Hướng dẫn soạn bài Người ăn xin tiếng Việt lớp 4 trang 31 SGK tiếng Việt tập 1 đầy đủ, chi tiết nhất. Qua đây sẽ giúp các em tiếp thu bài giảng tốt hơn và trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.
Tập đọc người ăn xin tiếng việt lớp 4
Để nắm được nội dung, ý nghĩa của bài người ăn xin lớp 4 tập 1, các em hãy cùng Monkey đi tập đọc bài học này trước tiên. Nội dung của bài người ăn xin lớp 4 được chia thành 3 đoạn như sau:
-
Đoạn 1: Từ đầu đến cầu xin cứu giúp - Nói về hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương.
-
Đoạn 2: Tiếp theo đến không có gì để cho ông cả - Nói về việc cậu bé xót thương và tìm cách giúp đỡ ông lão.
-
Đoạn 3: Phần còn lại - Sự đồng cảm giữa ông lão ăn xin và cậu bé.
Toàn bộ nội dung của bài học người ăn xin lớp 4 cụ thể như sau:
NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão. (theo Tuốc-ghê-nhép) |
Để đọc bài tiếng Việt lớp 4 người ăn xin trang 30 được đúng và hay, các em cần chú ý những điều sau đây:
-
Đọc to, rõ ràng, lưu loát các câu chữ.
-
Ngắt hơi đúng nhịp dấu chấm, dấu phẩy.
-
Chú ý đọc đúng các từ dễ nhầm lẫn như: ăn xin, xấu xí, cầu xin, xiết lấy, sưng húp, tài sản, sợ hãi, rên rỉ, run rẩy, giàn giụa, giúp, gì, giận, giọng, chao ôi, chiếc khăn, chằm chằm, chút, lọm khọm, lẩy bẩy,...
-
Giọng đọc thể hiện biểu cảm, cảm xúc bằng cách nhấn giọng tại một số từ:
-
Các từ thể hiện ông lão ăn xin đáng thương: Lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, tái nhợt, tả tơi, thảm hại, gặm nát, xấu xí, sưng húp, rên rỉ, lẩy bẩy, run rẩy,...
-
Các từ thể hiện sự đồng cảm giữa lão ăn xin và cậu bé: nắm chặt, nở nụ cười, xiết lấy, cảm ơn, đã cho,...
Khi học bài người ăn xin tập đọc lớp 4 có thể các em sẽ thấy một số từ ngữ khó hiểu. Dưới đây Monkey sẽ giải nghĩa cụ thể một số từ để các em nắm rõ hơn:
-
Lọm khọm: Từ chỉ dáng vẻ già yếu, lưng còng, chậm chạp.
-
Đỏ đọc: rất đỏ, như có pha sắc máu.
-
Giàn giụa: Từ chỉ nước mắt tràn ra nhiều, không kiềm giữ được.
-
Thảm hại: (nói về dáng vẻ) khổ sở, đáng thương.
-
Chằm chằm: (từ thể hiện ánh mắt nhìn) chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi.
Ngoài các từ liệt kê ở trên, nếu còn từ nào khó hiểu em hãy hỏi thêm thầy cô hoặc ba mẹ để được giải đáp nhé.
Cách làm bài đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm lớp 3 và giải vở bài tập chi tiết
Đặt câu theo mẫu Ai là gì lớp 2 - Phân biệt với các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?
Ôn tập Tiếng Việt lớp 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
Ý nghĩa nội dung bài người ăn xin lớp 4
Sau khi tập đọc tiếng Việt lớp 4 tập 1 bài người ăn xin, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này là:
Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Tuy cậu bé không có gì ngoài tấm lòng cho lão ăn xin, ông lão không nhận được gì từ cậu bé nhưng ông vẫn động cảm động, trân trọng và quý mến tấm lòng của cậu bé. Hai con người với hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đồng điệu ở tâm hồn. Họ đã cho và nhận ở nhau tình cảm chân thành. Từ đó giúp chúng ta hiểu được bài học Thương người như thể thương thân. Trong cuộc sống còn rất nhiều điều bất công, còn nhiều người yếu đuối, bất hạnh. Chúng ta cần biết lắng nghe, cảm thông, yêu thương những người bất hạnh, đáng thương đó. Khi cho đi chính là khi nhận lại. Ta cho đi tình thương thì sẽ nhận lại được tình thương. |
Giải bài tập tiếng Việt lớp 4 người ăn xin
Không chỉ dừng lại ở phần tập đọc tiếng Việt lớp 4 trang 30 người ăn xin, các em hãy dựa vào nội dung bài để trả lời các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
Phương pháp giải: Em đọc lại đoạn 2 của bài tiếng việt 4 người ăn xin để thấy rõ ông lão ăn xin đáng thương như thế nào.
Câu trả lời: Theo nội dung bài người ăn xin lớp 4, những hình ảnh cho thấy ông lão ăn xin vô cùng đáng thương là:
-
Ông lão già lọm khọm
-
Đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt
-
Đôi môi tái nhợt
-
Áo quần tả tơi
-
Hình dáng xấu xí
-
Bàn tay sưng húp bẩn thỉu
-
Giọng rên rỉ cầu xin.
Câu 2: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé, chứng tỏ rằng tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?
Phương pháp giải: Em hãy đọc lại toàn bài người ăn xin tiếng Việt lớp 4 để tìm các chi tiết về hành động và lời nói ân cần của cậu bé khi đối diện với ông lão và đưa ra nhận xét.
Câu trả lời: Hành động và lời nói ân cần của cậu bé đối với ông lão trong bài người ăn xin lớp 4 là:
-
Hành động: Lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.
-
Lời nói: Xin ông lão đừng giận mình “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”.
Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ cậu bé chân thành thương xót ông lão, tôn trọng ông và rất muốn giúp đỡ ông.
Câu 3: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói :" Như vậy là cháu đã cho lão rồi!" Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
Phương pháp giải: Em hãy suy nghĩ xem cậu bé đã cho ông lão điều gì thông qua những hành động và cử chỉ của mình?
Câu trả lời: Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão sự thông cảm và kính trọng qua hành động cố gắng lục tìm quà tặng và qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt của cậu.
Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
Phương pháp giải: Em suy nghĩ gì về hành động siết lấy bàn tay cậu bé của ông lão và câu nói cuối cùng của ông: “Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.”
Câu trả lời: Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn, đặc biệt là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu, chia sẻ cho nhau những bất hạnh trong cuộc đời.
Tóm lại, bài viết này đã giúp các em nắm rõ nội dung bài học người ăn xin lớp 4 và biết cách trả lời các câu hỏi của bài. Các em hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên để không bỏ lỡ bài giảng bổ ích nào khác nhé.
Ngoài ra, học cùng ứng dụng VMonkey cũng là một trong những phương pháp giúp trẻ học giỏi tiếng Việt hơn được các chuyên gia đầu ngành giáo dục đánh giá cao. Khi học VMonkey, trẻ sẽ cảm thấy thích thú, ham học hơn nhờ các phương pháp giáo dục hiện đại thông qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi. Từ đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn, ba mẹ cũng giảm bớt nỗi lo phải thúc giục con học bài mỗi ngày.
Đặc biệt là với hệ thống bài học được đội ngũ chuyên gia thiết kế rất bài bản, phù hợp với từng độ tuổi từ mầm non đến tiểu học, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Tổng các bài học của VMonkey gồm có 112 bài học vần, giúp trẻ nhanh biết đánh vần, phát âm chuẩn và cải thiện giọng nói ngọng, nói giọng địa phương, đặt câu đúng ngữ pháp trước khi trẻ vào lớp 1. Hơn 700 truyện tranh tương tác, 300+ sách nói, 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện giúp trẻ đọc trôi chảy, tăng khả năng đọc hiểu văn bản. Cùng với đó là hơn 1.000 truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc giúp phát triển trí tuệ cảm xúc của trẻ, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức tốt.
Vì vậy, không chỉ những bố mẹ đang có con học lớp 4 mà ngay cả các con đang trong độ tuổi từ 0-11 cũng nên cho con học VMonkey. Bởi đây là cách xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ, đồng thời góp phần dạy trẻ nên người.
Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.
Xem thêm: