Tiếng Việt cho bé lớp 1 tưởng chừng như rất dễ, nhưng với độ tuổi của con còn khá nhỏ, cùng với việc mới bước chân lên “sự nghiệp” học hành chuyên nghiệp nên bé còn nhiều bỡ ngỡ.
Vậy nội dung tiếng Việt cho trẻ lớp 1 sẽ học những gì? Làm thế nào để giúp con học chữ và phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi này hiệu quả? Hãy cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tiếng Việt cho bé lớp 1 sẽ học những gì?
Lớp 1 là thời điểm “chuyển giao” quan trọng với các bé. Nhất là khi học chữ, không còn đơn thuần là a, bờ, cờ… như lớp mẫu giáo. Thay vào đó con sẽ được tiếp cận với những kiến thức khó hơn.
Về cơ bản, môn tiếng Việt lớp 1 cho trẻ thường các con sẽ được học về cấu tạo từ hoặc câu từ bảng chữ cái tiếng Việt. Cụ thể:
- Bảng chữ cái tiếng Việt
- Thành phần cấu tạo từ: nguyên âm, phụ âm, từ ghép, thanh điệu.
- Quy tắc viết hoa tên riêng, chữ cái đầu tiên đầu câu, sau dấu chấm...
- Tìm hiểu về các dấu trong tiếng Việt lớp 1: Quy tắc, cách dùng, một số lỗi sai hay gặp...
- Kỹ năng đọc các âm tiết khó.
- Kỹ năng viết đúng chính tả.
Nhìn chung, lượng kiến thức này không quá nhiều nhưng với lứa tuổi của bé còn khá nhỏ nên dễ khiến bé cảm thấy quá tải và choáng ngợp. Chính vì vậy, bé luôn cần đến sự trợ giúp từ bố mẹ. Bạn nên biết cách dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1 phù hợp để con luôn cảm thấy thoải mái và có hứng thú học hơn thay vì áp lực.
Sự khác biệt về chương trình học tiếng Việt lớp 1 cũ và mới
Trong chương trình học tiếng Việt lớp 1 cho trẻ hiện nay sẽ có nhiều cải tiến hơn so với phương pháp dạy học cũ. Chủ yếu sẽ bước chuyển từ việc dạy học tiếng Việt theo hướng tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của các bé.
Có nghĩa là, thay vì dạy học dựa trên việc truyền thụ kiến thức, quan tâm bé học được cái gì sẽ chuyển thành quan tâm bé vận dụng được gì thông qua việc học tiếng Việt.
Để làm được điều này, chương trình học tiếng Việt hiện nay sẽ chuyển từ cách dạy học theo lối truyền thụ 1 chiều sang dạy và rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất, năng lực của người học.
Cùng với đó, bé sẽ được rèn luyện kỹ năng thực hành nhiều hơn khi học trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 mới, dưới sự hướng dẫn của thầy cô và bố mẹ.
Với chương trình dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 mới này có thể ban đầu con sẽ khó khăn học và làm quen. Nhưng bố mẹ không nên lo lắng, cũng như thúc ép bé học thêm nhiều tại nhà.
Thay vào đó, các chương trình học và nội dung SGK đã tính toán thời gian và điều kiện để một học sinh trung bình có thể hiểu và hoàn thành được chương trình học của mình tốt nhất.
Khi dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 tại nhà bố mẹ cần trang bị những gì?
Trước khi bắt tay vào việc dạy tiếng Việt lớp 1 cho bé của mình, bố mẹ cần tìm hiểu qua về phương pháp dạy học lớp 1 theo chương trình GDPT mới.
Bởi vì hiện nay tại các nhà trường đang hướng đến việc dạy học theo kiểu phát triển năng lực của bé nhiều hơn, để bé tự giải quyết vấn đề, ứng dụng vào thực tế nhiều hơn thay vì chỉ tập trung vào kiến thức.
Với việc này, bạn có thể tham khảo qua Google, Youtube, hay chính giáo viên của con để có thể đưa ra phương pháp dạy đồng bộ, giúp con không bị bỡ ngỡ vì những cách dạy khác nhau.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên biết thứ tự ưu tiên kiến thức tiếng Việt lớp 1 để truyền đạt cho con. Ví dụ mới bắt đầu thì nên dạy con bảng chữ cái, sau đó mới chuyển đến cách phát âm, ghép từ. Cuối cùng là cách viết, cách đọc,… Bạn nên có kế hoạch cụ thể trong việc dạy con để bé học hiệu quả hơn.
