zalo
Tập viết chữ cho bé lớp lá đơn giản hơn nhờ biết đến tuyệt chiêu này!
Học tiếng việt

Tập viết chữ cho bé lớp lá đơn giản hơn nhờ biết đến tuyệt chiêu này!

Hoàng Hà
Hoàng Hà

18/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tập viết chữ cho bé lớp lá là một vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Vậy nên, để giúp bé có thể luyện viết một cách hiệu quả, phụ huynh có thể tham khảo ngay những bí quyết mà Monkey chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

Trẻ lớp lá đã có thể tập viết chữ hay chưa?

Với các bé lớp lá đã 5 tuổi, nên việc tập viết chữ cho bé giai đoạn này rất thích hợp. Cũng như độ tuổi này bé đã hình thành được tư duy, suy nghĩ, có thể cầm bút luyện viết để tạo tiền đề lên lớp 1.

Theo các chuyên gia, với các bé học lớp lá đã có thể cầm bút để vẽ các hình ảnh mà bé thích như vẽ người, hình tròn, hình vuông, đường thẳng, hoa, lá cành… Vậy nên, bố mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn bé luyện viết giai đoạn này, cũng như khi theo học các lớp mầm non vẫn có bài tập luyện viết cho trẻ.

Trẻ 5 tuổi hoàn toàn có thể tập viết chữ. (Ảnh: Kynafordkids)

Vì sao nên tập viết chữ cho bé lớp lá?

Đối với các bé học lớp lá tiến hành luyện viết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho trẻ và tương lai của con. Điển hình như:

  • Tạo nền tảng trước khi bước vào lớp 1: Khi bé lên lớp 1 sẽ có nhiều bỡ ngỡ với lượng bài học nhiều, nên khi biết viết chắc hẳn con sẽ dễ dàng theo kịp với chương trình học, bớt gặp khó khăn hơn.

  • Hỗ trợ nhiều kỹ năng khác: Khi bé đã luyện viết chữ được chắc chắn con sẽ ghi nhớ được chữ cái đó, đọc, phát âm, đánh vần chính xác hơn. Đây đều là kỹ năng quan trọng khi học tiếng Việt lớp 1.

  • Tăng tư duy, não bộ của bé: Với việc luyện viết thường bé sẽ kết hợp với khả năng sáng tạo, ghi nhớ và tưởng tượng của bé, để qua đó giúp não bộ của con phát triển và tăng tư duy tốt hơn.

Quy trình tập viết chữ cho bé lớp lá khoa học

Đối với các bé học lớp lá, nhưng bố mẹ chưa biết bắt đầu tư đâu thì dưới đây là quy trình chi tiết để bạn áp dụng:

Dạy bé viết các nét cơ bản đầu tiên

Trước khi bước việc dạy bé luyện viết các chữ cái tiếng Việt, viết số thì đầu tiên phụ huynh cần hướng dẫn con làm quen và viết được các nét cơ bản. Vì đây là những nét cấu tạo nên chữ cái, con số. Hiện tại sẽ có những nét cơ bản sau đây:

Một số nét cơ bản khi luyện viết tiếng Việt. (Ảnh; Sưu tầm internet)

  • Nét thẳng: Thẳng xiên, thẳng ngang, thẳng đứng

  • Nét cong: Cong hở (cong trái, cong phải), cong kín.

  • Nét móc: Móc ngược (móc phải), móc xuôi (móc trái) và móc hai đầu.

  • Nét khuyết: Khuyết ngược, khuyết xuôi

  • Nét ghi dấu và nét hất

  • Nét gãy (mũ trên các chữ ô, ê, â): Tạo bởi 2 nét thẳng xiên trái phải ngắn.

  • Nét cong dưới nhỏ (chữ ă): Dấu mũ ngược.

  • Nét râu (chữ ư, ơ): Nét móc câu nhỏ ngắn.

  • Nét chấm (chữ i): Dấu chấm.

