zalo
Soạn bài tập tiếng Việt: Tuổi ngựa lớp 4 trang 149 SGK tập 1
Học tiếng việt

Soạn bài tập tiếng Việt: Tuổi ngựa lớp 4 trang 149 SGK tập 1

Đào Nhàn
Đào Nhàn

01/03/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Hướng dẫn soạn bài tập đọc Tuổi ngựa lớp 4 trang 149 SGK tiếng Việt tập 1 đầy đủ, chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em nắm rõ nội dung bài học. Đồng thời, quý thầy cô và ba mẹ học sinh cũng có thể tham khảo để dạy trẻ dễ dàng hơn.

Tập đọc lớp 4 tuổi ngựa

Phần soạn bài tuổi ngựa lớp 4 gồm có 3 phần: Tập đọc, Đưa ra kết luận về ý nghĩa bài học và Đọc - hiểu trả lời các câu hỏi của bài. Trước tiên, Monkey sẽ hướng dẫn các em tập đọc bài tuổi ngựa lớp 4 để các em nắm được ý nghĩa nội dung bài học. Sau đó các em sẽ dễ dàng trả lời được các câu hỏi của bài ở phần đọc hiểu.

Nội dung của bài tập đọc lớp 4 tuổi ngựa cụ thể như sau:

Tuổi Ngựa

(trích)

- Mẹ ơi, con tuổi gì?

- Tuổi con là tuổi Ngựa

Ngựa không yên một chỗ

Tuổi con là tuổi đi...


- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá...

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền...


Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng hoa mơ

Trang giấy nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi hoa huệ ngạt ngào

Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.


Tuổi con là tuổi Ngựa

Nhưng mẹ ơi, đừng buồn

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách biển

Con tìm về với mẹ

Ngựa con vẫn nhớ đường.

XUÂN QUỲNH

Bài tiếng Việt tuổi ngựa lớp 4. (Ảnh: Chụp SGK)

Bài tuổi ngựa tập đọc lớp 4 này được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu bài thơ đến tuổi đi (hết khổ thơ thứ nhất).

  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “của trăm miền…” (hết khổ thơ thứ hai).

  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “hoa cúc dại” (hết khổ thơ thứ ba).

  • Đoạn 4: Phần còn lại (hết khổ thơ thứ tư).

Trong bài tuổi ngựa lớp 4 có một số từ ngữ các em cần lưu ý như:

  • Tuổi ngựa: Là tuổi của những người sinh năm Ngựa (tức năm Ngọ, tính theo âm lịch)

  • Đại ngàn: Có nghĩa là rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.

Để giúp các em tập đọc lớp 4 tuổi ngựa trang 149 được đúng và hay, Monkey đưa ra một số lưu ý sau đây:

  • Khi đọc bài thơ tuổi ngựa, các em cần đọc to, rõ ràng rành mạch từng câu chữ.

  • Đọc đúng chính tả, chú ý các từ khó, dễ bị đọc nhầm như: xanh miền, lóa, mấp mô, ngạt ngào, xôn xao, tuổi ngựa,...

  • Ngắt nghỉ câu đúng nhịp 2/3 hoặc 3/2 vì đây là bài thơ thể 5 chữ.

  • Giọng đọc thể hiện sự dịu dàng, hào hứng. Khổ thơ thứ 2, 3 đọc nhanh và trải dài hơn khi miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con tuổi ngựa. Hai dòng cuối bài thơ giọng đọc lắng lại, trìu mến để thể hiện tình yêu thương mẹ của cậu bé, dù đi đến đâu cũng nhớ về mẹ, nhớ đường về với mẹ.

  • Tập đọc bài tuổi ngựa tiếng Việt lớp 4 nhiều lần để rèn luyện kỹ năng đọc bài và kỹ năng đọc hiểu.

Với những hướng dẫn trên đây, Monkey tin chắc rằng các em sẽ đọc bài tuổi ngựa lớp 4 được đúng và hay hơn. Ba mẹ có thể dành chút thời gian đọc mẫu ở nhà cho con để con học theo nhé.

Dạy bé tập đọc bài tuổi ngựa tiếng Việt lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ý nghĩa nội dung bài tuổi ngựa lớp 4

Qua bài giảng tuổi ngựa lớp 4 phần tập đọc vừa rồi, chắc hẳn các em cũng đã nắm rõ được nội dung bài học rồi phải không nào? Sau khi đọc bài này, chúng ta có thể rút ra kết luận về ý nghĩa nội dung của bài như sau:

Bài thơ tuổi ngựa lớp 4 thể hiện tình yêu mẹ và ước mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để hiến dâng và lao động, sáng tạo.

Xem thêm:

Trả lời câu hỏi bài tuổi ngựa lớp 4

Sau khi đọc và tìm hiểu nội dung của bài tiếng Việt lớp 4 tuổi ngựa, các em hãy dựa vào đó để trả lời các câu hỏi của bài ở phần đọc - hiểu. Phần này gồm 5 câu hỏi cụ thể như sau:

Câu 1: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

Phương pháp giải: Em hãy dựa vào khổ thơ thứ nhất của bài tuổi ngựa tiếng Việt lớp 4 để xác định xem bạn nhỏ tuổi gì và mẹ bảo bạn ấy có tính nết như thế nào.

Câu trả lời: Dựa vào khổ thơ thứ nhất, chúng ta biết được bạn nhỏ trong bài thơ tuổi ngựa lớp 4 có “tuổi ngựa” vì bạn sinh vào năm Ngọ. Mẹ bảo bạn nhỏ tuổi ấy là “tuổi đi”, vì  "Ngựa không yên một chỗ".

Câu 2: "Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi những đâu?

Phương pháp giải: Em đọc lại khổ thơ thứ 2 trong sách tiếng Việt lớp 4 bài tuổi ngựa.

Câu trả lời: "Ngựa con" sẽ "phi" theo bao ngọn gió - gió xanh, gió hồng, gió đen; tới những miền đất lạ: miền trung du, vùng đất đỏ, vùng đại ngàn, triền núi đá. Tất cả được thể hiện qua những câu thơ:

"- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá."

Câu 3: Điều gì hấp dẫn "ngựa con" trên những cánh đồng hoa?

Phương pháp giải: Em đọc kỹ khổ thơ thứ 3 của bài tuổi ngựa lớp 4 để tìm ra những điều hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa.

Câu trả lời: Những điều hấp dẫn "ngựa con" trên những cánh đồng hoa là: Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, mùi thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng ngập tràn hoa cúc dại... 

Câu 4: Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì?

Phương pháp giải: Em đọc lại khổ thơ cuối của bài tiếng việt lớp 4 tuổi ngựa để biết "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì.

Câu trả lời: Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ với mẹ rằng: dù ngựa con có đi đến đâu, có cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, nhưng "ngựa con" vẫn nhớ đường để " tìm về với mẹ". Lời nhắn nhủ ấy chứng tỏ "Ngựa con" rất nhớ mẹ, yêu mẹ. "Ngựa con" là một chú bé rất hiếu thảo.

Câu 5: Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

Phương pháp giải: Em hãy dựa vào những câu thơ miêu tả trong bài để suy nghĩ xem nên vẽ bức tranh minh họa bài thơ này như thế nào.

Câu trả lời: Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho bài thơ này, em sẽ vẽ thành một bức tranh rất lớn: có núi sông rừng biển bao la, những cách đồng hoa, có mặt trời mới mọc đỏ rực, một chú ngựa tía đang phi xuống đèo... và xa xa cuối chân trời là hình bóng người mẹ hiền.

Dạy bé trả lời câu hỏi bài tuổi ngựa lớp 4. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy là Monkey đã giúp các em hiểu được nội dung của bài tuổi ngựa lớp 4 và trả lời các câu hỏi trang 150 SGK tiếng Việt tập 1 rất chi tiết. Ngoài ra, tại website monkey.edu.vn còn chia sẻ rất nhiều bài giảng môn tiếng Việt, toán, tiếng Anh,...của các lớp học. Thầy cô, ba mẹ và các em học sinh hãy thường xuyên truy cập website hoặc nhấn nút “Nhận cập nhật” bên trên để không bỏ lỡ kiến thức bổ ích nào nhé.

Ngoài ra, một phương pháp giúp trẻ học tốt môn tiếng Việt cực kỳ hiệu quả mà ba mẹ nên áp dụng là cho con học VMonkey. Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non và tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các bài học của VMonkey bao gồm: 112 bài học vần giúp trẻ nhanh biết đánh vần, phát âm chuẩn, đặt câu đúng ngữ pháp; hơn 700 truyện tranh tương tác, trên 300 sách nói, 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện giúp trẻ biết đọc trôi chảy, tăng khả năng đọc hiểu; 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc giàu tính giáo dục, nhân văn giúp trí tuệ cảm xúc của trẻ phát triển, góp phần xây dựng nhân cách đạo đức tốt.

Ứng dụng VMonkey giúp trẻ học tốt môn tiếng Việt. (Ảnh: Monkey)

Không chỉ vậy, VMonkey còn ứng dụng các phương pháp giáo dục hiện đại như dạy qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi để giúp trẻ hứng thú học và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Nhờ đó mà ba mẹ giảm bớt được nỗi lo trẻ sợ học, lười học, không còn phải thường xuyên nhắc nhở trẻ học bài như trước nữa.

Có thể thấy, ứng dụng VMonkey không chỉ giúp trẻ củng cố kiến thức, hỗ trợ việc học trên lớp của trẻ dễ dàng hơn mà còn giúp ba mẹ dạy bảo trẻ “thành người”. Một ứng dụng học tập tốt như vậy thì ba mẹ còn lăn điều gì mà chưa đăng ký học VMonkey cho con? Hãy nhanh tay tải ứng dụng và đăng ký gói học ngay hôm nay để con được tiếp cận với kiến thức sớm hơn ba mẹ nhé!

Video giới thiệu ứng dụng VMonkey.

Ứng Dụng VMonkey - Xây Dựng Nền Tảng Tiếng Việt Vững Chắc Cho Trẻ.

Xem thêm:

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!