zalo
Rèn luyện tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu với những bài tập nên chinh phục
Học tiếng việt

Rèn luyện tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu với những bài tập nên chinh phục

Hoàng Hà
Hoàng Hà

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bước tới chương trình học tập lớp 5 nói chung cũng như với bộ môn tiếng Việt nói riêng, trẻ đã có cho mình một lượng kiến thức về từ và câu nhất định. Vậy nên sứ mệnh của phân môn này trong chương trình bậc cuối cấp tiểu học sẽ hướng đến mục tiêu ôn luyện và nâng cao kiến thức hơn cho trẻ. Cùng Monkey tìm hiểu kỹ hơn về tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu trong bài viết dưới đây nhé.

Các dạng bài tập tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu theo chương trình SGK

Phân môn luyện từ và câu trong chương trình sách giáo khoa lớp 5 bao gồm các nội dung về: mở rộng vốn từ, quan hệ từ, câu ghép, xác định thành phần chủ vị trong câu, từ nhiều nghĩa,...

Tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu mở rộng vốn từ thiên nhiên

Phân môn mở rộng vốn từ về chủ đề thiên nhiên thực chất là một bài dạy giúp các bé có cơ hội tiếp thu và rèn luyện nhóm từ vựng về chủ đề này. Thiên nhiên được xem là một chủ đề quen thuộc trong cuộc sống thường nhật vậy nên nhóm từ vựng về chủ đề này sẽ dạy cho trẻ biết phân biệt các hiện tượng thời tiết và những đặc trưng riêng biệt của nó.

Mở rộng vốn từ với chủ đề về thiên nhiên. (Ảnh: www.youtube.com)

Chủ đề thiên nhiên với mở rộng và mục tiêu hệ thống hóa các vốn từ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên giúp bé nhận biết được các từ ngữ miêu tả không gian, sông nước và sử dụng những từ đó để đặt câu. Bên cạnh đó, thông qua một số các câu thành ngữ, tục ngữ dân gian khi mượn các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên để nói về những vấn đề cuộc sống sẽ đem đến cho trẻ những bài học bổ ích.

Ví dụ: lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, nước chảy đá mòn,...

Tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu quan hệ từ

Trong tiếng Việt lớp 5, quan hệ từ có vai trò kết nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm tạo sự liên kết mạch lạc, dễ hiểu. Quan hệ từ dùng để nói các câu với nhau thậm chí là nối giữa các từ trong một câu như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về..

Quan hệ từ giúp câu văn trở nên mạch lạc, dễ hiểu hơn. (Ảnh: www.youtube.com)

Các mối quan hệ này vô cùng đa dạng và phong phú, bao gồm quan hệ tương phản (tuy-nhưng, mặc dù-nhưng,...), quan hệ so sánh (như, dường như,...), quan hệ nguyên nhân - kết quả (vì-nên, nhờ-mà,…). Bài học này giúp trẻ xác định được các quan hệ từ và cặp quan hệ từ và có thể sử dụng thích hợp, đúng hoàn cảnh, mục đích.

Tiếng Việt lớp 5 câu ghép

Câu ghép theo cách hiểu thông thường là loại câu do hai hay nhiều cụm chủ - vị không bao chứa nhau tạo thành, mỗi cụm chủ - vị này được gọi là một vế câu. Có nhiều cách nối các vế lại với nhau nhưng về cơ bản thì có 3 cách chính: nối trực tiếp, nối bằng cặp từ hô ứng, nối bằng quan hệ từ.

Ví dụ:

  • Hôm nay trời sẽ nắng hay sẽ mưa. (nối bằng từ ngữ nối)
  • Bé càng cố gắng làm bài, kết quả thi cuối kỳ càng cao. (nối bằng dấu câu)
  • Chiếc áo rất đẹp nhưng tôi mặc không vừa. (nối bằng quan hệ từ)

Có nhiều cách nối các vế trong câu ghép với nhau. (Ảnh: Canva)

Câu ghép có vai trò liên kết, kết nối các thành phần trong câu cả về hình thức và về nội dung. Nếu câu đơn đem lại nội dung hàm súc, ngắn gọn thì câu ghép giúp người đọc, người nghe nâng cao khả năng nghe hiểu hơn.

Tiếng Việt lớp 5 xác định chủ ngữ vị ngữ

Xác định và nắm được vị trí các thành phần trong câu luôn được xem là phần kiến thức nòng cốt đối với chương trình bậc tiểu học. 

Thành phần chủ ngữ là một thành phần quan trọng trong câu hướng đến đối tượng người hay sự vật. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?

Còn thành phần vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm của người hay vật được nêu ở thành phần chủ ngữ. Vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như: Là gì? Làm gì? Như thế nào?,... 

