zalo
Hướng dẫn chi tiết cách phát âm phụ âm tiếng Việt chuẩn chỉnh nhất hiện nay
Học tiếng việt

Hướng dẫn chi tiết cách phát âm phụ âm tiếng Việt chuẩn chỉnh nhất hiện nay

Ngân Hà
Ngân Hà

10/01/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Để cách phát âm phụ âm tiếng Việt trở nên dễ dàng đòi hỏi ba mẹ cần sự kiên nhẫn cùng với phương pháp dạy học phù hợp với con. Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về phụ âm và cách đọc phụ âm sao cho chuẩn nhất nhé.

Hướng dẫn chi tiết cách phát âm phụ âm trong tiếng Việt

Đối với bảng chữ cái tiếng Việt được chia làm 29 chữ. Trong đó bao gồm 12 nguyên âm, 17 phụ âm và các phụ âm ghép. Thật vậy, trước khi bắt đầu dạy con học phát âm tiếng Việt với các phụ âm, chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ đã nắm chắc bảng chữ cái và những nguyên tắc khi học. Bởi vì điều này là hết sức quan trọng, nó giúp ta phân biệt và phát âm tiếng Việt chuẩn hơn.

Dạy phát âm tiếng Việt đối với phụ âm đơn

Phụ âm được hiểu là âm thanh phát ra từ thanh quản của miệng và khi đọc to thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở hoặc bị tắc. Chẳng hạn: Lưỡi va chạm môi hoặc răng, hai môi chạm nhau. Vì thế, phụ âm chỉ là phát ra thành tiếng trong lời nói. Một cách nhận biết phụ âm nữa là lúc nào phụ âm cũng sẽ đi kèm với nguyên âm.

Cách phát âm phụ âm đơn trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Riêng với phụ âm đơn, ba mẹ hãy hướng dẫn con khi đọc chữ cái nào đó cần chú ý thanh quản sẽ được đóng một phần hoặc hoàn toàn. Ví dụ: Khi phát âm âm t, ta sẽ phát âm bằng phần phía trước của lưỡi, với âm s sẽ đọc bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp hay âm h thì được phát âm từ họng.

Bên cạnh đó, ba mẹ đừng quên hãy luôn khuyến khích trẻ học tập và học phát âm nhé. Có thể những buổi đầu tiên, con sẽ không thể đọc đúng và chuẩn được các phụ âm. Nhưng việc học nói lúc nào cũng cần thời gian dài luyện tập và trau dồi. Hãy để trẻ tự chủ động mình thay vì chèn ép con đọc đúng sẽ tạo áp lực cho bé về sau.

Cách phát âm tiếng Việt chuẩn đối với các phụ âm ghép

Trong tiếng Việt, ngoài các phụ âm đơn chúng ta còn có 11 phụ âm ghép bao gồm: Ph, th, tr, gi, ch, nh, ng, kh, gh, ngh, qu. Do vậy, trước khi dạy con học các âm ghép hãy đảm bảo rằng bé đã có thể đọc và phân biệt được các âm đơn. Vì thông thường các âm ghép sẽ hơi phức tạp và cách đọc cần nhiều kỹ năng hơn.

Với cách đọc các âm ghép sẽ vô cùng đơn giản nếu ba mẹ hướng dẫn con cách kết hợp giữa hai âm đơn với nhau. Đặc biệt, để bé có thể phát âm chuẩn thì trước tiên người dạy phải đọc chính xác nhất. Từ đó, bé sẽ có xu hướng “Bắt chước” theo cách đặt lưỡi, phát âm của người dạy và ghi nhớ tốt hơn.

Học phát âm đối với phụ âm ghép trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé xem các chương trình Youtube dạy đọc và mỗi ngày dành ít thời gian để lắng nghe con đọc. Nếu sai thì vẫn kịp thời sửa và đọc mẫu lại vài lần để bé ghi nhớ. Lưu ý không để trẻ tự học khi mới bắt đầu đọc chữ. Bởi vì có một số từ ghép rất khó nhớ và dễ bị nhầm lẫn, yêu cầu con nghiêm túc trong quá trình học chữ.

Trong các âm ghép của bảng chữ cái, âm ngh chính là một phụ âm ghép đặc biệt. Với 3 âm ghép lại như này thường đọc là “ngờ” hay “ngờ ghép”. Ví dụ, với từ nghé chúng ta sẽ phát âm như sau: Ngờ e nge sắc nghé.

