“Thương cho roi cho vọt” đây là cách dạy con đã quá xưa rồi và không được các chuyên gia giáo dục khuyến khích. Thay vào đó, ba mẹ có thể áp dụng những cách dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi khác khoa học hơn mà không cần đến đòn roi, không khiến con sợ hãi, rơi nước mắt. Đó là cách dạy con như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay bây giờ!
Giai đoạn phát triển 1 – 3 tuổi của trẻ có gì đặc biệt?
Trước khi tìm hiểu về cách dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi sao cho đúng và hiệu quả thì ba mẹ cần nắm được đặc điểm phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Cụ thể:
Về nhận thức (Học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)
Trẻ ở độ tuổi từ 1 - 3 đã bắt đầu hình thành nhận thức riêng. Ba mẹ có thể thấy trẻ bắt đầu:
-
Biết cách chơi các loại đồ chơi như bấm vào các nút trên đồ chơi để chúng hoạt động.
-
Biết dùng tay để lật từng trang sách hay sử dụng các khối vuông, tròn,... để dựng tháp.
-
Biết dùng bút chì, bút sáp vẽ nguệch ngoạc lên trang giấy.
-
Biết vặn tay nắm cửa, tự cầm thìa xúc ăn, cầm cốc uống nước, đưa chân ra khi được đeo giày, giơ tay lên khi được mặc áo.
-
Bắt chước theo các hành động, lời nói của người lớn, ví dụ hành động nghe điện thoại, gấp quần áo, lau bàn ghế,...
-
Khi gặp phải vấn đề nếu không có ba mẹ giúp đỡ trẻ cũng có thể tự mình đưa ra cách giải quyết. Mỗi trẻ sẽ có tư duy và cách giải quyết riêng cho cùng một sự việc.
-
Nhận thức được tâm trạng của người khác qua nét mặt, âm điệu,...
Ngôn ngữ
Về mặt ngôn ngữ trẻ 1 - 3 tuổi cũng có sự phát triển rất nhanh chóng. Ba mẹ nếu quan sát có thể nhận thấy:
-
Khi trẻ mới 1 tuổi chỉ có thể nói được vài từ đơn không rõ ràng. Tuy nhiên, càng lớn lên ngôn ngữ của trẻ càng trở nên đa dạng, phong phú, có thể nói được nhiều từ hơn và rõ ràng, rành mạch hơn.
-
Có thể làm theo hướng dẫn đơn giản của người lớn.
-
Hiểu nghĩa của một số từ ngữ, khẩu lệnh của ba mẹ. Ví dụ khi ba mẹ nói “vẫy tay đi” trẻ sẽ đưa tay lên vẫy hay gọi trẻ “lại đây con” trẻ sẽ bò đến bên ba mẹ.
-
Có thể diễn đạt bằng cả lời nói, cử chỉ để người khác hiểu trẻ đang muốn thể hiện điều gì.
Cảm xúc, tình cảm
Về mặt cảm xúc, tình cảm ba mẹ cũng có thể thấy trẻ thể hiện rõ ràng và đa dạng hơn:
-
Có thể bắt chước cách biểu lộ thái độ, hành động, ngôn ngữ của người khác.
-
Thể hiện tình cảm với người khác mà không cần có sự nhắc nhở.
-
Biết cách quan tâm khi thấy đứa trẻ khác đang khóc.
-
Có thể nhận ra người lạ, người quen và rời ra khỏi ba mẹ được.
-
Có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng khi thói quen có sự thay đổi.
-
Có thể tự thực hiện các hoạt động cá nhân đơn giản như: Rửa mặt, tự mặc quần áo hay cởi quần áo.
Vận động/ Phát triển thể chất
Trẻ khi được 1 đến 3 tuổi các cơ và xương cũng đã cứng cáp hơn. Do đó, có thể vận động tốt hơn, thực hiện các hoạt động khó như:
-
Tự đi đứng, bò, chạy, thậm chí là leo được lên ghế, cầu thang.
-
Có thể chơi đạp xe đạp 3 bánh.
-
Đi bộ được quãng đường dài hơn, đi bộ được lên dốc, lên xuống cầu thang từng bước một.
Vì sao nên dạy trẻ sớm 1 – 3 tuổi?
Các bậc phụ huynh trên thế giới và cả Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn vào việc giáo dục trẻ từ sớm. Họ bắt đầu dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi bằng các phương pháp giáo dục khoa học, không sử dụng đòn roi. Nguyên nhân là bởi việc giáo dục cho trẻ ngay từ giai đoạn này có thể mang tới cho trẻ rất nhiều lợi ích trong tương lai như:
-
Kích thích sự phát triển não phải của trẻ: Trẻ từ 3 tuổi trở xuống học tập mọi thứ thông qua hình thức chụp hình bằng não phải cũng vì vậy trẻ giống như một chiếc máy ảnh, có thể học tập, sao chép mọi thứ rất nhanh. Vì vậy, nếu trong giai đoạn này ba mẹ bắt đầu dạy trẻ và dạy lặp đi lặp lại sẽ đáp ứng được cách học của trẻ, đồng thời giúp não bộ xây dựng phản xạ, tiếp thu được nhiều thông tin hơn và kích thích tiềm năng não bộ.
-
Khả năng tiếp nhận thông tin vô hạn: Trẻ tiếp thu thông tin một cách thụ động và vô hạn. Thế nên, ba mẹ có thể cung cấp thông tin, kiến thức cho trẻ mà không sợ gây áp lực hay khiến trẻ cảm thấy quá tải. Tuy nhiên, hãy cung cấp kiến thức cho trẻ dựa trên sở thích và khả năng của bản thân trẻ.
-
Trẻ cực kỳ ham học hỏi: Độ tuổi từ 1 - 3 là lúc trẻ cực kỳ ham học hỏi, mong muốn được khám phá thế giới xung quanh đầy mới lạ và hấp dẫn. Vì vậy, ba mẹ hãy thỏa mãn mong muốn học hỏi này của trẻ, giúp xây dựng thói quen và niềm đam mê, yêu thích học tập ngay từ bây giờ.
Dạy trẻ 1 – 3 tuổi: Ba mẹ nên dạy con những gì?
Ngoài băn khoăn về lý do nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi thì các bậc phụ huynh còn gặp khó khăn bởi họ không biết nên dạy con những gì ở độ tuổi này. Trên thực tế, có rất nhiều điều ba mẹ có thể dạy con khi con từ 1 - 3 tuổi. Ví dụ như:
Ngôn ngữ
Đây chính là thời điểm trẻ bắt đầu học và phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ có thể bắt đầu với việc dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết, ba mẹ cần phải dạy cho trẻ về tiếng Việt. Trẻ đang bắt đầu học nói và có thể tiếp thu được một lượng từ vựng khổng lồ. Hãy bắt đầu dạy bé những từ đơn giản theo chủ đề như:
-
Gọi tên người thân: Nhìn vào mắt con và đọc chậm rãi, rõ ràng tên của người thân, ví dụ “mẹ”, “bà”, “ba”,... Hoặc có thể gọi tên bé và chỉ vào người đối diện rồi giới thiệu với bé như “Bắp, bà ngoại kìa”. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tạo một album ảnh với hình ảnh của những người thân và chỉ cho trẻ. Dần dần trẻ sẽ ghi nhớ và nhận diện được gương mặt, tên của người trong ảnh. Và khi lớn dần tới 3 tuổi, ba mẹ có thể chỉ vào ảnh hỏi trẻ đây là ai, chắc chắn trẻ sẽ đưa ra được câu trả lời.
-
Các bộ phận cơ thể: Trong khi tắm, thay tã, mặc quần áo cho con, chơi cùng con,... ba mẹ cũng có thể dạy con học các từ vựng chỉ bộ phận cơ thể. Ví dụ vừa thay áo cho con vừa chỉ vào bụng, tay, chân và vừa nói “Đây là bụng nhỏ, bụng nhỏ. Đây là tay nhỏ, tay nhỏ. Đây là chân nhỏ, chân nhỏ”. Hoặc hỏi bé các bộ phận cơ thể ở đâu, ví dụ “Mũi Bắp ở đâu nhỉ?”, “Tay Bắp ở đâu nhỉ?”, “Bụng Bắp đâu rồi nhỉ”. Khi trẻ 1 tuổi chưa thể nói được nhiều nhưng có thể nhận thức được câu hỏi của ba mẹ và sử dụng tay để chỉ vào các bộ phận thay cho câu trả lời. Tuy nhiên, khi trẻ được 2 - 3 tuổi, ngôn ngữ phát triển, khả năng nói tốt hơn trẻ có thể vừa chỉ và vừa nói ra câu trả lời của mình.
