mẹ thuộc nhóm này có thể kể đến như: Người ái kỷ, người độc đoán, có những suy nghĩ độc hại, bị nghiện chất kích thích, rối loạn nhân cách hay hành vi chống đối xã hội,... Họ luôn muốn con phải làm theo ý mình, coi con là một “công cụ” để giúp bản thân mình trở nên thật đặc biệt, để cảm thấy cả thế giới xoay quanh họ. 

Nhóm cha mẹ này rất dễ khiến con cái có cảm giác bị mắc kẹt hoặc quá ngột ngạt trước những mối quan hệ xã hội, ngay cả những mối quan hệ thân thiết. Khi trưởng thành, con có thể bị trải qua những tổn thương nghiêm trọng về mặt tình cảm, thậm chí là nỗi đau thể xác. Bên cạnh đó, khi trưởng thành, những đứa trẻ có kiểu cha mẹ này rất dễ gặp khó khăn trong việc xác định mong muốn của mình.

Dưới đây là những dấu hiệu của con khi được nuôi dạy bởi cha mẹ thuộc nhóm này:

  • Con thường cảm thấy lo lắng và tổn thương khi gặp cha mẹ. 

  • Con thường suy sụp tinh thần  trước, trong hoặc sau khi gặp cha mẹ. 

  • Con vô cùng tức giận với cha mẹ của mình.

  • Mối quan hệ giữa con và cha mẹ trở nên khó khăn hay giả tạo.

  • Con luôn có tâm lý đề phòng, chúng không thể dự đoán liệu cha mẹ sẽ cư xử theo cách nào trong khoảnh khắc tiếp theo. 

  • Đôi khi, con cảm thấy bị thao túng, ngược đãi hoặc thậm chí là cha mẹ cố ý làm tổn thương mình. 

Xem thêm: 

Vượt qua khó khăn để làm bạn với con như thế nào? 

Như vậy, cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái dù là nguyên nhân nào cũng cần được nhận thức đúng đắn và can thiệp kịp thời tránh gây nên những hậu quả đáng tiếc. Làm bạn với con chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt khi con bước vào giai đoạn trưởng thành. Ngoài những thay đổi thể chất thì những thay đổi về mặt tâm sinh lý rất dễ hình thành nên “bức tường xa cách” khiến con ngại chia sẻ, tâm sự hơn. Trong trường hợp này, ba mẹ hãy:

Vượt qua khó khăn để làm bạn với con như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Tôn trọng cảm xúc của con: Hầu hết cha mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt hành động của con với suy nghĩ của bản thân. Khi con cảm thấy bực bội, khó chịu vì không được lắng nghe… thay vì chia sẻ thì nhiều cha mẹ lại bỏ qua, thậm chí quát mắng con. Những hành động “bỏ bê cảm xúc” này sẽ khiến khoảng cách giữa giữa con và cha mẹ bị đẩy ra xa hơn, thậm chí còn khiến những suy nghĩ tiêu cực phát triển. 

  • Thể hiện sự tin tưởng với con: Mặc dù chưa có kinh nghiệm và kỹ năng sống nhiều như cha mẹ nhưng thế hệ trẻ luôn có những quan điểm, lối sống hiện đại. Bởi vậy, cha mẹ cũng nên tin tưởng vào con, chủ động học hỏi và cập nhập những điều mới mẻ từ cuộc sống để có thêm nhiều “điểm chung”, thời gian trò chuyện với con cũng trở nên đơn giản, vui vẻ hơn vì luôn có sự thấu hiểu. 

  • Kiểm soát cảm xúc của bạn: Áp lực trong công việc và cuộc sống luôn đè nặng, nhưng đây không phải lý do mà ba mẹ có thể vô tư “trút” những muộn phiền đó lên con. Mỗi lúc căng thẳng, ba mẹ cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình, cố gắng đừng nổi giận hay áp đặt suy nghĩ của mình vào con, hãy học cách chia sẻ, lắng nghe con nhiều hơn. 

  • Dành thời gian cho những hoạt động cùng con: Để con cảm thấy không bị cha mẹ “bỏ bê”, bạn hãy thường xuyên tổ chức những hoạt động chung để gia đình thêm gắn kết và thấu hiểu nhau. Những hoạt động gia đình đầy ý nghĩa như dã ngoại, cùng con làm việc nhà, cùng con học tập… không chỉ giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con trở nên gắn kết mà còn nâng cao tinh thần cho từng thành viên. 

Bộ ứng dụng học tập của Monkey. (Ảnh: Monkey)

Các ứng dụng học tập của Monkey như: Monkey Junior (Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu 0-10 tuổi), Monkey Stories (Giúp con hoàn thiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trước tuổi lên 10), Monkey Math (Học Toán bằng tiếng Anh theo Chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học), VMonkey (Học Tiếng Việt theo Chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học) sẽ giúp ba mẹ có thêm khoảng thời gian ý nghĩa đồng hành cùng con. 

Tình yêu thương là yếu tố tuyệt vời giúp nuôi dưỡng sự phát triển tính cách độc đáo của một đứa trẻ. Ngược lại, cha mẹ bỏ bê cảm xúc của con cái hoặc yêu thương con không đúng cách sẽ gây nên những phản ứng bất lợi cho sự phát triển tinh thần của con. Hy vọng bài viết tổng hợp trên đây sẽ giúp cha mẹ có thêm góc nhìn đúng đắn trong hành trình nuôi dạy con. Truy cập website của Monkey mỗi ngày để cập nhập những phương pháp nuôi dạy con khoa học nhất. 

16 'Tells' That Your Parents May Be Emotionally Neglectful - Ngày truy cập: 09/8/2022

https://www.psychologytoday.com/us/blog/childhood-emotional-neglect/202202/16-tells-your-parents-may-be-emotionally-neglectful

8 Reasons Parents Fail to Love Their Kids - Ngày truy cập: 09/8/2022

https://www.psychologytoday.com/us/blog/the-human-experience/201510/8-reasons-parents-fail-love-their-kids

Đào Vân
Đào Vân

Tôi là Đào Vân, biên tập viên có hơn 4 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!