zalo
Cách dùng dấu trong tiếng Việt và hệ thống dấu câu đầy đủ
Học tiếng việt

Cách dùng dấu trong tiếng Việt và hệ thống dấu câu đầy đủ

Ngân Hà
Ngân Hà

17/04/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Cách dùng dấu trong tiếng Việt là điều căn bản ai cũng phải biết khi học tiếng Việt. Tuy nhiên, không ít người mặc dù thành thạo tiếng Việt nhưng vẫn gặp lỗi sai khi đặt dấu câu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các cách đặt dấu câu sao cho thích hợp nhất, từ đó dạy trẻ học một cách chính xác nhất.

Trong văn bản chúng ta sử dụng hằng ngày đôi khi cũng gặp những lỗi sai khá đơn giản. Chẳng hạn: chấm phẩy lẫn lộn, nhầm lẫn cách sử dụng dấu hỏi và ngã, và nhiều lỗi về cách đặt dấu câu thích hợp cho từng loại câu, tình huống cụ thể. Để biết cách viết dấu câu đúng, bạn hãy tìm hiểu kỹ các loại dấu và cách dùng nó để dạy cho các bé nhé. 

Tiếng Việt có tổng cộng 11 dấu câu. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tại sao cần phải biết cách dùng dấu trong tiếng Việt?

Biết cách dùng dấu câu trong tiếng Việt là cực kỳ cần thiết, nhất là đối với văn viết hay các văn bản hành chính thì càng quan trọng hơn cả. Đặc biệt là các bé đang trong giai đoạn mới học tiếng Việt, việc trang bị đầy đủ các kiến thức về dấu câu sẽ giúp trẻ có một nền tảng kiến thức cực kỳ vững chắc khi tiếp tục theo học những lớp cao hơn.

Các dấu câu có trong tiếng Việt và vai trò

Dấu câu trong tiếng Việt có chức năng chính là phân chia các thành phần trong câu hoặc giữa các câu với nhau, giúp rõ ràng hóa ý nghĩa. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để thể hiện cảm xúc của người viết.

Vậy, trong tiếng Việt có tất cả bao nhiêu dấu câu? Hiện tại, trong tiếng Việt có tất cả 11 dấu câu, cụ thể như sau:

  1. Dấu chấm (.): Đánh dấu sự kết thúc của một câu hoặc đoạn văn.
  2. Dấu phẩy (,): Tách biệt các thành phần hoặc ý trong câu, làm cho câu văn mạch lạc hơn.
  3. Dấu chấm phẩy (;): Phân chia các vế trong cùng một câu hoặc các ý có mức độ độc lập ngang nhau.
  4. Dấu hỏi (?): Biểu thị câu hỏi, yêu cầu sự giải đáp.
  5. Dấu hai chấm (:): Giới thiệu các ý bổ sung, giải thích, hoặc dẫn đến một trích dẫn trực tiếp.
  6. Dấu ba chấm (...): Diễn đạt sự ngập ngừng, kéo dài âm thanh, hoặc cho thấy danh sách chưa đầy đủ.
  7. Dấu gạch ngang (-): Sử dụng để liệt kê hoặc giải thích thêm nội dung phía trước.
  8. Dấu ngoặc đơn (()): Chứa các thông tin bổ sung, giải thích hoặc trích dẫn liên quan đến nội dung trước đó.
  9. Dấu ngoặc kép (" "): Dùng để trích dẫn nguyên văn lời nói, tên tác phẩm, hoặc đoạn văn.
  10. Dấu chấm than (!): Diễn đạt cảm xúc mạnh mẽ như sự ngạc nhiên, vui mừng hoặc mệnh lệnh.
  11. Dấu ngoặc vuông (): Thường dùng để bổ sung thông tin trong một đoạn trích dẫn hoặc để làm rõ thêm ý nghĩa của văn bản.

Các dấu câu trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vị trí và cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt

Tiếng Việt có tổng cộng 11 dấu câu, đồng nghĩa với việc nó sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau. Muốn sử dụng dấu câu đúng, chúng ta phải biết rõ chức năng và nhiệm vụ của mỗi dấu câu. Dưới đây là tổng hợp những cách dùng 11 dấu câu sao cho chính xác nhất!

1. Dấu chấm

  • Vị trí: Cuối câu trần thuật hoặc câu hoàn chỉnh.
  • Cách dùng: Dấu chấm dùng để kết thúc một câu, báo hiệu sự kết thúc của một đoạn văn.

Ví dụ: Hôm nay trời mưa to.

2. Dấu phẩy

Ngoài dấu chấm kể trên, thì dấu phẩy "," cũng là một trong các dấu được dùng nhiều nhất trong tiếng Việt.

  • Vị trí: Giữa các thành phần trong câu, giữa các mệnh đề trong câu phức.
  • Cách dùng: Công dụng chính của dấu phẩy là ngắt câu - ngắt nhịp, hay nhằm ngăn chia một câu các thành các phần nhỏ hơn. Có 3 trường hợp cụ thể khi dùng dấu phẩy: 

Ví dụ: Nhà Nam có 4 người: Ba, mẹ, anh hai và Nam. 

3. Dấu chấm hỏi

Ví dụ: Khi nào chúng ta đi học?

4. Dấu ba chấm

  • Vị trí: Cuối câu hoặc giữa câu.
  • Cách dùng: Dấu ba chấm hay còn gọi là dấu chấm lửng được dùng khi người viết muốn liệt kê sự vật, sự việc. Ngoài ra, trong một đoạn hội thoại, dấu ba chấm còn thể hiện cảm xúc ngập ngừng của người nói.

Ví dụ: Tôi nghĩ là tôi… sẽ rời khỏi nơi đây. Dấu ba chấm còn được dùng để biểu hiện sự kéo dài của âm thanh.

5. Dấu hai chấm

  • Vị trí: Trước phần giải thích, liệt kê hoặc dẫn trực tiếp.
  • Cách dùng: Khi người viết dùng dấu hai chấm, ta ngầm hiểu đang báo hiệu cho việc liệt kê hoặc dễ hiểu hơn là dùng khi giới thiệu danh sách, giải thích ý hoặc dẫn lời nói.

Ví dụ: Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Dấu này còn dùng để báo hiệu nội dung lời nói của nhân vật trong đoạn hội thoại.

ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

6. Dấu chấm than

  • Vị trí: Cuối câu cảm thán, câu cầu khiến.
  • Cách dùng: Dấu chấm than dùng để kết thúc câu cảm thán. Hoặc dùng trong câu thể hiện cảm xúc mạnh mẽ, sự ngạc nhiên, vui mừng hoặc mệnh lệnh.

Ví dụ: Thật tuyệt vời!

7. Dấu gạch ngang

  • Vị trí: Giữa các từ, cụm từ, hoặc trong câu liệt kê.
  • Cách dùng: Dấu gạch ngang được đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê, trước lời đối thoại. Chúng còn dùng để đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau và ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.

Ví dụ: Bà Rịa - Vũng Tàu. 

8. Dấu ngoặc đơn

  • Vị trí: Bao quanh các thông tin bổ sung, chú thích.
  • Cách dùng: Dấu ngoặc đơn có chức năng ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác, giải thích ý nghĩa cho từ,  chú thích nguồn gốc của dẫn liệu.

Ví dụ: Tản Đà (1889 - 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng.

Xem thêm: Hiểu rõ về các dấu câu trong tiếng Việt và cách đọc dấu hỏi và dấu ngã sao cho đúng?

9. Dấu ngoặc kép

  • Vị trí: Bao quanh các đoạn trích dẫn trực tiếp hoặc tên tác phẩm.
  • Cách dùng: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu dẫn trong câu, trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp. Trong một số trường hợp, dấu ngoặc kép sẽ thường đứng sau dấu hai chấm.

Ví dụ: Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

10. Dấu chấm phẩy

  • Vị trí: Giữa các mệnh đề có liên quan hoặc giữa các vế trong một câu ghép.
  • Cách dùng: Dấu chấm phẩy có nhiều chức năng nhưng thường thấy nhất là ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu, ngăn cách các vế trong câu ghép và liên kết các yếu tố đồng chức năng.

Ví dụ: Mẹ là người chăm sóc em hàng ngày; mẹ cũng là người chăm sóc cả gia đình một cách ân cần và chu đáo.

11. Dấu ngoặc vuông

  • Vị trí: Bao quanh các thông tin bổ sung trong đoạn trích dẫn.
  • Cách dùng: Dấu ngoặc vuông [ ] thường thấy trong các văn bản khoa học với chức năng chú thích.

Ví dụ: Cụ thể, một nghiên cứu khoa học muốn chú thích công trình khoa học của một tác giả, ta sẽ có: [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KHKT. 

Với mục đích xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ, hỗ trợ tốt cho việc học trên lớp, Early Start đã phát triển ứng dụng VMonkey - Học tiếng Việt theo Chương trình GDPT Mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học. Qua những bài học, truyện tranh tương tác và sách nói, trẻ không chỉ mở rộng vốn từ vựng, tăng khả năng đọc hiểu mà còn hiểu rõ hơn nhiều quy tắc, cách dùng dấu trong tiếng Việt. 

>>> VMonkey có gì thú vị? KHÁM PHÁ NGAY!

Những lỗi sai phổ biến của người Việt trong cách dùng dấu câu trong tiếng Việt 

Dấu câu có tác dụng phân cách các bộ phận trong câu, làm sáng tỏ ý của người viết, thống nhất cách hiểu văn bản viết. Khi viết văn bản, bao giờ người viết cũng cần phải sử dụng dấu câu để làm sáng tỏ ý cần trình bày. Vì ban đầu mới tiếp cận, nên không ít trẻ chưa nắm kỹ cách dùng dấu câu trong tiếng Việt và mắc phải các lỗi về dấu câu sau đây:

1. Lỗi không dùng dấu câu

Đó là khi trẻ không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Chủ yếu là lỗi không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy để ngăn cách các thành phần câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho người đọc, dẫn đến không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung cần truyền đạt, thậm chí có thể không xác định được ý hoặc hiểu sai ý mà tác giả muốn truyền đạt.

2. Lỗi dùng dấu chấm tùy tiện

Dùng sai dấu chấm cũng là một trong những lỗi thường gặp lúc dạy bé cách đặt dấu câu trong tiếng Việt. Trẻ hay dùng dấu chấm tùy tiện, ngắt đôi câu một cách vô lý khiến ý tứ bị ngắt quãng, câu từ bị cụt.

Ví dụ: Chiếc cặp này rất to. Hình chữ nhật.

3. Lỗi dùng dấu phẩy tùy tiện 

Ở lỗi này, trẻ không nắm chắc chức năng của dấu phẩy mà dùng một cách vô lý khiến câu cú bị ngắt. Thậm chí có một số trường hợp, vì đặt dấu phẩy sai chỗ mà câu từ bị hiểu sai ý hoàn toàn.

Ví dụ: Quê hương em có rất nhiều, đồng lúa rộng mênh mông.

4. Dùng lẫn lộn các dấu câu

Một vài trường hợp người lớn còn không rõ hoặc quên, nhầm lẫn cách sử dụng dấu câu trong tiếng Việt. Nên lỗi xảy ra ở trẻ chắc cũng là thường tình. 

Lỗi này xảy ra khi trẻ không nắm chắc chức năng của mỗi dấu câu dẫn đến việc sử dụng sai dấu câu khiến câu bị sai nghĩa.

Ví dụ: Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong cách học của họ?” cần thay dấu chấm hỏi thành dấu chấm vì câu trên không phải là câu hỏi mà là câu tường thuật.

5. Lỗi lạm dụng dấu câu

Lỗi lạm dụng dấu câu xảy ra khi dấu câu được sử dụng quá mức trong một câu, dẫn đến việc phân chia ý không chính xác và gây khó khăn cho việc đọc hiểu.

Ví dụ câu sai: Tôi đã mua sách, bút, và, vở, cho các bạn, và, cho tôi nữa.

Trong ví dụ này, dấu phẩy được sử dụng không cần thiết và quá nhiều, gây ra sự phân chia không chính xác và làm câu trở nên rối rắm.

Câu sử đúng: Tôi đã mua sách, bút và vở cho các bạn và cho tôi nữa.

Bài tập cách học dấu trong tiếng Việt

Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống

  1. Hôm qua, tôi đã đến thư viện ______ tìm sách để đọc.
  2. Cô ấy thích đi dạo ______ mua sắm ______ và thưởng thức cà phê.
  3. Anh ấy hỏi: "Chúng ta sẽ đi đâu vào cuối tuần này ______"
  4. Mời bạn ăn trưa ______ tôi đã chuẩn bị món gà nướng và salad.
  5. Đừng quên mang theo ô ______ trời có thể mưa bất cứ lúc nào.
  6. Chúng ta sẽ gặp nhau tại công viên ______ gần trường ______ vào lúc 4 giờ.
  7. Ôi ______ thời tiết hôm nay thật đẹp!
  8. Bà tôi nói: "Hãy ăn nhiều rau ______ tốt cho sức khỏe."
  9. Cô giáo yêu cầu học sinh nộp bài tập ______ trước thứ Hai.
  10. Tôi đã hoàn thành công việc ______ và giờ thì có thể thư giãn.

Bài tập 2: Sửa lỗi dấu câu trong các câu sau

  1. Tôi thích đọc sách, đi bộ, và nghe nhạc.
  2. Anh ấy hỏi “Bạn có muốn đi cùng không?”
  3. Cô ấy là bác sĩ và cô ấy làm việc rất chăm chỉ.
  4. Tôi đã đến trường, về nhà, và làm bài tập.
  5. Chúng tôi đã xem phim “Avengers” và nó rất thú vị.
  6. “Hãy chuẩn bị cho kỳ thi” cô giáo nói.
  7. Em đã hoàn thành việc nhà, và mẹ em rất vui.
  8. Trời rất nắng, bạn có muốn đi bơi không?
  9. Bạn có thể cho tôi biết giờ không?
  10. Chúng tôi đã chơi bóng đá và sau đó đi ăn tối.

Bài tập 3: Đặt dấu câu cho đoạn văn sau

  1. Tôi đi siêu thị ______ mua thực phẩm ______ rồi về nhà ______ nấu ăn ______ và dọn dẹp.
  2. Trong bữa tiệc ______ mọi người cùng nhau trò chuyện ______ ăn uống ______ và chúc mừng sinh nhật.
  3. Cô ấy hỏi: “Bạn có muốn tham gia cuộc thi này không ______”
  4. Sau khi hoàn thành bài tập ______ tôi thư giãn với một cuốn sách ______ hoặc xem phim.
  5. Cả nhà đi du lịch ______ tham quan các danh lam thắng cảnh ______ và thưởng thức các món ăn địa phương.
  6. Mẹ dạy tôi ______ cách nấu ăn ______ và mẹo làm việc nhà.
  7. Chúng ta sẽ bắt đầu vào lúc 9 giờ ______ không được muộn ______ hãy chuẩn bị sẵn sàng.
  8. Tôi thấy rất vui ______ vì đã hoàn thành dự án đúng hạn.
  9. Cô ấy không chỉ giỏi ______ mà còn rất nhiệt tình.
  10. Chúng tôi đã ăn tối xong ______ và đi dạo quanh công viên.

Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn, sử dụng các dấu câu đã học

Chủ đề: Một ngày đi dã ngoại

Bài tập 5: Xác định dấu câu sai và sửa chữa

  1. Cô ấy nói rằng: "Chúng tôi sẽ đi du lịch vào mùa hè năm nay".
  2. Anh ấy mang theo sách, vở, và, bút viết.
  3. Bạn có thể giúp tôi với bài tập này không.
  4. Mời bạn tham gia vào nhóm học tập, chúng tôi cần bạn.
  5. Trời đã tối, và chúng tôi vẫn chưa về nhà.
  6. Tôi thích những bộ phim hành động, hài kịch và, phim tài liệu.
  7. Hãy chắc chắn rằng bạn đã nộp bài tập trước 5 giờ chiều.
  8. Chúng ta sẽ đi ăn tối tại nhà hàng mới, gần trường.
  9. Cô giáo đã nói: "Hãy chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới."
  10. Hãy nhớ mang theo ô, nếu trời mưa.

ĐÁP ÁN

Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống

  1. Hôm qua, tôi đã đến thư viện, tìm sách để đọc.
  2. Cô ấy thích đi dạo, mua sắm, và thưởng thức cà phê.
  3. Anh ấy hỏi: "Chúng ta sẽ đi đâu vào cuối tuần này?"
  4. Mời bạn ăn trưa; tôi đã chuẩn bị món gà nướng và salad.
  5. Đừng quên mang theo ô; trời có thể mưa bất cứ lúc nào.
  6. Chúng ta sẽ gặp nhau tại công viên gần trường vào lúc 4 giờ.
  7. Ôi, thời tiết hôm nay thật đẹp!
  8. Bà tôi nói: "Hãy ăn nhiều rau; tốt cho sức khỏe."
  9. Cô giáo yêu cầu học sinh nộp bài tập trước thứ Hai.
  10. Tôi đã hoàn thành công việc và giờ thì có thể thư giãn.

Bài tập 2: Sửa lỗi dấu câu trong các câu sau

  1. Tôi thích đọc sách, đi bộ và nghe nhạc.
  2. Anh ấy hỏi: "Bạn có muốn đi cùng không?"
  3. Cô ấy là bác sĩ, và cô ấy làm việc rất chăm chỉ.
  4. Tôi đã đến trường, về nhà và làm bài tập.
  5. Chúng tôi đã xem phim “Avengers” và nó rất thú vị.
  6. “Hãy chuẩn bị cho kỳ thi,” cô giáo nói.
  7. Em đã hoàn thành việc nhà, và mẹ em rất vui.
  8. Trời rất nắng, bạn có muốn đi bơi không?
  9. Bạn có thể cho tôi biết giờ không?
  10. Chúng tôi đã chơi bóng đá và sau đó đi ăn tối.

Bài tập 3: Đặt dấu câu cho đoạn văn sau

  1. Tôi đi siêu thị, mua thực phẩm, rồi về nhà, nấu ăn và dọn dẹp.
  2. Trong bữa tiệc, mọi người cùng nhau trò chuyện, ăn uống và chúc mừng sinh nhật.
  3. Cô ấy hỏi: “Bạn có muốn tham gia cuộc thi này không?”
  4. Sau khi hoàn thành bài tập, tôi thư giãn với một cuốn sách hoặc xem phim.
  5. Cả nhà đi du lịch, tham quan các danh lam thắng cảnh và thưởng thức các món ăn địa phương.
  6. Mẹ dạy tôi cách nấu ăn và mẹo làm việc nhà.
  7. Chúng ta sẽ bắt đầu vào lúc 9 giờ; không được muộn; hãy chuẩn bị sẵn sàng.
  8. Tôi thấy rất vui vì đã hoàn thành dự án đúng hạn.
  9. Cô ấy không chỉ giỏi mà còn rất nhiệt tình.
  10. Chúng tôi đã ăn tối xong và đi dạo quanh công viên.

Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn, sử dụng các dấu câu đã học

Chủ đề: Một ngày đi dã ngoại

Hôm qua, chúng tôi đã có một chuyến đi dã ngoại thật thú vị. Sáng sớm, chúng tôi tập hợp tại công viên, và bắt đầu chuyến đi. Trên đường đi, chúng tôi dừng lại để chụp hình và thưởng thức cảnh đẹp. Cô ấy mang theo rất nhiều đồ ăn, từ bánh mì đến trái cây tươi ngon. Mọi người đều vui vẻ, cùng nhau trò chuyện và chơi các trò chơi. Khi mặt trời lặn, chúng tôi thu dọn đồ đạc và trở về nhà với những kỷ niệm đáng nhớ

Bài tập 5: Xác định dấu câu sai và sửa chữa

  1. Câu sai: Cô ấy nói rằng: "Chúng tôi sẽ đi du lịch vào mùa hè năm nay".

    • Sai: Dấu chấm (.) ở cuối câu trích dẫn không cần thiết.
    • Sửa: Cô ấy nói rằng: "Chúng tôi sẽ đi du lịch vào mùa hè năm nay."
  2. Câu sai: Anh ấy mang theo sách, vở, và bút viết.

    • Sai: Dấu phẩy (,) không cần thiết trước "và".
    • Sửa: Anh ấy mang theo sách, vở và bút viết.
  3. Câu sai: Bạn có thể giúp tôi với bài tập này không.

    • Sai: Thiếu dấu hỏi (?) ở cuối câu hỏi.
    • Sửa: Bạn có thể giúp tôi với bài tập này không?
  4. Câu sai: Mời bạn tham gia vào nhóm học tập, chúng tôi cần bạn.

    • Sai: Dấu phẩy (,) sau "học tập" không cần thiết, cần dấu chấm phẩy (;) hoặc dấu chấm (.) để tách biệt ý rõ hơn.
    • Sửa: Mời bạn tham gia vào nhóm học tập; chúng tôi cần bạn.
  5. Câu sai: Trời đã tối, và chúng tôi vẫn chưa về nhà.

    • Sai: Không có lỗi dấu câu, nhưng có thể thiếu nhấn mạnh bằng dấu chấm (.) ở cuối câu.
    • Sửa: Trời đã tối, và chúng tôi vẫn chưa về nhà.
  6. Câu sai: Tôi thích những bộ phim hành động, hài kịch và, phim tài liệu.

    • Sai: Dấu phẩy (,) không cần thiết trước "và".
    • Sửa: Tôi thích những bộ phim hành động, hài kịch và phim tài liệu.
  7. Câu sai: Hãy chắc chắn rằng bạn đã nộp bài tập trước 5 giờ chiều.

    • Sai: Không có lỗi dấu câu, câu đúng và đầy đủ.
  8. Câu sai: Chúng ta sẽ đi ăn tối tại nhà hàng mới, gần trường.

    • Sai: Dấu phẩy (,) không cần thiết sau "nhà hàng mới".
    • Sửa: Chúng ta sẽ đi ăn tối tại nhà hàng mới gần trường.
  9. Câu sai: Cô giáo đã nói: "Hãy chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới."

    • Sai: Dấu chấm (.) sau dấu ngoặc kép không cần thiết nếu phần câu còn tiếp tục.
    • Sửa: Cô giáo đã nói: "Hãy chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới."
  10. Câu sai: Hãy nhớ mang theo ô, nếu trời mưa.

    • Sai: Không có lỗi dấu câu, nhưng có thể thêm dấu chấm (.) ở cuối câu để hoàn thiện.
    • Sửa: Hãy nhớ mang theo ô, nếu trời mưa.

Như vậy, để biết cách dùng dấu trong tiếng Việt đúng thì phải nắm chắc chức năng của từng dấu câu. Mỗi dấu câu đảm nhận một vị trí riêng biệt, việc sử dụng sai có thể khiến người đọc vô tình hiểu sai ý.  Truy cập vào Monkey để đón xem nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích về giáo dục nhé!

ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt theo phương pháp hiện đại nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!