-
Màu sắc: Ba mẹ cũng nên dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi cách nhận biết và đọc tên các màu sắc. Có thể mua những tấm card với đủ mọi màu sắc khác nhau rồi chỉ vào từng màu và đọc tên màu cho trẻ nghe.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể dạy bé nói theo chủ đề phương tiện giao thông, động vật, thức ăn, hoa quả,... Đặc biệt, độ tuổi này cũng rất thích hợp để dạy tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Theo các chuyên gia giáo dục, nếu ngay từ khi còn nhỏ, trước 6 tuổi trẻ đã được tiếp xúc với ngôn ngữ khác thì khả năng học ngôn ngữ sẽ tốt hơn và nhanh hơn. Ở độ tuổi này trẻ rất thích khám phá, học tập những điều mới mẻ, khả năng tiếp thu thông tin nhanh và lượng thông tin tiếp thu được lớn. Đặc biệt, trẻ không sợ nói sai. Vì vậy, so với người trưởng thành, trẻ từ 1 - 6 tuổi, đặc biệt là 1 - 3 tuổi học ngôn ngữ mới tốt hơn hẳn.
Để dạy trẻ tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác ba mẹ có thể giao tiếp ngoại ngữ với trẻ mỗi ngày, dạy cách gọi tên các đồ vật, hoa quả,... bằng ngoại ngữ hoặc tải các app phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ví dụ như app Monkey Junior, Monkey Stories. Với cách thức dạy mà chơi, các ứng dụng học tập của Monkey cung cấp kiến thức, khối lượng từ vựng đa dạng, phong phú cho trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu. Đồng thời, ứng dụng còn có thể giúp trẻ phát triển tư duy và trí tuệ.
Nhận thức
Ba mẹ cũng đừng quên giúp con phát triển cả về mặt nhận thức. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhận thức và nếu được dạy đúng cách trẻ sẽ phát triển nhận thức rất nhanh và toàn diện. Để giúp con phát triển nhận thức ba mẹ có thể cho con bắt đầu học toán tư duy qua Monkey Math, học đếm số, quan sát các bức tranh tương đồng (chỉ có sự khác biệt nhỏ) để tìm ra sự khác biệt.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hãy xây dựng cho con tính tự lập bằng cách dạy con tự dùng thìa xúc ăn, tự mặc quần áo, đeo dép, rửa mặt, vệ sinh răng miệng. Trong quá trình trẻ phát triển, nếu gặp phải vấn đề thay vì ba mẹ vội vã giải quyết cho trẻ hãy để trẻ tự mình tìm ra giải pháp. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên có chủ kiến, dám thể hiện mình và tự tin hơn trong cuộc sống. Trẻ sẽ không còn quá phụ thuộc vào cha mẹ mà sẽ phát triển tư duy, độc lập hơn, không hoảng sợ trước mọi trường hợp.
Cảm xúc, tình cảm
Do trẻ cũng đang trong giai đoạn phát triển về cảm xúc và tình cảm nhưng lại không biết cách kiềm chế nên ba mẹ hãy chú ý dạy con cả điều này. Trẻ có thể tỏ ra cáu gắt, giận dữ khi không cảm thấy thoải mái, hài lòng. Ba mẹ không nên quát nạt nếu bé khóc lóc, cáu gắt mà hãy chỉ bảo nhẹ nhàng và kiên nhẫn.
Hãy thể hiện cho trẻ thấy nét mặt của mình khi vui, buồn, tức giận và nói với trẻ về những cảm xúc đó. Qua đó trẻ có thể xây dựng được vốn từ vựng về cảm xúc, biết cách diễn đạt và bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn.
Ba mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển cảm xúc thông qua việc cho trẻ nghe nhạc, đọc truyện hay những hành động đơn giản mỗi ngày như ôm, hôn. Và đừng quên dạy bé cách chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Ứng dụng VMonkey với kho truyện cổ tích, thơ, bài học cuộc sống sẽ là lựa chọn hoàn hảo không chỉ giúp con xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc mà còn phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) tốt hơn.
Tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu (0-10 tuổi)
Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cảm xúc cho con từ nhỏ
Phương pháp Glenn Doman cho trẻ 3 tuổi – Giúp con rèn luyện tư duy, vận động dễ dàng
Vận động
Cố gắng để trẻ vận động một cách khoa học để phát triển của về thể chất và trí tuệ. Trẻ mới 1 tuổi chưa thể vận động nhiều nhưng các hoạt động vận động đơn giản như trườn, bò, vịn vào bàn, ghế, tường để đứng lên, có người giữ để tập đi đã có thể thực hiện được. Khi này, ba mẹ có thể đồng hành cùng trẻ, khuyến khích trẻ vận động bằng cách chơi các trò chơi trốn tìm, ú òa, đứng phía trước, cách trẻ một khoảng và tươi cười gọi trẻ lại có thưởng.
Đến khi trẻ 2 - 3 tuổi có thể cho trẻ tham gia các bài tập vận động phức tạp hơn, ví dụ như sử dụng bút, nhảy, ném bóng, cầu thăng bằng, leo núi nhỏ,... Các hoạt động vận động này vừa giúp nâng cao thể chất, sức khỏe lại rất tốt cho trí não.
Nguyên tắc dạy trẻ 1 – 3 tuổi
Có một số nguyên tắc mà ba mẹ cần nhớ khi dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi để đạt hiệu quả tốt nhất, đó là:
-
Nên bắt đầu dạy trẻ càng sớm càng tốt: 3 năm đầu đời chính là thời điểm “vàng” để dạy trẻ vì khả năng tiếp thu của trẻ rất nhanh và vô hạn. Thời điểm này trẻ đang phát triển mạnh về cả mặt trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, cảm xúc. Nếu được giáo dục sớm, đúng cách sẽ giúp trẻ phát huy tối đa và toàn diện mọi mặt, thậm chí bộc lộ các tiềm năng của mình.
-
Vui vẻ, tôn trọng trẻ: Trong quá trình nuôi dạy trẻ ba mẹ cần có thái độ lạc quan, tích cực vì thái độ của ba mẹ sẽ có những ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của trẻ. Đồng thời, hãy tôn trọng sở thích của trẻ, để trở được tự do khám phá thay vì gò ép trẻ theo ý của bản thân.
-
Chỉ nên dạy khi trẻ vui vẻ: Nếu thấy trẻ chán nản, mệt mỏi, không muốn học ba mẹ đừng cố bắt ép trẻ học vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực và sợ hãi. Hãy chọn thời điểm trẻ vui vẻ để dạy sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn.
-
Dừng lại khi trẻ muốn: Khi nhận ra trẻ không muốn học nữa ba mẹ nên dừng lại ngay. Có thể chờ khi trẻ muốn học tiếp lại dạy. Thời gian dạy trẻ có thể thay đổi linh hoạt.
-
Đa dạng phương thức dạy: Đừng chỉ áp dụng mãi một phương thức dạy bởi nó sẽ làm trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú nữa bởi ở độ tuổi này trẻ thường “cả thèm chóng chán”.
-
Đảm bảo an toàn: Hãy luôn đồng hành cùng trẻ và chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ bởi trẻ chưa thể nhận biết được những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra.
Phương pháp dạy trẻ 1 – 3 tuổi giúp con phát triển toàn diện tư duy và cảm xúc
Để dạy trẻ 1 - 3 tuổi có thể phát triển toàn diện cả về tư duy lẫn cảm xúc ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp dạy sau:
Đóng giả nhân vật truyện
Hãy cùng trẻ chơi trò đóng giả những nhân vật trong truyện, tivi. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển cả về ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Thông qua việc đóng giả ba mẹ cũng có thể truyền tải tới bé những bài học ý nghĩa, giúp bé được hóa thân vào nhiều dạng nhân vật để cảm thấy đồng cảm với nhân vật đó hơn.
Đặt câu đố
Phương pháp dạy trẻ 1 đến 3 tuổi tiếp theo cũng rất hay đó là đặt câu đố. Trẻ 1 tuổi có thể chưa trả lời được câu đó ba mẹ đưa ra nhưng có thể phần nào hiểu được câu hỏi của ba mẹ. Và khi 2 - 3 tuổi trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ hơn có thể trả lời được những câu hỏi của ba mẹ.
Đặt câu hỏi là phương pháp có thể kích thích trí tư duy, suy luận của trẻ. Trẻ sẽ phải học cách sử dụng não bộ của mình để suy nghĩ, hình dung, thậm chí là dùng cả kĩ năng vận động của mình để tìm câu trả lời.
Cho trẻ nghe nhạc
Đây không phải là phương pháp dạy trẻ mới nhưng lại luôn có hiệu quả. Ba mẹ có thể cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn. Những bài hát này sẽ giúp trẻ phát triển về âm thanh, cảm nhận được nhịp điệu, gia tăng cảm xúc. Thậm chí, trẻ còn có thể sử dụng tay chân, cơ thể của mình để nhún nhảy theo âm nhạc. Thông qua các bài hát trẻ cũng có thể gia tăng được vốn từ vựng của mình lên đáng kể.
Đọc sách
Hãy cùng con đọc sách ngay khi con còn nhỏ bởi sách chính là giáo viên ngôn ngữ tuyệt vời. Thông qua sách con có thể học được rất nhiều từ vựng mới. Đồng thời, sách còn có thể dạy cho con những bài học ý nghĩa như tình cảm gia đình, bạn bè, cách sống bao dung, tha thứ,... Ba mẹ nên chọn cho con những quyển sách có hình ảnh minh họa, lượng chữ ít để tránh làm con cảm thấy ngộp. Đặc biệt, việc cùng con đọc sách khi con còn nhỏ có thể xây dựng cho con một thói quen tốt, yêu thích việc đọc sách và học tập hơn.
Để trẻ tự lập
Thêm một phương pháp dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi nữa đó là hãy để trẻ tự lập. Đừng bao giờ nghĩ rằng con còn nhỏ thì ba mẹ sẽ làm hết mọi việc và bao bọc con mọi lúc. Thay vào đó, hãy để con tự mình làm những việc nằm trong khả năng như tự vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong, lau bàn ghế,...
Cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài để thay đổi môi trường, mở rộng tầm nhìn. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng và dạn dĩ hơn khi gặp người lạ, ở trong một môi trường mới.
Xem thêm:
3 mẹo dạy trẻ 1 – 3 tuổi mẹ có thể áp dụng dễ dàng
Dạy trẻ 1 - 3 tuổi không khó nếu ba mẹ có phương pháp đúng đắn. Một vài mẹo dạy trẻ 1 - 3 tuổi dưới đây sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc dạy con.
Dạy trẻ đi theo tư thế đứng thẳng
Có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ mới tập đi thường khó giữ được thăng bằng, dễ bị vấp ngã và gặp vật cản trên đường trẻ có xu hướng dừng lại không đi tiếp hoặc tránh đi. Do đó, ba mẹ nên ở bên dìu đỡ, cổ vũ để trẻ dám vượt qua và bước đi thành thạo. Đồng thời, hãy chỉnh cho trẻ đi theo tư thế thẳng đứng và giải phóng hai bàn tay. Từ đó, tay sẽ trở thành công cụ giúp trẻ nhận thức với thế giới, thực hiện các chức năng sờ, cầm, nắm,...
Hơn nữa, khi trẻ đứng thẳng cũng sẽ giúp mở rộng tầm nhìn, định hướng không gian tốt hơn, phạm vi hoạt động lớn hơn và dây thanh quản phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.
Khuyến khích trẻ hoạt động với đồ vật
1 - 3 tuổi là độ tuổi hứng thú với mọi đồ vật. Thế nên, ba mẹ hãy trở thành người hướng dẫn, cộng tác, hỗ trợ cho trẻ khám phá chức năng, cách thức sử dụng những đồ vật này như thế nào. Những đồ vật trẻ có thể cảm thấy hứng thú như thìa, cốc, bát,... hay các món đồ chơi tháo lắp, bút,... Khi trẻ cảm thấy hứng thú, muốn tìm hiểu chính là lúc trí tuệ và khả năng vận động của trẻ được kích thích.
Dạy trẻ điều trẻ hứng thú
Hãy cố gắng tìm và dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi điều mà trẻ cảm thấy hứng thú. Khi trẻ hứng thú với điều gì sẽ trở nên tập trung hơn và chịu lắng nghe ba mẹ dạy. Do đó, khả năng tiếp thu, ghi nhớ, học hỏi cũng tăng lên đáng kể.
Như vậy là qua bài viết này Monkey đã chia sẻ cho ba mẹ cách dạy trẻ từ 1 đến 3 tuổi như thế nào đảm bảo khoa học, hiệu quả mà không cần dùng tới roi vọt, không khiến trẻ rơi nước mắt. Hãy bắt đầu giáo dục trẻ từ nhỏ và đúng cách để trẻ có thể phát triển toàn diện.
Learning, Play, and Your 1- to 2-Year-Old - Ngày truy cập 29/9/2022
https://kidshealth.org/en/parents/learn12yr.html
31 Things That You Can Teach Your 3 Year Old - Ngày truy cập 29/9/2022