Tầm quan trọng của thành phần chủ - vị trong câu. (Ảnh: Canva)

 Bên cạnh chủ ngữ và vị ngữ, trạng ngữ xuất hiện với vai trò là thành phụ chú trong câu giúp bổ sung ý nghĩa, hỗ trợ cụm chủ vị diễn đạt khoảng thời gian, địa điểm, nơi chốn, cách thức,... Nhờ có thành phần này, các vế trong câu trở nên cân đối hài hoà và rõ ràng hơn.

 Ví dụ:

Sau khu rừng, những chồi non// đang nảy nở.

              TN                   CN                     VN

Những chú ong thợ chăm chỉ// đang cần mẫm hút nhuỵ hoa sau nhà.

                CN                                                 VN

Luyện từ và câu lớp 5: Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là một loại từ khá khó với các bạn nhỏ bởi nó dễ bị nhầm lẫn với từ đồng âm. Trên thực tế, từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Dù là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển đi nữa thì các nghĩa của loại từ này cũng luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau. 

Nghĩa gốc là nghĩa có thể đứng một mình mà không bị hay ít bị phụ thuộc vào những từ ngữ đứng trước hoặc sau nó. Còn nghĩa chuyển là nghĩa được suy ra từ nghĩa gốc ban đầu.

Ví dụ:

  • Đôi mắt bé mở to. (“mắt” mang nghĩa gốc)
  • Quả na mở mắt. (“mắt” mang nghĩa chuyển)

Từ nhiều nghĩa thuộc phạm trù kiến thức phức tạp. (Ảnh: Canva)

Chủ đề này gặp nhiều khó khăn cho học sinh bởi các bạn nhỏ chỉ có một vốn từ nhất định chưa thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của môn học đề ra.

Tìm hiểu thêm: Cho bé học chữ bằng bảng chữ cái tiếng Việt dán tường có nên hay không?

Rèn luyện tiếng Việt lớp 5 - luyện từ và câu với những phương pháp học tập thú vị

Để kiến thức về tiếng Việt lớp 5 trở nên dễ dàng hơn, cha mẹ hãy thử lựa chọn cho bé một trong những phương pháp học tập mới mẻ sau:

Bài tập nhận biết và rèn phản xạ tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu

Bài tập đầu tiên mà Monkey muốn giới thiệu đến các cha mẹ đó là bài tập về nhận biết và rèn phản xạ. Đây là một phương pháp giúp trẻ có thể ôn luyện những kiến thức đã học và phản xạ nhanh nhẹn mỗi khi bắt gặp phần kiến thức đó hơn. Rèn luyện phản xạ cũng là cách cha mẹ gián tiếp rèn luyện não bộ, tư duy cho bé yêu.

Bài tập nhận biết và rèn phản xạ cho bé. (Ảnh: poliva.vn)

Để thực hiện bài tập này, cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi về trí tuệ như: giải câu đố về những từ vựng đã học, phân loại nhanh nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong có từ nhiều nghĩa,...

Trò chơi nối chữ tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu

Lựa chọn tiếp theo cũng không kém phần hấp dẫn đó là trò chơi nối chữ, trò chơi này rất phù hợp để các bé trau dồi vốn từ của mình. Để bắt đầu trò chơi, cha mẹ hãy đưa ra một cụm từ nhất định và yêu cầu bé tìm từ nối tiếp vào từ cuối cùng của cụm từ đó.

Trò chơi nối chữ siêu thú vị. (Ảnh: Internet)

Ví dụ: bông hoa, hoa đất, đất nước, nước non,...

Học tập trực tuyến cùng ứng dụng học tập VMonkey

Một phương pháp học tập đầy mới mẻ phải kể đến đó là học tập trên ứng dụng trực tuyến VMonkey. Tại VMonkey, có rất nhiều trò chơi đang chờ đợi bé yêu khám phá bởi nội dung chính của nền tảng này xoay quanh mục tiêu giúp bé ôn luyện và nâng cao vốn từ vựng bậc tiểu học. Với đồ họa bắt mắt, âm thanh sống động cùng vô vàn những câu chuyện, sách nói lôi cuốn, chắc chắn VMonkey sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho mọi gia đình.

Ứng dụng học tập thông minh VMonkey. (Ảnh: Monkey)

Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về tiếng Việt lớp 5 luyện từ và câu, hy vọng bài viết đã đem đến cho cha mẹ và các bé những kiến thức bổ ích. Đừng quên theo các bài viết mới trên Blog học tập của Monkey để cập nhật thêm kiến thức tiếng Việt cho bé nhé!

Xem ngay: 10+ cách dạy tiếng việt lớp 5 cho bé giúp bé học tốt, bố mẹ an tâm

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!