Hướng dẫn cách dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 tại nhà
Như đã trình bày trên, việc bố mẹ đưa ra phương pháp, cách dạy học tiếng Việt cho bé cụ thể rất quan trọng. Vậy nên, nếu bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo những chia sẻ của Monkey sau đây:
Dạy bé học bảng chữ cái
Với việc dạy bé học bảng chữ cái trong chương trình tiếng Việt, bố mẹ cũng có thể dạy con trước khi bước vào lớp 1 để tạo nền tảng kiến thức cho con tốt hơn.
Việc học bảng chữ cái sẽ giúp con nhận diện được mặt chữ, phát âm chính xác, viết đúng chính tả,… cũng như tạo tiền đề cho những bài học sau này.
Vậy nên, để có thể giúp bé học và nhận diện được bảng chữ cái thuần thục, bố mẹ có thể nói cho bé nghe tên từng chữ cái, đặc điểm của chúng, kể chuyện, cho bé đọc chữ cái, phát âm, chơi trò chơi với chữ cái,… Thực hiện việc này thường xuyên sẽ giúp con học tốt bảng chữ cái hơn.
Dạy con cách phát âm và ghép vần
Sau khi bé đã nhận diện được bảng chữ cái, tiếp theo bố mẹ nên dạy cho trẻ cách phát âm từng chữ đó và đánh vần theo từng âm tiết chính xác.
Lưu ý, bố mẹ nên xem cách phát âm của bé, cần rèn luyện để con có thể phát âm chuẩn ngay từ đầu thì con mới hình dung được chữ cái và nghe chúng tốt hơn.
Đồng thời, việc phát âm chuẩn sẽ giúp bé đọc và viết tránh sai chính tả. Sau khi con đã quen và phát âm tốt bố mẹ bắt đầu chuyển sang dạy bé cách ghép vần. Bài học này sẽ tốn rất nhiều thời gian để con làm quen được. Chính vì vậy, bạn nên kiên nhân, theo dõi và đồng hành với con trong giai đoạn này.
Một mẹo để giúp bé đánh vần chữ cái trong tiếng Việt lớp 1 hiệu quả chính là nên cho bé vừa đánh vần, kết hợp với đọc to, rõ kết hợp với lặp lại nhiều lần sẽ giúp con nhớ lâu hơn.
Dạy bé đọc hiểu văn bản
Sau bài học vần tiếng Việt lớp 1, bước tiếp theo bố mẹ cần dạy bé chính là đọc hiểu văn bản. Vì ở giai đoạn này con đã nắm được cơ bản về bảng chữ cái, cách ghép vần, phát âm và đọc chúng.
Vậy nên, lúc này bố mẹ có thể cho con tập đọc những câu văn ngắn, truyện, thơ và giải thích ý nghĩa cho bé hiểu. Khi con đã hiểu được ý nghĩa của câu thì bé đã có tư duy hiểu về văn bản, lúc này bạn có thể tăng độ dài đoạn văn cho bé đọc để rèn luyện tư duy đọc hiểu của mình tốt hơn.
Dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 với bài học viết chữ in hoa, in thường
Trong kiến thức tiếng Việt cho bé lớp 1 các con sẽ được học viết chữ hoa chữ thường. Nhưng với độ tuổi của bé thì viết chữ in hoa sẽ khó và bay bỗng hơn chữ in thường.
Chính vì vậy, ban đầu bố mẹ nên cho con làm quen với chữ in thường đầu tiên rồi mới đến chữ in hoa. Đồng thời, bạn nên thực hành viết mẫu cho các bé để con tập viết theo.
Ngoài ra, bố mẹ có thể trang bị những quyển vở tập viết có mẫu chữ in thường, in hoa để có dễ dàng viết theo. Cùng với đó, bạn nên hướng dẫn con cầm bút khi viết để bé không quá bị gượng gạo.
Ôn tập chính tả trong tiếng Việt lớp 1 cho trẻ
Như đã nói trên, việc bé phát âm đúng sẽ giúp ích trong quá trình viết đúng chính tả hơn. Vậy nên, bố mẹ có thể giúp con rèn luyện chính tả dựa vào những quy tắc sau:
- Đối với những âm đầu bao gồm k, gh, ngh thường sẽ kết hợp cùng với những nguyên âm như i, e, ê, iê …
- Đối với những âm đầu bao gồm c, g, ng sẽ thường sẽ kết hợp cùng với những nguyên âm như ư, u, ô, ơ, o …
- Đối với âm đầu ch/tr thì nên để bé quan sát hình ảnh, gọi tên đồ vật, con vật bắt đầu bằng những âm này như tre, trúc, chó,….
- Đối với việc phân biệt phụ âm đầu s/x thì nên cho con chơi trò chơi tìm tên chỉ con vật, cây cối từ những phụ âm này như sói, sóc, xúc xắc,…
Một số dạng bài tập tiếng Việt cho bé lớp 1 thực hành
Để giúp con học và thực hành tốt, bố mẹ có thể cho con làm một số bài tập tiếng Việt lớp 1 cơ bản sau đây:
Bài 1
Điền vào chỗ chấm
a. l hay n:
- cỏ …on, …on bia, kỉ …iệm, …ũng …ịu, …ung tung,
- …u ….a ….u ….ống, ….ắc …..a …ắc….ư, …o ….ắng, ……ơ mơ.
b. ch hay tr:
- hình ….òn, tập .…ung, ….í tuệ, bút ….ì, nhà ….ọ, ….ật tự.
c. oat hay oăt:
- chỗ ng………, cánh q ……., lưu l………, hoạt b………
- héo q………., què q………, l………. ch……….
d. oang hay oăng:
- vỡ h………., khăn q…………, q………… gánh
- con h………., th………… th………….., q………. quật
Bài 2
Điền từ trong ngoặc vào chỗ trống cho đúng
- (xong, song): ……….. xuôi, …………cửa.
- (lạ, nạ): …… lẫm, mặt …….., ……….mặt
- (chung, trung): tập………., ………..quanh, …………tâm, …………kết
- (năm, lăm): mười………., ngày mồng……….., ………ngón tay ngoan
- (da, gia, ra): …..vào, …….đình, cặp……., lối……., …….. chủ.
Bài 3
Sắp xếp các từ sau để thành câu đúng
a. nhà, em, thường, ở, bố mẹ, giúp đỡ, quét nhà
………………………………………………………………………………..
b. em, ở trường, vui chơi, thường, bạn, cùng.
………………………………………………………………………………..
c. em, về nhà, tự học, bài tập, làm, và.
………………………………………………………………………………..
Bài 4
Viết tiếp các câu sau để kể về lớp học của em
Lớp học của em có……………………………………………….
Em rất ……… vì được đến lớp mỗi ngày.
Em có nhiều người bạn cùng nhau ………
Trong lớp e thích nhất là…………………………………………………………
Bài 5
Viết chính tả:
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
Bài 6
Điền vào chỗ trống: ch hay tr:
Cây ...e
Câu ...uyện
Đầu ...ọc
....ủ nhật
Một số phương pháp dạy bé 6 tuổi học tiếng Việt hiệu quả
Để giúp quá trình dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1 tại nhà hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng ngay một số phương pháp sau đây:
Cùng bé học tiếng Việt qua sách nói với ứng dụng Vmonkey
Vmonkey được biết đến là ứng dụng dạy học tiếng Việt online dành cho các bé từ mầm non và tiểu học, với nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất hiện nay.
Điểm đặc biệt của Vmonkey chính là giúp bé học tiếng Việt thông qua:
- 700+ truyện tương tác giúp trẻ đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1.
- 1.500+ câu hỏi sau truyện tăng khả năng Đọc - hiểu của trẻ.
- 300+ sách nói cho trẻ vốn từ vựng phong phú & khả năng diễn đạt linh hoạt.
Đồng thời, sau mỗi bài học các con sẽ phát huy được trí tưởng tượng, tư duy, nhận thức, phát triển ngôn ngữ, nuôi dưỡng tâm hồn và khơi gợi niềm đam mê với tiếng Việt hơn.
Chưa kể, với mỗi bài học vần mà Vmonkey xây dựng theo chương trình chuẩn của SGK còn giúp bé:
- Đánh vần và phát âm rõ ràng, rành mạch toàn bộ bảng chữ cái.
- Đặt câu chuẩn ngữ pháp.
- Giúp con tránh bị nói ngọng, hay giọng địa phương.
- Viết đúng chính tả.
Đảm bảo, với sự đồng hành của Vmonkey trong giai đoạn này sẽ giúp con của bạn không còn nỗi lo “sợ học chữ”, cũng như tạo tiền đề để học tốt các môn học khác hơn.
Đọc sách, kể chuyện cùng con mỗi ngày
Đây là một trong những cách dạy bé học chữ gián tiếp được nhiều phụ huynh áp dụng thành công. Việc đọc sách, kể chuyện cho con mỗi ngày sẽ giúp bé phát triển trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy.
Đồng thời, qua việc này sẽ dần hình thành thói quen thích đọc sách, khơi gợi niềm đam mê và hứng thú với con chữ hơn với bé.
Hiện nay có rất nhiều loại sách để bố mẹ đọc cho bé nghe như: Thế giới động vật, sách mười vạn câu hỏi vì sao, truyện cổ tích, toán tư duy,… Qua đó giúp con tăng vốn hiểu biết của mình về thế giới, ý nghĩa cuộc sống.
Luôn kết hợp ví dụ sinh động với từng bài học chữ cái
Một bí kíp giúp con nhớ mặt chữ lâu chính là ở mỗi chữ cái hay đưa ra một ví dụ sinh động liên quan đến nó. Đó có thể là đồ vật, con vật, quần áo, biển báo giao thông,…
Nhờ vậy, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi học chữ, dễ dàng tiếp thu chúng nhờ não bộ của con thường ghi nhớ hình ảnh, hành động tốt hơn là mặt chữ trên giấy.
Dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 bằng việc “học đi đôi với hành”
Để giúp con nhớ lâu chữ cái, cách ghép vần…. hãy để bé được đọc, viết và phát âm cùng một lúc. Như vậy sẽ tránh được việc con học “vẹt”.
Đồng thời, khi dạy con viết chữ thì bố mẹ nên kiên nhẫn dạy bé tập đọc nhiều lần. Không nên vội vàng bắt ép con luyện viết chữ đẹp trong khi con chưa hiểu về chữ đó. Hãy để bé có niềm vui luyện chữ, ban đầu viết chữ xấu cũng được nhưng luyện tập nhiều sẽ giúp con dần cải thiện được nét chữ đẹp hơn.
Bởi vì, ở độ tuổi của bé sẽ học thuộc chữ cái rất nhanh, nhưng cũng dễ quên. Vậy nên, khi con vừa học vừa thực hành sẽ kích thích não bộ của bé hoạt động hiệu quả để con học nhanh và nhớ lâu hơn gấp nhiều lần.
Bố mẹ hãy luôn bình tĩnh, kiên nhẫn khi dạy học tiếng Việt cho bé
Không phải đứa trẻ nào cũng có năng lực học tập giống nhau. Vậy nên, với mỗi bé người lớn cần có phương pháp dạy học thích hợp.
Đồng thời, bố mẹ nên hiểu rằng, hoạt động của bé ở lứa tuổi 4 – 6 tuổi thường còn khá ham chơi, nên việc lên lớp 1 bước vào khuôn khổ sẽ khiến con chưa thể thích nghi.
Vậy nên, trong thời gian đầu việc dạy bé học tiếng Việt sẽ gặp nhiều khó khăn, áp lực kèm theo nhiều bực tức. Nhưng bố mẹ hãy cố gắng bình tĩnh, không nên la mắng hay áp đặt việc học lên con quá nhiều.
Chỉ cần có sự kiên trì, kết hợp phương pháp học phù hợp con sẽ nâng cao khả năng tập trung và nhận thức trong học tập tốt hơn.
Kết hợp học tiếng Việt với trò chơi
Bé ở độ tuổi lớp 1 còn khá ham chơi. Chính vì vậy bố mẹ có thể dạy học theo kiểu “ học mà chơi – chơi mà học” bằng việc tổ chức các trò chơi học chữ để con tham gia.
Ở đây, bạn có thể tạo nên các trò chơi như: giải mã ô chữ, tìm kiếm chữ cái, thi ai đọc đúng nhiều hơn,… Đồng thời, khi có trò chơi cần có thêm phần thưởng để tạo động lực cho bé, cũng như giúp con có hứng thú học tốt hơn.
Một số lưu ý khi dạy bé học tiếng Việt lớp 1
Ngoài việc xây dựng kế hoạch, phương pháp dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 phù hợp, bố mẹ cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Luôn đồng hành cùng con: Đây là giai đoạn bé cần có bố mẹ bên cạnh. Vậy nên, bạn cần phải lắng nghe con, kiên nhẫn với con và không nên bắt ép bé học quá nhiều thứ cùng lúc.
- Kiểm tra bài vở của con hàng ngày: Việc này sẽ giúp bố mẹ nắm được tình hình học tập của con, cũng như giúp con giải đáp những vấn đề bé đang gặp khó khăn.
- Chia sẻ với con nhiều hơn: Mỗi ngày hãy luôn động viên con, tâm sự chuyện trên lớp, bài học có gì gặp khó khăn không hay giúp con rèn luyện kỹ năng phát âm chuẩn hơn.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 10+ bộ đồ chơi cho bé tập nói giúp bé phát triển ngôn ngữ từ sớm hiệu quả
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin chia sẻ về cách dạy tiếng Việt cho bé lớp 1 dễ áp dụng để bố mẹ tham khảo. Bố mẹ hãy ân cần và kiên trì để có thể đồng hành cùng con làm quen với con đường chữ nghĩa này hiệu quả hơn nhé!