zalo
Dấu hỏi trong tiếng Việt là gì? Công thức viết đúng dấu hỏi tránh bị nhầm lẫn
Học tiếng việt

Dấu hỏi trong tiếng Việt là gì? Công thức viết đúng dấu hỏi tránh bị nhầm lẫn

Hoàng Hà
Hoàng Hà

24/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Dấu hỏi trong tiếng Việt là một dấu thanh cơ bản, nhưng nhiều trẻ em và thậm chí người lớn vẫn sử dụng sai dấu này. Vậy để hiểu rõ hơn về dấu hỏi và công thức viết đúng trong tập làm văn, hãy cùng Monkey khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé.

Dấu hỏi trong tiếng Việt là gì?

Theo Wikipedia, dấu hỏi được biết đến là một dấu thanh trong tiếng Việt, chúng thường viết nằm trên một số nguyên âm. Còn khi đọc nguyên âm với dấu hỏi đó sẽ có giọng xuống rồi lên.

Dấu hỏi là dấu thanh trong tiếng Việt. (Ảnh: Wikipedia)

Đặc biệt, cách viết dấu hỏi sẽ gần giống với dấu chấm hỏi “?” nhưng sẽ ngắn và không có phần dấu chấm nhỏ phía dưới. Bên cạnh đó, dấu chấm hỏi sẽ thuộc vào dấu câu trong tiếng Việt và thường đặt ở cuối câu hỏi, còn dấu hỏi chỉ là dấu thanh trong từ.

Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng dấu hỏi trong tập làm văn

Tưởng chừng việc học dấu hỏi khá đơn giản, nhưng trên thực tế trong quá trong quá trình viết và đọc dấu câu tiếng Việt thì nhiều bé vẫn mắc một số sai lầm sau:

Khi làm bài tập tiếng Việt các bé thường nhầm dấu hỏi và dấu ngã. (Ảnh: Youtube)

  • Không biết khi nào nên dùng dấu hỏi: Nhiều bé khi phát âm từ tiếng Việt sai nên khi bắt đầu viết không nên dùng dấu hỏi khi nào, nên thường đặt sai dấu câu dẫn đến tình trạng sai chính tả.
  • Nhầm lẫn dấu hỏi dấu ngã: Đây là sai lầm phổ biến nhất vì cách đọc từ của hai dấu này khá tương đồng nhau, ví dụ như “nghỉ ngơi” – “nghĩ ngơi”…nếu không phân biệt dấu hỏi dấu ngã được thì cũng dễ sai chính tả.
  • Đặt dấu hỏi sai vị trí trong từ: Nhiều bé thường đặt vị trí dấu hỏi trên từ sai vì dụ như “hỏi” nhưng nhiều bé viết là “hoỉ”, đây là cách viết sai cũng cần phải khắc phục.

Công thức sử dụng dấu hỏi trong tiếng Việt đúng chuẩn

Để có thể tránh mắc sai lầm khi sử dụng dấu hỏi trên, bố mẹ có thể hướng dẫn các con nắm vững những công thức cơ bản nhưng hiệu quả sau:

Việc nắm vững quy tắc đặt dấu hỏi rất quan trọng. (Ảnh: Zicxa)