Ngoài ra, một số phụ âm khác như: Âm n và g ghép lại đọc là “ngờ”, k và h ghép lại đọc là “khờ”, g và h ghép lại đọc là “gờ” hoặc “gờ ghép”, âm c và h ghép lại đọc là “chờ”. Một số ví dụ cho các phụ âm ghép như: Chó, cha, ghe, khỉ, ngã,...

Giúp con đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái; Con viết đúng chính tả, không bị nói ngọng hay ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền với ứng dụng "chơi mà học" VMONKEY.

Những lỗi sai thường gặp khi dạy bé cách phát âm phụ âm tiếng Việt

Thời gian đầu dạy bé học phát âm, bạn sẽ không tránh khỏi những lỗi sai thường gặp. Nhưng nếu không kịp thời sửa chữa, trẻ sẽ bị quen với cách đọc ấy và rất khó để cải thiện khi bắt đầu học trên lớp. Để tránh những tình trạng đó xảy ra, hãy cùng Monkey điểm qua những lỗi sai dễ gặp để có những biện pháp cải thiện cho con nhé.

Phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu

Đây là một lỗi sai không chỉ riêng trẻ em, mà đôi khi người lớn cũng dễ mắc phải. Một phần là do ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền, thông thường người miền nam sẽ dễ mắc lỗi sai hơn. Chẳng hạn: Cây tre bị đọc thành cây che, trái vải lại đọc thành trái dải,... 

Phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Và thông thường người ta chỉ quan tâm việc đọc như thế nào mà bản thân cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, điều này dẫn đến việc nói sai thì viết sai và nếu trong giao tiếp hàng ngày, việc phát âm như vậy sẽ khiến người nghe khó hiểu. Đặc biệt với các âm như s thành x, tr thành ch, r thành d hoặc gi hay v thành d là một kiểu phổ biến.

Chúng ta không thể sửa đổi hoàn toàn cách nói của mỗi người, vì phát âm theo tiếng địa phương trở thành một bản sắc văn hóa. Nhưng đối với trẻ em, việc phát âm chuẩn lại trở nên vô cùng quan trọng. Ba mẹ có thể dạy con phân biệt trước các âm dễ lẫn lộn, học cách uốn lưỡi đúng nhưng trước tiên, bạn hãy là người phát âm chuẩn trước.

Xem thêm: Cách phát âm chữ h trong tiếng Việt chi tiết và dễ hiểu nhất

Ảnh hưởng bởi tiếng địa phương

Cũng giống nhau các âm dễ bị nhầm lẫn phía trên, ảnh hưởng bởi tiếng địa phương là một phần khiến trẻ em hiện nay có thói quen phát âm dựa theo vùng miền là chủ yếu. Đơn giản là vì nếu người dạy phát âm thế nào, bé sẽ học theo thế đó hoặc là việc tiếp xúc, trao đổi hàng ngày cũng là một môi trường bé “Bắt chước” theo lối nói đó.

Thực tế, các âm như l và n dễ bị lẫn lộn nhất, chẳng hạn người vùng Hà Tây cũ chỉ phát âm được l mà không nói được n, còn vùng Hải Phòng thì người dân thường đọc âm l thành n. Nhưng nếu việc nhầm lẫn như vậy sẽ gây nên một số khó khăn nhất định, vì những nghề như phát thanh viên, giáo viên,... thì lại yêu cầu có một giọng đọc chuẩn.

Ảnh hưởng bởi tiếng địa phương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, yếu tố nói ngọng cũng là một lỗi sai thường thấy ở trẻ em. Tuy vậy, việc nói ngọng có thể cải thiện được khi bé dần lớn lên. Nhưng vấn đề của ảnh hưởng tiếng vùng miền thì cần ba mẹ nghiêm túc hơn khi dạy con phát âm. Bởi việc phát âm chuẩn tiếng Việt không chỉ giúp bé tự tin giao tiếp mà còn là tôn trọng ngôn ngữ dân tộc ta.

Dạy bé luyện phát âm chuẩn hơn với phần mềm VMonkey

Để bạn có thể hiểu hơn về ứng dụng thì VMonkey chính là một phần mềm dạy học tiếng Việt dựa theo chương trình GDPT Mới dành cho các em từ cấp bậc Mầm non đến Tiểu học. Đến với VMonkey, chúng ta không cần trang bị gì nhiều, chỉ cần một thiết bị có kết nối Internet là có thể học ở mọi lúc mọi nơi, không cần thời gian cố định.