  • Nét vòng (Nét thắt, nét xoắn): Dùng cho các chữ s, r, v, b, k…

Hướng dẫn bé cách xác định điểm đặt bút và điểm dừng bút

Bước tiếp theo, bố mẹ cần phải hướng dẫn con hiểu thế nào là điểm dừng bút và điểm đặt bút khi tập việc, để qua đó giúp bé nối các nét thành chữ chính xác hơn. Cụ thể:

  • Điểm đặt bút: Điểm bắt đầu viết nét đầu tiên trong một chữ cái.

  • Điểm dừng bút: Điểm kết thúc của nét chữ, thường sẽ nằm tại điểm ½ ô li.

Tập viết chữ cho bé lớp lá theo từng nhóm chữ cụ thể

Sau khi đã biết được các nét cơ bản, con biết thế nào là điểm đặt bút, điểm dừng bút thì tiếp đến bố mẹ có thể hướng dẫn con viết chữ cái. Thay vì viết từng chữ riêng lẻ, bạn nên chia ra những nhóm cụ thể, có sự tương đồng nhau để giúp bé ghi nhớ và viết tốt hơn. Cụ thể:

Học viết chữ theo từng nhóm khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nhóm 1: Gồm i, u, ư, t, n, m, v, r 

Đặc điểm của nhóm 1 chính là hầu hết các chữ cái này đều có chiều cao khoảng 3 ô li, chúng thường được cấu tạo bởi những nét móc (móc hai đầu, móc ngược, móc xuôi). Khi tiến hành viết chữ, hai nét móc hai đầu và móc xuôi đều cần được chú trọng vì chúng sẽ khó viết hơn nét móc ngược nhất là chữ r, v, m, n.

Một số lỗi dễ mắc phải khi bé luyện viết nhóm chữ này chính là

  • Bé viết các nét móc hay bị đổ nghiêng sang phía bên trái.

  • Phần cuối hay đầu nét móc dễ bị choãi ra ngoài

  • Nối hay kết hợp từ 2 nét cơ bản trong chữ viết dễ biến dạng hình chữ, viết chưa chuẩn như chữ r, v, m.

Cách khắc phục: Bố mẹ nên hướng dẫn bé viết nét móc theo thứ tự từ trái, phải rồi hai đầu thật tốt. Khi viết bố mẹ cần hướng dẫn con chú ý đến cách đặt bút, dừng bút, độ rộng, độ cao của mỗi nét chữ để đảm bảo sự cân đối.

Nhóm 2: gồm các chữ cái l, b, h, k, y, p 

Đặc điểm của nhóm chữ cái này chính là được tạo nên từ những nét khuyết (khuyết ngược, khuyết xuôi), cũng như có những điểm khá tương đồng với nhóm 1. Ví dụ như nửa dưới chữ h giống chữ n, nửa dưới chữ b giống chữ v, nửa trên chữ y giống u….

Vậy nên, trong quá trình luyện viết chữ, bố mẹ nên hướng dẫn con làm quen với cách viết nét khuyết trước, sau đó tiến hành luyện tập viết các chữ l, h, b và k (nhất là các vòng xoắn của chữ k và b vừa phải, hợp lý).

Ở nhóm chữ này các bé thường mắc một số lỗi như:

  • Bé thường viết các điểm giao nhau nét khuyết dễ bị sai.

  • Chữ viết không được thẳng, hoặc khó kết hợp nét như chữ k, y…

Với lỗi sai này, trước tiên bố mẹ cần hướng dẫn con luyện viết nét khuyết, chú ý điều khiển nét bút chắc chắn khi kết hợp với 2, 3 nét cơ bản với nhau, không run tay.

Nhóm 3: bao gồm các chữ o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s

Đặc điểm của nhóm chữ cái này chính là được cấu tạo bởi những nét cong hỏ và kín, trong đó nét cong kín (chữ o) và ở cả 10 chữ cái này đều sử dụng và cách viết cũng đơn giản hơn.

Vậy nên, để có thể luyện viết các chữ cái ở nhóm này đẹp, bố mẹ nên hướng dẫn con cách viết chữ o thật tốt. Đây là nét cong kín rồi dần chuyển sang viết các chữ g, q, đ, d, â, ă, a, ô, ơ dễ dàng hơn.

Khi viết các chữ cái ở nhóm này, các bé thường mắc lỗi viết nét cong với chiều ngang quá rộng hay quá hẹp, nên chữ thường méo mó.

Vậy nên, để khắc phục thì đầu tiên bố mẹ hãy hướng dẫn con viết tốt chữ o đều, đẹp, tròn. Hoặc bố mẹ có thể chấm 4 điểm vuông góc trên vở ô ly, sau đó tại điểm đặt bút của con để tiến hành viết nét cong tròn đều đi qua 4 điểm đó sẽ được 4 điểm đều tròn hơn. Tiếp đến mới hướng dẫn con ghép những nét cơ bản đó để tạo thành chữ.

Tạo sự thích thú khi bé lớp lá luyện viết

Với các bé lớp lá thì thời gian ban đầu con khá thích luyện viết, nhưng bé chỉ thích viết những gì con yêu thích, còn với viết chữ cái bé sẽ nhanh chán nản.

Nếu gặp trường hợp này, bố mẹ nên tạo sự thích thú cho bé khi con học viết, có thể tặng thưởng cho bé, kiên nhẫn và dành lời khuyên cho con, tạo môi trường học tập thoải mái, chuẩn bị đồ dùng học tập đáng yêu… những điều này sẽ góp phần tạo sự thích thú hơn khi trẻ học tập.

Quá trình luyện viết cùng con cần có sự hứng thú. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Hướng dẫn cách dạy bé viết chữ o in thường, in hoa chi tiết nhất

Một số lưu ý khi dạy bé lớp lá tập viết chữ

Để có thể giúp quá trình dạy tập viết chữ cho bé lớp lá hiệu quả, bố mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Dạy con cách rê bút khi tập viết chính xác

Khi mới bắt đầu luyện viết, các con thường không biết cách rê bút, nên mới viết sẽ cảm thấy mỏi tay hoặc không kiểm soát được lực ở cổ tay của mình. Điều này dễ dẫn đến tình trạng bé viết thừa nét, hoặc nét chữ khá nguệch ngoạc.

Vậy nên, trong giai đoạn này bố mẹ nên hướng dẫn con cách rê bút sao cho chuẩn xác. Việc rê bút ở đây chính là hành động lướt nhẹ đầu bút trên mặt giấy, viết liền mạch để hoàn thiện nét viết mà không được nhấc đầu bút lên. 

Giúp bé luyện rê bút chính xác, để viết đúng chuẩn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn bé cách lia bút khi viết đúng chuẩn

Cũng tương tự như việc giúp con học rê bút, lia bút cũng là việc dịch chuyển đầu bút từ điểm này sang điểm khác. Lúc này, sẽ có sự nhấc bút lên để tạo khoảng cách nhất định với bề mặt giấy trước khi tiếp tục hạ bút để viết tiếp nét tiếp theo.

Bởi vì trong quá trình viết, bé thường không làm chủ được lực cổ tay của mình nên trong việc đặt bút, dừng bút cũng khá lúng túng, thường theo cảm tính nên nét chữ sẽ không được đều.

Vậy nên, để giúp con có thể lia bút chính xác thì bố mẹ nên hướng dẫn con cách nhấc nhẹ đầu bút để đảm bảo bé không nhấc cả cổ tay. Để bé làm quen, lần đầu bạn nên cầm tay và hướng dẫn bé chi tiết, cho đến khi con có thể làm quen dần với việc này mới để bé tự lia bút và điều chỉnh tay khi viết của mình.

Cách cầm bút chuẩn cho trẻ mới tập viết

Một trong những điểm cần chú ý nữa khi tập viết chữ cho bé lớp lá chính là kỹ năng cầm bút chính xác. Bố mẹ nên hướng dẫn con cầm bút bằng 3 ngón trỏ, cái và giữa. Trong đó, ngón trỏ và ngón cái sẽ phải giữ chặt 2 bên thân bút, còn ngón giữa sẽ đặt ở phía dưới để đỡ bút.

Bên cạnh đó, các bé khi cầm bút cần nghiêng về phía bên vai phải một góc khoảng 60 độ, không nên đặt thẳng vuông góc bút khi viết. Đồng thời, cánh tay và lòng bàn tay sẽ tạo nên một đường thẳng, đầu ngón tay và ngòi bút có khoảng cách khoảng 2.5cm.

Đặc biệt, khi bố mẹ thấy bé cầm bút sai cần phải kịp thời sửa chữa, cũng như ân cần để chỉ báo bé thay vì dọa nạt, tránh mắng con. Chính điều này vô tình gây áp lực và sợ hãi khi tập viết của trẻ. Cũng như khi tạo thói quen cầm bút đúng sẽ giúp con viết thoải mái, chính xác hơn.

Trang bị đầy đủ những yếu tố này để giúp viết chữ đẹp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tập viết chữ cho bé lớp lá với tư thế ngồi đúng

Tiếp theo trong quy trình tập viết chữ cho bé chính là hướng dẫn con ngồi viết đúng tư thế. Vì bé lớp lá đang trong độ tuổi phát triển cơ thể, nếu không ngồi đúng tư thế rất dễ gây ảnh hưởng tới thị lực và cột sống của con.

Vậy nên, tư thế ngồi viết đúng chính là lưng thẳng, không chạm hẳn ngực vào bàn, chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, vong tay rộng mở thoải mái, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng víu, cố gắng khi viết di chuyển cả cánh tay.

Mỗi ngày đều phải dành thời gian luyện viết chữ cùng bé

“Học đi đôi với hành” là điều không thể thiếu. Vậy nên, nếu không ôn tập thường xuyên thì bé sẽ rất nhanh quên, nếu để điều này thành thói quen sẽ càng khó bỏ hơn.

Thời gian đầu dạy bé luyện viết chữ thì bố mẹ cần dành thời gian mỗi ngày để cùng con luyện tập. Chỉ cần đều đặn 30 phút mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp bé học và ghi nhớ hiệu quả.

Không tạo áp lực cho con khi bé lớp lá luyện viết

Đối với các bé lớp lá thì giai đoạn này các con mới chỉ phát triển các hoạt động tập trung ngắn hạn. Vậy nên, việc ép con viết nhiều trong thời gian dài sẽ khiến con bị áp lực, dẫn tới việc bé dễ bị đánh rơi hứng thú với bộ môn này, và khiến kết quả học tập trở nên tồi tệ hơn.

Thay vào đó, hãy để con dần làm quen với việc luyện chữ với thời gian phù hợp, kết hợp cùng nhiều phương pháp khác nhau để con có sự hứng thú, cũng như luyện viết hiệu quả hơn.

Trang bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng hỗ trợ bé tập viết

Để hỗ trợ quá trình luyện viết cho con hiệu quả, bố mẹ đừng quên trang bị đầy đủ đồ dùng học tập phù hợp như vở ô ly, vở tập tô, vở tập viết mẫu, bút chì, bút màu, tẩy,… Đây đều là những dụng cụ cần thiết mà bạn cần phải đầu tư để giúp bé học luyện viết chữ dễ dàng.

Trang bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ cho bé luyện viết. (Ảnh; Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách dạy tập viết chữ cho bé lớp lá hiệu quả. Nhìn chung, nếu bố mẹ dành thời gian tìm hiểu, cũng như đồng hành cùng bé đảm bảo quá trình luyện viết của bé sẽ đạt kết quả tốt nhất.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!