  • Dùng từ láy theo quy ước hỏi + sắc: Gửi gắm, rải rác, khủng khiếp, sắc sảo, mát mẻ, vất vả, tá lả, trắc trở, nhỏ nhắn….
  • Dùng từ láy theo quy ước hỏi + ngang: Nhởn nhơ, nhỏ nhen, đảo điên, thở than, sửa sang, giỏi giang, cơ sở, dư dả, chăm chỉ, căng thẳng, hư hỏng, đưa đẩy….
  • Từ kép là từ thường đi với một cặp dấu hỏi: lảo đảo, tỉ mỉ, thủ thỉ, lẩm bẩm, đỏng đảnh, hổn hển, lủng lẳng, rỉ rả, lởm chởm, lẩy bẩy….
  • Các từ nguyên âm thường dùng dấu hỏi: ỉ ôi, an ủi, ẩn ý, ogs ả, im ỉm, ấp ủ, ỏn ẻn, ửng, ổn, ẻo lả, yểu điệu, yển trợ…(trừ: ỡm, ẵm, ưỡn, ễnh)
  • Một số từ Hán Việt sử dụng dấu hỏi: Trong tiếng Việt trừ những từ Hán Việt bắt đầu là ng, d, v, l, nh, m, n dùng dấu ngã, còn lại sẽ dùng dấu hỏi.  
  • Dùng dấu bằng cách suy luận theo nghĩa: Ví dụ như nổi – nỗi, trong đó cái gì trổi lên hơn mức bình thường sẽ dùng dấu hỏi (nổi bọt, nổi hứng, nổi tiếng…) còn cái nào mang tính biểu cảm sẽ dùng dấu ngã (nỗi nhớ, nỗi lòng, nỗi niềm….)
  • Một số từ thuần Việt bắt đầu bằng nguyên âm cũng sẽ sử dụng dấu hỏi: như ẩu tả, cá thu ảo, ẩm ướt, cái bảng, ửng hồng, ở nhà, ủ phân….  (trừ ẵm con, ễ mình, ễnh bụng, ễnh ương, ưỡn ngực)
  • Với các từ gộp âm thì viết dấu hỏi: Ảnh (anh + ấy), ổng (ông + ấy), hổm (bữa trước), trỏng (ở trong), trển (bên trên)…

Lưu ý, những công thức trên chỉ mang tính chất cơ bản, không tuyệt đối vì trong tiếng Việt khá đa dạng sẽ có một số từ ngoại lệ không tuân thủ theo chúng.

Dạy Trẻ Học Đánh Vần, Đọc Và Viết Đúng Chính Tả, Nuôi Dưỡng Tâm Hồn, Làm Giàu Vốn Từ Tiếng Việt Cho Trẻ Theo Chương Trình GDPT Mới Cùng Vmonkey. Với Đa Phương Pháp Giảng Dạy Đảm Bảo Tiếng Việt Với Bé Không Còn Là Nỗi Lo.

 

Mẹo viết đúng dấu hỏi trong tiếng Việt giúp bé làm văn đúng chuẩn

Ngoài việc áp dụng những công thức trên, dưới đây cũng là một số mẹo giúp bé đọc viết đúng dấu hỏi trong khi viết và nói một cách chuẩn xác mà bố mẹ có thể hỗ trợ cho bé.

Trong tiếng Việt có mẹo phân biệt dấu hỏi, ngã khá đơn giản. (Ảnh: Zicxa)

Mẹo 1: Ở bậc cao

  • Âm tiết có thanh ngang thường sẽ đi kèm với âm tiết có thanh hỏi: Dư dả, đon đả, bảnh cao, hả hê, hở hang, nể nang, thong thả,…. Trừ trường hợp âm tiết có thanh ngang đi với âm tiết có thanh ngã như ve vãn, trơ trẽn, se sẽ, nông nổi, ngoan ngoan, lam lũ, khe khẽ.
  • Âm tiết có thanh sắc thường sẽ đi kèm với âm tiết có thanh hỏi: Hiểm hóc, hóm hỉnh, bé bỏng, bướng bỉnh, vớ vẩn, vắng vẻ….

Mẹo 2: Ở bậc thấp

  • Âm tiết có thanh huyền sẽ đi với thanh ngã: Bẽ bàng, bão bùng, vỗ về, vẽ vời, phũ phàng,… trừ một số âm sẽ đi với thanh hỏi như sừng sỏ, phỉnh phờ, niềm nở mình mẩy, chèo bẻo, chồm hổm, chàng hảng, bền bỉ.
  • Âm tiết có thanh nặng thường sẽ đi cùng với âm tiết có thanh ngã: Rũ rượi, gỡ gạc, gặp gỡ, nhạt nhẽo…. trừ các âm sau đây sẽ đi cùng với thanh hỏi như xảnh xẹ, vỏn vẹn, trọi lỏi, nhỏ nhặt, gọn lỏn.