Dạy bé luyện phát âm chuẩn hơn với phần mềm VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Việc học một ứng dụng trực tuyến giúp mang lại những giá trị và sự tiện lợi cho phụ huynh: Bạn có thể thoải mái với thời gian bận rộn của cá nhân mà không lo việc đón con trễ giờ, tiết kiệm tiền, theo dõi quá trình bé học, tìm hiểu được những sở thích của con. Đồng thời, VMonkey còn trang bị cho trẻ kho truyện sách nói đa dạng với:

  • Thơ: Một trong những dòng văn nuôi dưỡng tâm hồn và tạo tình yêu con chữ cho bé chính là thơ. Vì thế, VMonkey không thể thiếu đi một thể loại sách nói quan trọng như vậy, ứng dụng đã trang bị các chủ đề vô cùng đa dạng từ ngày lễ, tình bạn, gia đình qua những tác phẩm: Sự tích hoa ban, chiếc diều mây,...

  • Truyện cổ tích: Tuổi thơ của các em chắc chắn luôn gắn liền với những câu truyện cổ tích dân gian, thông qua những tác phẩm đó nó giáo dục bé trở thành một người có ích cho xã hội. Hệ thống mang đến cho bé những tác phẩm nổi tiếng như: Thánh Gióng, thầy bói xem voi,... vô cùng thú vị.

  • Bài học cuộc sống: Bao gồm các câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ thông qua các tác phẩm: Hiểu nhầm, kiên nhẫn, đôi bàn tay hoa hay mùa hè đáng nhớ.

  • Truyện kinh điển: Sự đa dạng của các chủ đề sách nói nhằm mang đến cho trẻ nhiều sự lựa chọn và tìm hiểu thêm về sở thích cá nhân. Với chủ đề truyện kinh điển, VMonkey đã trang bị một kho tàng truyện cổ tích trên các nước như: Pháp, Nga, Nhật bởi tác phẩm cáo và cò, con cáo và chùm nho hay cậu bé Pinocchio.

Bên cạnh một thư viện sách nói đồ sộ, VMonkey giúp con có một phương pháp học cuốn hút hơn bằng cách: Trẻ sẽ nghe và học bởi thao tác ấn chạm vô cùng đơn giản trên màn hình. Khi con chạm vào thiết bị, các hình ảnh mô tả sắc nét kèm âm thanh sinh động tạo cho trẻ niềm cảm hứng truy cập ứng dụng mỗi ngày.

Để rèn luyện cách phát âm phụ âm tiếng Việt không bị ảnh hưởng bởi tiếng địa phương hay cải thiện tình trạng nói ngọng, ứng dụng trang bị một giọng đọc chuẩn Việt, giàu cảm xúc kích thích trí tưởng tượng và đưa con vào những giấc ngủ ngon. Đồng thời, tính năng đọc truyện sẽ luôn hoạt động ngay cả khi màn hình đã tắt.

>>> Đăng ký học thử VMonkey miễn phí: Tại đây

Hiện tại, ứng dụng VMonkey đã có mặt trên các nền tảng CH PlayApp Store. Hãy mau tải ngay để phần mềm trở thành một người bạn đồng hành cùng con trên chặng đường học tiếng Việt. Về phía ba mẹ, nếu bạn có bất cứ điều gì phân vân, ứng dụng sẽ trực tiếp trao đổi và phản hồi phụ huynh trong suốt 24h.

Khi tải ứng dụng, giao diện đầu tiên bạn gặp sẽ là các công cụ: Truyện tương tác, audio book, giao diện cập nhật truyện hay hàng tuần, góc quản lý cùng với các cấp bậc học theo độ tuổi con. Thông qua giao diện này, bạn có thể dễ dàng lựa chọn hình thức học cũng như các chủ đề truyện phù hợp với sở thích của bé nhé.

Dạy bé cách phát âm phụ âm tiếng Việt không là chuyện của riêng ai. Nhưng nếu chúng ta hệ thống được phương pháp cũng như cách dạy phù hợp thì bé sẽ cải thiện được khả năng nói và tự tin hơn. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thể dạy con học chữ một cách tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!