zalo
Tập nói cho bé 1 tuổi - Phương pháp dạy bé nói nhanh, lưu loát
Giáo dục sớm

Tập nói cho bé 1 tuổi - Phương pháp dạy bé nói nhanh, lưu loát

Mục lục bài viết

Một trong những kỹ năng đầu đời quan trọng mà mỗi bé cần phải học đó là nói. Bé có thể học nói nhanh hay chậm phụ thuộc không nhỏ vào cách dạy của cha mẹ. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp tập nói cho bé 1 tuổi hiệu quả? Hãy cùng Monkey tìm hiểu ngay 9 phương pháp khoa học giúp bé 1 tuổi nói nhanh và lưu loát.

Khi nào nên bắt đầu dạy bé tập nói?

Với những ông bố bà mẹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm con thì chắc hẳn khó mà có thể nắm bắt được khi nào nên bắt đầu dạy con tập nói. Có thể chúng ta đều biết rằng trong vòng 2 năm đầu đời bé sẽ học được cách nói chuyện. Tuy chưa nói được câu dài, rõ ràng nhưng cũng có thể giúp người lớn ít nhiều hiểu được điều mà bé muốn truyền tải. 

Hướng dẫn dạy tập nói cho bé 1 tuổi. (Ảnh: Shutterstock.com)

Thông thường, bé được khoảng 18 - 24 tháng tuổi có thể nói được 2 - 4 từ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ dạy bé nói đúng thời điểm và đúng cách thì bé có thể sớm nói được và nói lưu loát, rành mạch hơn. 

Theo các chuyên gia về giáo dục sớm cho trẻ, cha mẹ nên bắt đầu giao tiếp ngay từ khi con vẫn còn là một bào thai. Đây chính là một giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho bé phát triển về âm thanh, âm điệu và ngôn ngữ trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ Việt lại chưa thực sự chú trọng và thường bỏ lỡ giai đoạn này. Thế nhưng, cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung vào thời kỳ thứ 2 của trẻ, tức từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

9 phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi nhưng được đánh giá là hiệu quả nhất thì có thể kể tới 9 phương pháp dưới đây:

Thường xuyên trò chuyện cùng bé

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng bé ngay từ khi bé mới chào đời. Dù rằng khi này bé vẫn chưa thể hiểu được nội dung cuộc trò chuyện nhưng điều đó không quan trọng. Việc thường xuyên giao tiếp, trò chuyện cùng bé sẽ giúp xây dựng mối liên kết trong não của bé, giúp bé làm quen với âm thanh từ sớm. Đây là tiền đề để giúp bé sớm tập nói. 

Khi nói, cha mẹ nên ôm bé và nhìn thẳng vào mắt bé. Như vậy bé sẽ tập trung nhìn vào cách cha mẹ phát âm và tập trung lắng nghe hơn.

Hãy thường xuyên nhìn thẳng vào bé và nói chuyện cùng bé. (Ảnh: Shutterstock.com)

Đặt câu hỏi cho bé

Khi bé đã được 6 tuần tuổi bé sẽ dần trở nên quan tâm nhiều hơn tới mọi thứ ở xung quanh. Thế nên, cha mẹ hãy thường xuyên đặt ra cho bé những câu hỏi kể cả bé không thể trả lời. Đó có thể là những câu hỏi đơn giản như “Con của mẹ đói không?”, “Mẹ cho con uống sữa nhé?”, “Con của mẹ lạnh không?”,... 

Hay cha mẹ có thể chỉ vào các đồ vật quanh nhà và đọc tên. Ví dụ, khi chỉ vào cái tivi hãy nói “Con nhìn kìa, cái tivi đó” hay “Ba ở kia kìa”, “Con nhìn kìa, một con mèo đó”,... 

Cách làm này sẽ giúp bé dần quen với sự hiện diện của mọi vật xung quanh và học được thêm nhiều từ mới, biết cách phân biệt, gọi tên các sự vật. 

Khuyến khích bé nói chuyện

Phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi tiếp theo đó là luôn khuyến khích cho bé nói chuyện. Khi bé được 3 - 4 tháng tuổi sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh như “ahh, ohh” và khi càng lớn âm thanh càng rõ ràng, dần trở thành những tiếp bập bẹ. Đây chính là thời điểm bé đang bắt đầu học nói chuyện. Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng khuyến khích cho bé tập nói bằng cách bắt chước lại những âm thanh bé phát ra để đáp lại.

Ba mẹ nên khuyến khích để bé mạnh dạn nói chuyện. (Ảnh: Shutterstock.com)

Thể hiện cảm xúc của chính mình

Ban đầu bé chỉ có thể ê a, bập bẹ những từ vô nghĩa. Tuy nhiên, dần dần bé sẽ thêm vào giọng nói của mình những giai điệu khác nhau. Và tới khi được 6 tháng tuổi bé sẽ nhận ra được cảm xúc của người lớn thông qua giọng nói. Đồng thời, cũng ở trong giai đoạn này bé biết cách phát ra nhiều âm thanh hơn để có thể thu hút sự chú ý của mọi người cũng như thông báo nhu cầu của mình, ví dụ như đói, khó chịu,.. 

Lúc này cha mẹ hãy đưa ra những phản hồi rõ ràng với bé như “Mẹ biết rồi”, “Ồ, con nói đúng rồi”, “Con đói rồi phải không, mẹ cho con ăn nhé” thay vì chỉ nhìn và mỉm cười với bé. 

Hát cho bé nghe

Hát cho bé nghe cũng là một phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi hiệu quả mà chúng ta vẫn thường hay làm. Cha mẹ có thể hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi ngắn, vui vẻ với giai điệu lặp đi lặp lại. Cách này sẽ giúp cho bé dễ dàng ghi nhớ từ hơn và có thể dần dần ngân nga, bắt chước theo. Rất nhiều cha mẹ đã áp dụng cách này để có thể giúp con nâng cao được vốn từ ngữ. 

Đọc truyện cho bé nghe

Bên cạnh việc hát thì cha mẹ cũng hãy thường xuyên đọc truyện cho bé nghe. Cha mẹ có thể chọn những cuốn truyện tranh, truyện thiếu nhi, truyện cổ tích vừa đọc vừa chỉ vào các hình ảnh minh họa cho bé xem. Những câu chuyện này không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn của bé mà còn có thể xây dựng vốn từ vựng cho bé trở nên phong phú hơn. 

Ba mẹ cùng con đọc truyện để tăng vốn từ. (Ảnh: shutterstock.com)

Nếu cha mẹ không có nhiều thời gian để đọc truyện cho bé thì cũng có thể tải app VMonkey. Trong ứng dụng có cả kho truyện, sách nói tiếng Việt đầy ý nghĩa với giọng đọc truyền cảm, rõ ràng, dễ dàng thu hút sự chú ý của bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm cả app Monkey Stories - Kho truyện tiếng Anh dành cho bé để bé có thể sớm làm quen với tiếng Anh thông qua các câu chuyện thú vị.

Chơi đùa cùng bé

Chơi đùa cùng bé cũng là một cách tập nói cho bé 1 tuổi mà cha mẹ nên áp dụng. Thay vì để cho bé tự chơi cha mẹ nên cùng tham gia chơi với bé và vừa chơi vừa dạy bé cách đọc tên từng món đồ chơi. Cách này sẽ giúp bé học tập tự nhiên, không cảm thấy gò bó, mệt mỏi, nhàm chán. Hơn nữa mẹ và con có thể gắn kết tình cảm, tăng hiệu quả ghi nhớ và giúp quá trình học nói diễn ra hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, cha mẹ nên cho bé chơi cùng những món đồ đảm bảo an toàn, có thể kích thích trí thông minh, ví dụ bồ đồ chơi xếp hình, lego,... thay vì các món đồ chơi công nghệ hay đồ chơi có tính nguy hiểm.

Trả lời tiếng khóc của bé

Thực ra bé 1 tuổi không chỉ giao tiếp bằng những tiếng bi bô mà còn bằng cả tiếng khóc. Khi bé khóc cho thấy rằng bé đang có những đòi hỏi về nhu cầu cơ thể. Cha mẹ lúc này không nên cảm thấy khó chịu hay bực mình mà hãy đáp lại tiếng khóc của bé và trò chuyện, hỏi han bé như “Sao con yêu khóc thế”, “Con yêu đói rồi à?”,... 

Xây dựng vốn từ cho bé

Bé được 1 tuổi đã có thể biết được một vài từ. Thế nên cha mẹ đừng bỏ quan thời điểm lý tưởng này để thúc đẩy bé tập nói, kể cả khi bé nói sai, nói chưa rõ ràng. Khi đó, cha mẹ có thể sửa lại cho bé cách phát âm sao cho chính xác. Đồng thời, hãy xây dựng vốn từ vựng cho trẻ bằng cách đặt ra các câu hỏi mang tính lựa chọn. Ví dụ như “Con muốn ăn táo hay ăn chuối?”, “Con muốn mặc chiếc váy hồng hay váy xanh?”, “Con muốn chơi máy bay hay tàu hỏa?”,...

Mặt khác, cha mẹ cũng có thể tải VMonkey - Ứng dụng học tiếng Việt cho trẻ để trẻ được xây dựng nền tảng từ ngữ tiếng Việt phong phú từ sớm.

Xem thêm: Mách ba mẹ cách dạy bơi cho bé 1 tuổi

Lưu ý khi dạy bé 1 tuổi tập nói

Ngoài ra, trong quá trình tập nói cho bé 1 tuổi có một số điều sau mà các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Kiên nhẫn: Ba mẹ hãy kiên nhẫn khi dạy bé tập nói, đừng quá lo lắng hay vội vàng bởi thái độ của cha mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng tới cảm xúc và tâm lý của con trẻ.

  • Sửa lỗi sai cho con: Khi thấy bé phát âm sai thì cha mẹ cần sửa lại cho con để tránh tạo thành thói quen, sau này khi lớn bé sẽ rất khó sửa.

  • Không cắt ngang lời bé: Cha mẹ không nên cắt ngang khi bé đang nói vì điều đó có thể khiến bé không vui, không muốn nói nữa. 

  • Tạo điều kiện để con giao tiếp: Nên tạo điều kiện để bé có thể được giao tiếp nhiều hơn với mọi người, đặc biệt là bạn bè cùng độ tuổi để bé tự tin hơn và thích nói chuyện hơn.

  • Là tấm gương cho con: Cha mẹ chính là tấm gương của bé, bé thường sẽ thích bắt chước theo người lớn. Do đó, khi nói chuyện cha mẹ cần chú ý nói đúng và nói những lời nói lịch sự.

  • Đồng hành cùng con: Luôn luôn quan sát, đồng hành cùng con bởi ở độ tuổi này các bé rất hiếu động, dễ bị thương, bị ngã.

  • Can thiệp kịp thời: Nếu thấy con chậm tập nói cha mẹ nên đưa con đi thăm khám để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị. 

Trên đây là những phương pháp tập nói cho bé 1 tuổi mà cha mẹ nên biết và có thể áp dụng để dạy con của mình. Việc nắm chắc thời điểm “vàng” để dạy trẻ tập nói sẽ giúp trẻ nói được sớm, lưu loát và có vốn từ phong phú.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!