Mẹo 3: ở cả hai bậc thanh

Khi cả hai âm tiết của từ láy với bộ phận lặp lại phụ âm đầu hay lặp lại vần kết hợp cùng với sự gài âm giữa những âm chính trong vấn thì chúng thường sẽ cùng sử dụng thanh hỏi.

Mẹo 4: Loại trừ âm có dấu ngã còn lại học dấu hỏi

Trong tiếng Việt có tất cả khoảng 1270 âm tiết với dấu ngã hoặc dấu hỏi. Trong đó âm tiết có dấu hỏi chiếm 62% khoảng 793 từ, còn âm tiết chứa dấu ngã chiếm 38% khoảng 477 từ.

Vậy nên, mọi người chỉ cần nắm và viết đúng chính tả của 477 âm tiết dấu ngã còn lại chính là dấu hỏi.

Tuy nhiên, với mẹo này chỉ mang tính chất tham khảo, vì các bé không thể nào ghi nhớ được số lượng từ đó khi không phải lúc nào cũng sử dụng để nói và viết.

Một số bài tập đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã tương ứng để bé luyện tập

Dựa vào những quy tắc trên, để giúp bé có thể ôn lại kiến thức và thực hành, dưới đây là một số bài tập mà bố mẹ có thể cùng bé luyện tập nhé:

Bài 1: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các từ in đậm rồi giải câu đố

a) Cái gì mà lươi bằng gang

Xới lên mặt đất những hàng thăng băng.

Giúp nhà có gạo đê ăn

Siêng làm thì lươi sáng bằng mặt gương.

Là cái gì?

b) Thuơ bé em có hai sừng

Đến tuôi nưa chừng mặt đẹp như hoa

Ngoài hai mươi tuôi đa già

Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.

Là cái gì?

Bài 2: Tìm từ viết đúng chính tả

a) Bõ bê, bảnh bao, nghĩ ngơi, lẽ loi, mỏng manh, da dẻ, đon đả, hả hê, hỡ hang.

b) Hiểm hóc, hắt hũi, bóng bẩy, cứng cỏi, hóm hĩnh, gắt gỏng, gửi gắm, kháu khĩnh

c) Nghỉ ngơi, suy nghỉ, nghỉ học, nghỉ bậy, nghỉ việc, thầm nghỉ, nghĩ hè, nghỉ dưỡng.

Bài 3: Điền vào chỗ trống với từ có chứa dấu hỏi đúng nghĩa

a) Trời mưa đường trơn, … ướt

b) Trời về tối, bầu trời càng … đạm

c) Hoa chăm … trong học tập nên bạn ấy đạt thành tích tốt

d) Cuối tuần này gia đình Minh sẽ … dưỡng tại Đà Lạt.

Bài 4: Đặt câu với các từ cho trước

a) hư hỏng

b) Chăm chỉ

c) mải mê

d) tin tưởng

e) thăm thẳm

f) uể oải

g) mảnh mai

Bài 5: Tìm từ có chứa tiếng có dấu hỏi

a) Chất liệu dùng để may quần áo ==> …

b) Ngày cuối tuần là thứ mấy ==> …

c) Hà Nội được gọi là gì ở Việt Nam ==> …

d) Tập thể dục thể thao để làm gì? ==> ….

Xem thêm: Bí quyết giúp con học tiếng việt lớp 5 câu ghép không còn lo làm bài tập sai

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về dấu hỏi trong tiếng Việt. Đây là một kiến thức tuy đơn giản nhưng nhiều bé hay bị nhầm lẫn, thậm chí là người lớn. Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ trên của Monkey sẽ giúp bố mẹ và các bé luyện tập một cách hiệu quả hơn nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey