zalo
Tổng hợp các dấu trong tiếng việt lớp 1 chi tiết và bí quyết giúp con học hiệu quả
Học tiếng việt

Tổng hợp các dấu trong tiếng việt lớp 1 chi tiết và bí quyết giúp con học hiệu quả

Hoàng Hà
Hoàng Hà

09/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Các dấu trong tiếng Việt lớp 1 chính là kiến thức quan trọng mà các bé sẽ được học. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều bé vẫn bị nhầm lẫn giữa các dấu câu, cũng như chưa biết nên đặt dấu sao cho phù hợp dẫn đến việc đọc và viết sai chính tả.

Vậy nên, nội dung bài viết ngay sau đây Monkey sẽ tổng hợp chi tiết các dấu trong tiếng Việt và phương pháp giúp bé học hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo nhé.

Tổng hợp các dấu trong tiếng Việt lớp 1 chi tiết

Trong chương trình học tiếng Việt lớp 1, các con sẽ được tiếp cận và làm quen với hệ thống bảng chữ cái. Trong đó sẽ được học về các dấu thanh để có thể tạo thành từ, câu chính xác hơn.

Hệ thống dấu thanh trong tiếng Việt. (Ảnh: Youtube)

Cụ thể, trong hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có tổng cộng 6 dấu thanh như sau:

  • Dấu thanh ngang: Trên từ, chữ không có dấu gì cũng được gọi là thanh không dấu, thường sử dụng trong những âm tiết từ âm khép. Ví dụ: cây hoa, công ty,…
  • Dấu huyền: Ký hiệu "`" thấp hơn thanh ngang một bậc, thường sẽ xuất hiện ở những âm tiết không phải âm tiết khép như: nhà, làng, đàng hoàng,…
  • Dấu ngã: Ký hiệu là “~”, đây được xem là dấu thanh ở âm vực cao (bắt đầu thấp hơn nhưng khi kết thúc lại cao hơn) kèm theo đó là động tác nghẽn thanh hầu khi phát âm. Chúng sẽ thường không sử dụng ở những ấm tiết khép. Ví dụ như: Nhãn, nhỡ, dũng sĩ,…  
  • Dấu hỏi: Ký hiệu là “?”, đây được xem là dấu thanh có âm vực khá thấp khi phát âm. Đồng thời, chúng thường xuất hiện ở những âm tiết cũng không phải là âm tiết khép. Ví dụ như: hỏi, cảnh, bảng biển,…
  • Dấu sắc: Ký hiệu là “”, đây là thanh điệu có âm vực cao nhất khi phát âm, khi kết thúc việc phát âm sẽ có thêm động tác nghẽn ở thanh hầu. Dấu này thường sẽ xuất hiện ở mọi kiểu âm tiết. Ví dụ như: Sáng sớm, bí quyết, háo sắc….
  • Thanh nặng: Ký hiệu là “.”, đây là dấu thanh điệu cũng ở âm vực thấp, chúng cũng thường xuất hiện ở hầu hết các kiểu âm tiết như: nặng, lạ, lạm dụng, hạt đậu,…

Một số quy tắc đặt dấu trong tiếng Việt lớp 1

Sau khi nắm được các dấu trong tiếng Việt lớp 1 trên một cách chính xác. Theo các nhà ngôn ngữ học ở nước ta cũng đã thống nhất về những quy tắc đặt dấu trong từ và câu để có thể đồng bộ cách dạy tiếng Việt cho tất cả cấp bậc theo học.

Cụ thể:

Nắm được cấu tạo chuẩn của “tiếng”

Trong tiếng Việt, tiếng được cấu tạo từ 3 bộ phận chính là âm đầu – vần – thanh. Cả 3 bộ phần này sẽ giúp tạo nên một tiếng rõ nghĩa và chính xác hơn.

Trong đó, riêng “vần” sẽ được chia thành 3 phần riêng biệt đó chính là âm chính – âm đệm – âm cuối.

Cấu tạo của tiếng trong tiếng Việt. (Ảnh: tiengvietonline.com)

Ví dụ: tiếng “mời” sẽ được cấu tạo từ âm đầu là “m”, vần “ơi” cùng dấu huyền.

Vậy nên, đa phần tiếng nào cũng phải đảm bảo có vần và thanh, còn âm đầu thì cũng có một số tiếng không có (như uống, ăn, ái,…)

Quy tắc đặt 5 dấu trong tiếng Việt lớp 1

Theo quy chuẩn của Bộ GDĐT áp dụng về quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt được quy định cụ thể chính là dấu thường sẽ đặt đặt ở bên trên và bên dưới của vần, hay cụ thể hơn sẽ đặt ở ký tự âm chính của tiếng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào quy tắc đặt dấu thanh trên áp dụng cho mọi trường hợp. Ví dụ như tình huống các tiếng có nguyên âm đôi xuất hiện (ai, oi, ua…) thường quy tắc đặt dấu câu sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Trong âm chính chỉ có 1 nguyên âm: Trường hợp trong một tiếng có âm chính chỉ có nguyên âm duy nhất thuộc các nguyên âm như a, e, i, o, u, dấu sẽ đặt đặt tại chính nguyên âm đó. Ví dụ: lá, mì, mẹ,…
  • Trong âm chính chỉ có nguyên âm đôi: Nếu âm cuối ở sau nguyên âm đôi thường dấu sẽ viết ở phía nuôi âm đứng sau của âm chính (ví dụ: lượn, muốn…), hoặc trường hợp nguyên âm đôi không có âm cuối đứng trước thì sẽ đặt dấu ở chính âm đầu tiên của âm chính (Ví dụ: tại, tỏa, cắn…).

Nắm vững quy tắc đặt dấu câu chính xác. (Ảnh: Youtube)

Dựa vào những quy tắc đặt các dấu tiếng Việt lớp 1 sẽ giúp các bé hoàn thiện câu từ khi nói, viết hay nghe, đọc cũng dễ dàng và chính xác hơn.

Một số lỗi thường gặp về dấu câu tiếng Việt lớp 1 mà các bé thường gặp phải

Với các bé mới lên lớp 1, hay người nước ngoài học tiếng Việt thường gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng dấu thanh. Chính vì vậy, họ thường mắc một số lỗi cơ bản như:

Âm vực của dấu thanh chưa đúng

Mỗi dấu trong tiếng Việt thường khi phát âm sẽ có âm vực khác nhau, như dấu sắc thường âm vực sẽ cao lên, dấu huyền sẽ hơi thấp….

Nhưng nhiều trường hợp mọi người khi mà phát các âm cuối không chính xác, nên âm vực của dấu thanh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thường bé sẽ phát âm âm cuối có giai đoạn thoát hơi ra, nên kéo theo nhiều sai lầm như:

  • Trường độ âm tiết bị kéo dài hơn
  • Đường nét dấu thanh sẽ bị cao lên hoặc thấp xuống về cuối.

Ví dụ: Khi phát âm từ “người” thì các bé dễ đọc thành ngươ ì với âm vực sẽ cao hơn so với cách đọc bình thường.

Phát âm các âm vực của dấu chưa chính xác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Sử dụng các dấu thanh lớp 1 tiếng Việt bị lẫn lộn

Trong quá trình sử dụng dấu thanh tiếng Việt, nhiều bé thường dễ nhầm lẫn các dấu. Nhất là:

  • Dấu hỏi và dấu ngã: Ví dụ như trong câu “mua bán sĩ và lẻ” và nhưng nhiều người thường viết và đọc sai dấu thành là “mua bán sỉ và lẽ”.
  • Dấu sắc và dấu ngangVí dụ như “mua bán”, nhưng nhiều người khi đọc với âm vực cao sẽ thành “múa bán”.
  • Dấu huyền và nặng: Ví dụ như “nặng nề”, nhưng nhiều người đọc thường nhầm lẫn thành “nằng nề”.

Việc sử dụng dấu sai cũng sẽ dẫn tới việc sai chính tả. (Ảnh: Phân Tích)

Đa phần việc lẫn lộn các dấu câu trong tiếng Việt này thường xuất phát từ vùng miền, ví dụ người miền Trung thường bị nhầm lẫn nhiều nhất dẫn tới việc nghe, nói, đọc và viết cũng dễ sai chính tả.

Trong chuỗi lời nói cũng thường phát âm sai dấu thanh điệu

Khi học tiếng Việt lớp 1, các bé đều biết rằng có 6 dấu thanh điệu tương ứng với 5 dấu giọng khi phát âm từng âm tiết. Nhưng nhiều khi trong chuỗi lời nói các bé dễ bị nhầm lẫn hay phát âm sai các dấu đó. Cụ thể:

  • Hai âm tiết đều mang dấu huyền: Thường các bé sẽ đọc đúng âm tiết phía sau, còn âm đầu thường đọc lướt nhẹ đi như dấu ngang. Ví dụ: hòa bình => hoa bình, bình thường => binh thường…
  • Âm tiết chứa dấu huyền đi cùng với âm tiết có dấu nặng: Cũng tương tự như trên, các bé thường đọc đúng dấu âm sau, còn âm đầu sẽ lướt qua. Ví dụ: Bạn bè => ban bè, nhà trọ => nha chò (kèm theo lỗi phát âm tr/ch, không phân biệt được huyền và dấu nặng)….
  • Hai âm tiết đều mang dấu nặng: Thường các bé sẽ đọc đúng âm tiết sau đúng dấu thanh, còn âm tiết phía trước cũng mang dấu nặng sẽ đọc nhẹ đi thành dấu ngang hoặc sắc. Ví dụ: học tập => hóc tập, bạn bè => ban bè…
  • Âm tiết chứa dấu nặng đi cùng với âm tiết có dấu ngã: Các bé thường đọc âm tiết có dấu nặng phía trước thành dấu sắc hoặc dấu ngang, còn âm tiết mang dấu ngã phía sau biến thành dấu nặng hoặc huyền. Ví dụ: Sạch sẽ => sách sè….

Đặt dấu sai nên chuỗi lời nói cũng sai. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tại sao cần phải hướng dẫn bé học dấu tiếng Việt đúng?

Trên thực tế, khi học tiếng Việt thì việc sử dụng đúng dấu thanh cũng khá khó. Không chỉ với người nước ngoài mà các bé mới lên lớp 1 cũng dễ mắc những sai lầm trên.

Chính vì vậy, bố mẹ cần phải hướng dẫn con học các dấu trong tiếng Việt lớp 1 đúng để đảm bảo:

  • Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đúng chính tả.
  • Dùng dấu đúng sẽ giúp phát âm đúng để thuận lợi trong việc giao tiếp.
  • Bé dùng dấu sai cũng sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều môn học khác.
  • Việc sử dụng dấu sai không khắc phục sẽ dễ trở thành thói quen có hại cho tương lai bé…

Việc sử dụng dấu thanh đúng cực kỳ quan trọng trong tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phương pháp giúp bé học các dấu trong tiếng Việt lớp 1 hiệu quả

Với những lý do trên, để có thể giúp bé có thể học dấu thanh trong tiếng Việt chính xác, hiệu quả hơn thì bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau.

Học tiếng Việt toàn diện cùng với Vmonkey

Vmonkey được biết đến là một trong những ứng dụng dạy học tiếng Việt số 1 tại Việt Nam dành cho trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung được xây dựng bám sát chương trình GDPT mới nhất.

Tạo nền tảng tiếng Việt vững chắc cho bé cùng Vmonkey. (Ảnh: Monkey)

Ở đây, với Vmonkey các bé sẽ được học tất tần tật những kiến thức liên quan tới tiếng Việt từ bảng chữ cái, dấu câu, cách đánh vần,… thông qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi. Đảm bảo Vmonkey sẽ giúp các bé:

  • Học vần chuẩn và nhanh nhất: Đánh vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái, đặt câu chuẩn ngữ pháp, con không bị nói ngọng, nói viết đúng chính tả.
  • Xây dựng nền tảng tiếng Việt: Bé đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói, tăng khả năng Đọc – Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện, từ vựng phong phú, diễn đạt linh hoạt nhờ kho truyện, sách nói đồ sộ
  • Nuôi dưỡng tâm hồn bé: Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1.000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc; Xây dựng nhân cách và đạo đức cho trẻ qua những câu chuyện giá trị giàu tính giáo dục, nhân văn.

Hứa hẹn, với Vmonkey bé sẽ không còn lo lắng vì hệ thống dấu câu khó học, hay cách đánh vần, học từ vựng cũng sẽ thú vị hơn rất nhiều.

>>>HỌC THỬ VMONKEY NGAY: TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn bé hiểu các quy tắc đặt dấu tiếng Việt

Để có thể giúp con học được hệ thống dấu thanh đúng, bố mẹ cần phải cho bé hiểu và nắm rõ những quy tắc mà Monkey đã chia sẻ ở phần trên.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể giúp con hiểu rõ quy tắc sử dụng dấu thanh dựa vào cách nhớ đơn giản sau “Em HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau. Anh NGANG SẮC thuốc HỎI đau chỗ nào?”.

Nghĩa là:

  • Những dấu ngang sẽ đi với dấu sắc hoặc dấu hỏi, ví dụ: Nghỉ ngơi….
  • Dấu thanh huyền hoặc nặng sẽ đi với ngã. Ví dụ: đẹp đẽ, lững lờ, vội vã….

Nắm rõ quy tắc khi sử dụng dấu thanh tiếng Việt. (Ảnh: Youtube)

Thường xuyên cùng con luyện tập

Cách tốt nhất để giúp con hiểu được cách đặt dấu đúng không thể thiếu việc cho bé làm bài tập về dấu thường xuyên. Bố mẹ có thể cho con làm bài tập trong sách giáo khoa, tự nghĩ ra câu đố liên quan về việc điền dấu chính xác,…

Khi được làm bài tập nhiều con sẽ dễ dàng làm quen và hiểu được bản chất của việc đặt dấu câu chính xác hơn.

Kết hợp học lý thuyết với thực hành

Đừng chỉ mãi để con học trên sách vở, lý thuyết mà không để bé thực hành chúng nhiều hơn. Ở đây, bố mẹ có thể cho bé học đánh vần các chữ ở khắp mọi nơi, tập viết nhiều hơn, tập đọc nhiều hơn… để giúp bé hiểu được bản chất của từng dấu sẽ giúp con ghi nhớ chúng và sử dụng chúng đúng hơn.

Cho bé học thực hành nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chơi các trò chơi liên quan tới dấu tiếng Việt

Vừa chơi vừa học là phương pháp dạy học cho trẻ hữu hiệu nhất giúp gia tăng khả năng ghi nhớtạo sự hứng thú cho bé khi học tập tốt hơn.

Ở đây, bố mẹ có thể mua những bộ dụng cụ liên quan tới học chữ, đi kèm với dấu câu và tổ chức các trò chơi ghép chữ và dấu, tìm dấu còn thiếu cho chữ,… để bé có thể vừa chơi vừa học.

Lưu ý, ở phương pháp này bố mẹ nên có thêm quà nếu bé chơi thắng, qua đó sẽ tạo động lực và khích lệ con học và chơi tốt hơn.

Hướng dẫn con phát âm đúng để nói và viết đúng dấu của từ

Nguồn gốc của việc sử dụng dấu sai chính là phát âm sai. Chính vì vậy, trước hết muốn con viết đúng chính tả, dấu câu thì bố mẹ cần phải đảm bảo con phát âm đúng chính tả.

Về việc dạy bé phát âm như thế nào hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo tại bài viết: Cách phát âm tiếng Việt lớp 1 2022 mới nhất theo chuẩn Bộ GDĐT đưa ra

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các dấu trong tiếng Việt lớp 1. Qua đó có thể thấy được đây là kiến thức khá khó, nên đòi hỏi bố mẹ cần có được phương pháp dạy học đúng để giúp con học vui, thú vị và hiệu quả hơn nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey