zalo
Từ vựng tiếng Việt lớp 1 và những kiến thức bạn nhất định phải biết!
Học tiếng việt

Từ vựng tiếng Việt lớp 1 và những kiến thức bạn nhất định phải biết!

Thúy Anh
Thúy Anh

19/10/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Cùng tìm hiểu tổng quan về từ vựng tiếng Việt lớp 1 cũng như các phương pháp giúp trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. 

Từ vựng tiếng Việt lớp 1 bao gồm những gì?

Từ vựng tiếng Việt là một yếu tố quan trọng cấu thành nên câu hoàn chính, đóng vai trò quyết định trong khả năng giao tiếp của từng người nên cần được trau dồi liên tục trong suốt cuộc đời. 

Từ vựng Tiếng Việt được phân loại thành các nhóm khác nhau. Tuy vậy, chủ yếu vẫn là 2 loại chính bao gồm: 

  • Từ vựng dựa vào nguồn gốc (như các từ thuần Việt, các từ mượn từ tiếng Hán, tiếng Anh...).

  • Từ vựng dựa trên phạm vi sử dụng (ví dụ như các từ vựng thuật ngữ, tiếng lóng hay từ địa phương,…). Loại từ vựng này cho thấy được bản sắc, đặc sắc riêng của từng vựng của mỗi vùng miền, dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam, từ đó tạo nên sự phong phú cho từ vựng Tiếng Việt.

Mặc dù từ vựng rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp nhưng theo chương trình học của Bộ GD&ĐT, các em học sinh lớp 1 chưa được học từ vựng tiếng Việt lớp 1 mà chủ yếu mới bắt đầu làm quen với các âm, thanh trước. Với lượng kiến thức này, bé sẽ dễ tiếp thu và từ từ ghi nhớ những bộ phận cấu tạo nên một từ.

Từ vựng tiếng Việt lớp 1 bao gồm những gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiếng Việt lớp 1 bao gồm những nội dung nào?

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gồm 2 phần chính, tương ứng với 2 tập:

Phần học vần - Tiếng Việt tập 1

Phần 1 có 103 bài: 

  • 6 bài đầu cho các bé làm quen với bảng chữ cái Việt Nam, cấu tạo của đơn vị tiếng (hay còn gọi là âm tiết) của tiếng Việt qua âm, các chữ có âm e, b, các thanh có dấu. 

  • 25 bài tiếp theo học về âm cùng các chữ thể hiện âm đó qua cấu tạo tiếng, gồm âm đầu phụ âm và âm chính nguyên âm. 

  • 59 bài tiếp theo học về vần có 2 âm, gồm âm chính nguyên âm, âm cuối bán âm và phụ âm. 

  • 13 bài cuối học vần có 3 âm, gồm âm vần đầu, âm chính nguyên âm, âm cuối bán âm hoặc phụ âm.

Phần luyện tập tổng hợp - Tiếng Việt tập 2

Phần 2 có 3 chủ điểm, mỗi tuần học 1 chủ điểm: Nhà trường, gia đình, thiên nhiên - đất nước, xoay vòng theo tuần. Trong mỗi bài lớn thường được trình bày theo đủ các kiểu loại văn bản cơ bản, bao gồm: Truyện, thơ, văn bản thông tin.

Mỗi văn bản đọc là trung tâm của 1 bài nhỏ. Khởi đầu mỗi bài học là hoạt động khởi động để huy động trải nghiệm, hiểu biết và tạo tâm thế để các em học sinh lớp 1 có thể đọc hiểu văn bản tốt hơn. Sau đó, các em được đọc thành tiếng, đọc hiểu. 

Riêng đối với văn bản thơ, học sinh lớp 1 được nhận biết vần và học thuộc lòng. Đối với văn bản văn xuôi, học sinh lớp 1 được thực hành viết câu, nói và nghe, nghe viết chính tả, cùng với đó là làm bài tập chính tả. Đôi khi lớp sẽ có hoạt động kể chuyện hay đóng vai để diễn lại câu chuyện đã đọc. Cuối mỗi bài học có thể có thêm hoạt động tích hợp, mở rộng, vận dụng đa dạng.

Đây là phần giúp học sinh lớp 1 có thể học được nhiều kiến thức mới về tiếng Việt như vần khó, chữ viết hoa, quy tắc viết chính tả đúng. Cùng với đó, học sinh sẽ ôn lại các kiến thức của phần học vần.  

Tiếng Việt lớp 1 bao gồm những nội dung nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nào trẻ được học từ vựng tiếng Việt?

Theo chương trình học, các em học sinh sẽ bắt đầu được học các từ vựng theo từng loại như từ đơn, từ phức (gồm từ ghép và từ láy) từ lớp 4. Khi lên các lớp lớn hơn, việc học từ ngữ càng trở nên phức tạp hơn. 

Tóm lại, phụ huynh nên cho con học đúng theo chương trình học trong sách giáo khoa với lượng từ vựng và độ khó đã được Bộ Giáo dục nghiên cứu và đưa ra. 

Khi nào trẻ được học từ vựng tiếng Việt? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nên cho bé học từ vựng tiếng Việt lớp 1?

Theo nhiều chuyên gia về giáo dục, phụ huynh có con học lớp 1 không nên dạy trẻ học từ vựng tiếng Việt sớm bởi có thể gây ra những hệ lụy như:

  • Khả năng tiếp thu của trẻ còn kém: Ở độ tuổi này, trẻ chỉ nên bắt đầu làm quen với bảng chữ cái, những vần, âm đơn giản nhất. Bất kỳ bộ môn nào cũng nên đi từ dễ tới khó, từ học ít tới học nhiều.
  • Hình thành tâm lý chán học, không muốn thấy và động chạm vào sách vở: Điều này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến kết quả và hứng thú học tập của bé trong suốt quãng đời sau này. 
  • Không còn tập trung nghe giảng trên lớp: Việc cho trẻ học trước sách giáo khoa còn khiến cho trẻ dễ có tâm lý biết bài, và khi đến lớp, trẻ sẽ không còn tập trung nghe cô giảng bài. Càng về sau, trẻ sẽ hình thành tâm lý mất tập trung khi ngồi trong lớp học, không chỉ riêng môn tiếng Việt mà còn là tất cả các môn học khác. Thậm chí, thói quen mất tập trung khi đã hình thành sẽ trở thành thói quen mà trẻ có thể áp dụng trong cuộc sống, vui chơi… dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của trẻ.

Do đó, mặc dù tâm lý nhiều phụ huynh muốn con em mình học trước sách tiếng Việt để sẵn sàng học trên lớp và làm bài tập về nhà ở trạng thái tốt nhất. Nhưng với những nguyên nhân đã đề cập trên đây thì phụ huynh nên cho con mình học bài bản theo đúng chương trình học của Bộ, bởi Bộ đã nghiên cứu chương trình phù hợp với từng lớp học.

Có nên cho bé học từ vựng tiếng Việt lớp 1? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Làm sao để trẻ học tiếng Việt lớp 1 hiệu quả?

Ngoài việc không dạy trước chương trình học cho con, bố mẹ hãy áp dụng những mẹo sau để trẻ có thể tiếp thu kiến thức tiếng Việt một cách tốt nhất.

Sử dụng phần mềm VMonkey

VMonkey là ứng dụng dạy tiếng Việt cho trẻ Mầm non và Tiểu học theo Chương trình GDPT mới. Ứng dụng đã được hàng triệu phụ huynh tin dùng cho con và phản hồi tốt.

Ngoài ra, VMonkey cũng từng giành được các giải thưởng như Giải Nhất Sáng kiến Toàn cầu, Giải Nhất Nhân tài Đất việt 2016, Giải Vàng ASEAN ICT Awards.

Phương pháp dạy học của phần mềm này gây ấn tượng bởi: 

  • Học thông qua hình ảnh: bằng cách cho bé lớp 1 tương tác ấn chạm với thiết bị, cùng hình ảnh mô tả, đi kèm âm thanh sinh động.

  • Học qua các trò chơi được xây dựng theo sự phát triển của trẻ nhỏ, từ nhận diện vần đến tạo các từ bằng vần đã học. Trẻ sẽ luôn hứng thú trong suốt quá trình học nhờ phương pháp học mà chơi này. 

  • Học qua âm thanh với thế giới truyện tranh đầy sống động, màu sắc hài hoà, giọng đọc vô cùng truyền cảm dành riêng cho trẻ em. Trẻ sẽ dễ dàng thẩm âm, cảm nhận ngữ điệu, vần điệu một cách tự nhiên hơn rất nhiều. 

Ứng dụng VMonkey được hàng triệu phụ huynh tin dùng cho con mình. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

TẢI NGAY HÔM NAY để nhận được những PHẦN QUÀ HẤP DẪN cùng liệu trình học chuẩn Bộ GD&ĐT từ CHUYÊN GIA!

Luyện tập hàng ngày với trẻ

Bước sang độ tuổi lên 6, khi bé đã bắt đầu làm quen với mặt chữ và tập nói  cũng là lúc cha mẹ nên sắp xếp cho con luyện tập học tiếng Việt mỗi ngày. Phụ huynh có thể lựa chọn những đầu sách thiếu nhi thú vị và đọc cho bé nghe. Đây cũng là một gợi ý rất tuyệt vời để bé tiếp thu thêm nhiều từ vựng mới. 

Bạn cũng đừng quên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để trò chuyện, lắng nghe bé tâm sự về việc học và đọc sách cho bé nghe. Tự bản thân bố mẹ cũng sẽ trở thành tấm gương để bé noi theo, bắt chước theo những tính tốt, trong đó có việc học và đọc sách tiếng Việt.

Đừng quên theo sát con hàng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tạo không gian học tập thú vị

Tạo cho bé không gian học mà chơi, chơi mà học cũng là một bí quyết giúp bé nhanh chóng nâng cao vốn từ cho mình. Đây không phải là điều quá khó khăn, mà chỉ cần các bậc cha mẹ kiên trì và nhẫn nại hơn đối với các bé, đặc biệt là những bạn nhỏ lớp 1 vô cùng hiếu động. 

Ví dụ, bạn có thể lựa chọn một bộ đồ chơi ghép chữ đa dạng về cả hình thù lẫn màu sắc để làm tăng sự tò mò, thích thú và kích thích khả năng khám phá tiếng Việt ở trẻ.

Hãy sáng tạo các trò chơi luyện chữ cho con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Luôn đồng hành cùng con

Ở độ tuổi còn đang quen với việc chơi và mới bắt đầu phải học, bé có thể sẽ biếng học hay lảng tránh việc học từ vựng tiếng Việt lớp 1 hoặc thậm trẻ ngang bướng và khó bảo. Tuy nhiên, ba mẹ hãy cố gắng luôn giữ thái độ dịu dàng với bé vì con đang tuổi hiếu động và trẻ rất cần “một người bạn” để chơi cùng mình. Bởi vậy, bạn hãy luôn là người kèm cặp con, vừa học vừa chơi một cách hiệu quả và bổ ích.

Không ép trẻ học quá nhiều, liên tục

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên ép bé học quá nhiều vì có thể tạo tâm lý chống đối trong bé. Chỉ nên cho bé học 30 phút mỗi ngày, đan xen khoảng thời gian học - chơi - học. Không nên bắt trẻ học liên tục từ sáng tới tối, bất kỳ khi nào trẻ có thời gian rảnh. 

Kết hợp với thực tế

Học đi đôi với hành luôn là kim chỉ nam thành công trong việc học tập. Bố mẹ hãy tạo cho con thói quen rèn luyện đủ các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt hàng ngày và luân phiên nhau.

Để thực hành lượng từ vựng cũng như mặt chữ tốt hơn, hãy dạy con cách quan sát sự vật, thế giới xung quanh. Đơn giản như việc đi siêu thị, sở thú hay đến nơi công cộng,... Hãy dạy con cách nhìn các biển hiệu, biển báo,... hay bất kỳ đồ vật nào có chữ và dạy con đọc theo và ghi nhớ. Việc luyện tập hàng ngày sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn thay vì chỉ ngồi vào bàn học một cách cứng ngắc.

Dạy trẻ tập đọc các từ trên nhãn dán đồ vật cũng là cách rèn luyện tiếng Việt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là toàn bộ thông tin về từ vựng tiếng Việt lớp 1. Ngoài việc cho bé theo học đúng chương trình trong sách giáo khoa, phụ huynh cũng nên đồng hành cùng các em nâng cao kiến thức, phát triển sự sáng tạo trong ngôn ngữ giúp bé tăng vốn từ vựng mỗi ngày.

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!