zalo
Dạy bé học bài thơ Vẽ quê hương lớp 3 trang 88 SGK tiếng Việt tập 1
Học tiếng việt

Dạy bé học bài thơ Vẽ quê hương lớp 3 trang 88 SGK tiếng Việt tập 1

Đào Nhàn
Đào Nhàn

24/02/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Hướng dẫn học và giải bài tập bài thơ vẽ quê hương lớp 3 được Monkey bám sát chương trình học SGK tiếng Việt. Qua đây sẽ giúp các em hiểu bài học và hoàn thành bài tập một cách dễ dàng nhất. Các thầy cô và ba mẹ cũng có thể tham khảo để quá trình dạy trẻ học dễ dàng hơn.

Tập đọc bài vẽ quê hương lớp 3

Khi học bài tiếng Việt lớp 3 tập 1 vẽ quê hương, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung của 3 phần: tập đọc, luyện từ và câu và tập viết chính tả. Trước tiên, Monkey sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài vẽ quê hương tập đọc lớp 3 phần Tập đọc. Yêu cầu chính của phần này là chúng ta sẽ cùng nhau đọc để tìm hiểu nội dung của bài, sau đó đi trả lời các câu hỏi ở trang 89 SGK tiếng Việt tập 1.

Bài đọc vẽ quê hương lớp 3

Nội dung bài vẽ quê hương tập đọc lớp 3 cụ thể như sau:

VẼ QUÊ HƯƠNG

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tươi, đỏ thắm.


Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một màu xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Xanh màu ước mơ...


Em quay đầu đỏ

Vẽ nhà em ở

Mái ngói đỏ tươi

Trường học trên đồi

Em tô đỏ thắm

Cây gạo đầu xóm

Hoa nở chói ngời

A! nắng lên rồi

Mặt trời đỏ chót

Lá cờ Tổ quốc

Bay giữa trời xanh…

 

Chị ơi bức tranh

Quê ta đẹp quá!

Định Hải

Bài vẽ quê hương tiếng Việt lớp 3. (Ảnh: Chụp SGK)

Khi tập đọc bài thơ vẽ quê hương lớp 3, các em cần chú ý đọc to, rõ ràng, rành mạch câu chữ. Sau mỗi câu thơ, khổ thơ, dấu chấm, dấu phẩy trong bài cần ngắt hơi. Đặc biệt, các em cần cố gắng thể hiện biểu cảm, cảm xúc vui tươi, trong sáng trong từng câu thơ.

Trả lời câu hỏi bài vẽ quê hương lớp 3

Sau khi tập đọc bài thơ vẽ quê hương lớp 3, em hãy dựa vào nội dung đã học để trả lời các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ.

Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại khổ thơ thứ 2 và 3 để tìm những cảnh vật được tả trong bài thơ vẽ quê hương lớp 3.

Câu trả lời: Những cảnh vật được tả trong bài thơ vẽ quê hương lớp 3 là: tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, mái ngói, trường học, hoa gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.

Câu 2: Cảnh vật được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy.

Hướng dẫn trả lời: Em hãy đọc lại khổ thơ 2 và 3 để biết những cảnh vật ấy được tả bằng màu sắc như thế nào. 

Câu trả lời: Các màu sắc của cảnh vật được tả trong bài vẽ quê hương lớp 3 là: tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, trời mây xanh ngắt,mặt trời đỏ chót.

Câu 3: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất.

Vì quê hương rất đẹp.

Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.

Vì bạn nhỏ yêu quê hương.

Hướng dẫn trả lời: Đối với câu hỏi trắc nghiệm này em hãy dựa vào nội dung bài học và tự suy nghĩ để trả lời.

Câu trả lời: Đáp án đúng: C - Vì bạn nhỏ yêu quê hương.

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ

Ý nghĩa nội dung bài vẽ quê hương lớp 3

Sau khi đọc và trả lời các câu hỏi ở trên, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa nội dung bài vẽ quê hương lớp 3 là Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Từ đó nói lên tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ trong bài.

Ý nghĩa bài vẽ quê hương lớp 3. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho trẻ Học Tiếng Anh Online & Offline cùng với Monkey Junior vô cùng đơn giản và tiện lợi.

Luyện từ và câu tiếng Việt lớp 3 vẽ quê hương

Câu 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm: Chỉ sự vật ở quê hương và Chỉ tình cảm đối với quê hương.

cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

Câu trả lời:

  • Từ chỉ sự vật ở quê hương: dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.

  • Từ chỉ tình cảm đối với quê hương: nhớ thương, yêu quý, yêu thương, bùi ngùi, tự hào.

Câu 2: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau:

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng. 

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

Câu trả lời: Có thể thay thế từ quê hương trong câu trên bằng các từ: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.

  • Tây Nguyên là quê quán của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

  • Tây Nguyên là quê cha đất tổ của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng. 

  • Tây Nguyên là nơi chôn rau cắt rốn của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

Câu 3: Những câu nào trong đoạn dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi "Ai?" hoặc "Làm gì?"

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Theo Nguyễn Thái Vận

Giải nghĩa từ ngữ:

  • Móm lá cọ: lá cọ non túm lại để đựng thức ăn, hạt giống,...

  • Om: nấu nhỏ lửa và lâu cho ngấm mắm muốn hoặc ngâm lâu trong nước nóng già cho chín.

Câu trả lời:

Ai

làm gì?

Cha

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau

Chị tôi

đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu

Chúng tôi

rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Câu 4: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu Ai làm gì ?: bác nông dân, em trai tôi, những chú gà con, đàn cá.

Gợi ý: Em hãy đặt câu nói về hoạt động của mỗi sự vật trên.

Câu trả lời:

Ai

làm gì?

Bác nông dân

đang dắt trâu ra đồng cày ruộng

Em trai tôi

đang học bài

Những chú gà con

đang chạy lon ton đi bên gà mẹ

Đàn cá

bơi xúm lại vào gần bờ để lấy thức ăn.

Tập viết bài vẽ quê hương tiếng Việt lớp 3

Cuối cùng là phần tập viết của bài vẽ quê hương lớp 3. Ở phần này, các em sẽ được tập viết chữ tên riêng Ghềnh Ráng và câu ứng dụng Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. Trước khi tập viết, các em cần lưu ý hai vấn đề quan trọng là tư thế ngồi và cách cầm bút.

Tư thế ngồi đúng cho trẻ khi học bài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Tư thế ngồi:

    • Lưng thẳng, ngực không tì vào bàn.

    • Đầu hơi cúi xuống nhìn vở.

    • Mắt cách vở khoảng 25 - 30 cm.

    • Tay phải cầm bút chắc chắn.

    • Tay trái tì nhẹ lên vở để giữ.

    • Hai chân để duỗi song song thoải mái.

  • Cách cầm bút:

    • Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.

    • Khi viết, 3 ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút hơi nghiêng về bên phải.

    • Cổ tay, khuỷu tay và cánh tay di chuyển mềm mại để đưa bút viết chữ cho đẹp.

Những quy tắc cầm bút và tư thế ngồi ở trên nhằm đảm bảo giúp các em viết chữ đẹp mà không ảnh hưởng đến lưng và mắt. Ba mẹ, thầy cô cần đặc biệt để ý đến trẻ khi ngồi học bài và nắn chỉnh lại cho đúng.

Viết tên riêng: Ghềnh Ráng

Ghềnh Ráng còn được gọi là Mộng Cầm. Đây là một thắng cảnh ở tỉnh Bình Định, có nhiều bãi tắm đẹp.

Khi tập viết tên riêng này, các em hãy viết bằng chữ nhỏ, chú ý độ cao của từng chữ. Với các chữ cái đầu của tên riêng cần phải viết hoa (G và R). 

Viết câu ứng dụng

Ai về đến huyện Đông Anh

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Đây là câu ca dao nói lên niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành, được xây dựng từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm. Công trình này được xây dựng theo hình xoắn như trôn ốc rất ấn tượng. Nếu ai có dịp ghé qua huyện Đông Anh thì đừng quên đến thăm di tích lịch sử nơi đây nhé.

Đối với câu ứng dụng này, các em hãy tập viết vào trong vở của mình kiểu chữ nhỏ. Dòng đầu tiên viết thụt lùi vào một ô, dòng thứ 2 không cần lùi. Chú ý đúng độ cao của các chữ cái và khoảng cách giữa các tiếng.

Như vậy, bài viết này đã giúp các em hiểu và hoàn thành các bài tập của bài thơ vẽ quê hương lớp 3. Để tìm hiểu thêm nhiều bài học khác, các em hãy truy cập website monkey.edu.vn mỗi ngày nhé.

Ngoài ra, ba mẹ có thể kết hợp cho con học cùng ứng dụng VMonkey để xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc hơn. Thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, VMonkey giúp cho trẻ ghi nhớ kiến thức nhanh và sâu hơn. Đồng thời còn kích thích sự hứng thú học của trẻ nên ba mẹ không cần phải nhắc nhở trẻ học mỗi ngày.

VMonkey - Ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học. (Ảnh: Monkey)

App VMonkey có các bài học phù hợp với mọi lứa tuổi từ mầm non đến tiểu học. Trong đó bao gồm các bài học vần theo chương trình SGK mới, hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc, trên 700 truyện tranh tương tác, 300+ sách nói cùng 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện.

Nhờ vậy mà sau khi học ứng dụng này, trẻ sẽ nhanh chóng biết chữ, biết đánh vần, phát âm chuẩn, đặt câu đúng ngữ pháp. Các kỹ năng đọc hiểu, trí tuệ cảm xúc cũng phát triển ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức tốt. Từ đó tạo tiền đề, nền tảng tiếng Việt vững chắc cho các em, giúp em trở thành người có ích và tử tế.

Nếu còn điều gì thắc mắc, ba mẹ có thể liên hệ đến hotline 1900 6360 52 để được tư vấn, giải đáp miễn phí nhanh chóng nhất nhé. Hoặc ba mẹ có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm VMonkey TẠI ĐÂY.

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

VMonkey - Ứng dụng Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới. TẢI APP và ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ưu đãi tới 40% cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác.

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!