zalo
Hướng dẫn trẻ học toán lớp 2 phép chia và các bài tập vận dụng thường gặp
Học toán

Hướng dẫn trẻ học toán lớp 2 phép chia và các bài tập vận dụng thường gặp

Ngân Hà
Ngân Hà

13/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, với các thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng, khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy toán lớp 2 phép chia rắc rối và khó để dạy trẻ có thể hiểu được. Thấu hiểu được điều này, Monkey đã tổng hợp tất cả các kiến thức cũng như cách dạy toán chia lớp 2 dễ áp dụng nhất trong bài viết dưới đây.

Lý thuyết về phép chia trong toán học sơ cấp

Để việc học toán lớp 2 phép chia được thuận lợi hơn, nhất là khi lựa chọn nên áp dụng quy tắc nào vào bài tập toán vận dụng nào là phù hợp. Thì việc nắm rõ các định nghĩa, cũng như quy tắc chung là điều cần thiết. Vì thế mà, ba mẹ hãy ngay lập tức dạy trẻ học các lý thuyết tổng quan sau đây nhé!

Tổng quát về phép chia trong chương trình toán học lớp 2. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phép chia là gì?

Phép chia là một trong bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) cơ bản trong chương trình toán học lớp 2. Tuy nhiên, phép chia có những đặt tính khác với 3 phép tính còn lại. Và điểm thú vị nhất chính là khái niệm phân số được hình thành từ phép chia.

Bạn cũng cần ghi nhớ có hai loại phép tính chia phổ biến nhất, gồm:

  • Phép chia hết

  • Phép chia có dư

Các thành phần cơ bản trong phép chia lớp 2

Tên gọi của các thành phần và kết quả trong một phép tính chia, bao gồm: A : B = C, trong đó A là số bị chia, B là số chia, C là thương, và phép tính A : B cũng được gọi là thương của hai số A và B.

Ví dụ: Phép tính 8 : 2 = 4, trong đó “8” là số bị chia, “2” là số chia, “4” là thương và phép tính “8 : 2” là thương của hai số.

Các dạng kí hiệu và tính chất trong phép chia

Kí hiệu “chia” được sử dụng trong phép chia cũng rất đa dạng, cụ thể gồm: “:”; “/”; “-”; ...

Một số tính chất thường gặp trong chương trình toán lớp 2 phép chia mà bạn cần biết:

  • Một số bất kỳ chia cho 1 đều bằng chính nó: A : 1 = A

  • Không tồn tại phép chia cho số 0

  • 0 chia với bất kỳ số nào cũng bằng 0: 0 : A = 0

Một số dạng toán cơ bản thường gặp

Dạng 1: Xác định các thành phần trong phép tính chia (Gồm: Số bị chia, số chia, và thương)

Phương pháp giải: Áp dụng kiến thức cơ bản về các thành phần trong phép tính chia đã học.

Dạng 2: Tính nhẩm nhanh phép tính chia

Phương pháp giải: Áp dụng bảng chia đã học để tính nhanh các phép tính 2 chữ số cơ bản. 

Dạng 3: Cho biết số chia và số bị chia của phép tính, yêu cầu tìm thương.

Phương pháp giải: Sắp xếp thứ tự số trong phép tính theo đúng trình tự “Số bị chia : Số chia = Thương”, rồi tính tiếp phép tính.

Dạy trẻ học toán chia lớp 2 hiệu quả ngay tại nhà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số bài toán ứng dụng phép chia nâng cao lớp 2

Bài tập vận dụng 1: Nối 2 phép tính có cùng kết quả

Đáp án:

Bài tập vận dụng 2: Có 35 học sinh xếp thành hàng, mỗi hàng có 5 học sinh . Hỏi có bao nhiêu hàng?

Đáp án:

Số hàng có tất cả: 35 : 5 = 7 (hàng) –> Đáp số: 7 hàng

Bài tập vận dụng 3: Có một số trâu đang cày ruộng. Người ta đếm thấy có 16 chân trâu. Hỏi có bao nhiêu con trâu?

Đáp án:

Mỗi con trâu có 4 chân, vậy số trâu có tất cả là: 16 : 4 = 4(con trâu) → Đáp số: 4 con trâu

Mẹo học tốt môn toán lớp 2 cho trẻ mà bố mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà

Không thể phủ nhận, ngoài việc tập trung khi học trực tiếp trên lớp cùng các thầy cô. Thì khả năng tự học, cũng như thời gian ôn luyện tại nhà là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ nhanh chóng nắm bắt các kiến thức trên lớp, cũng như ghi nhớ các định nghĩa một cách dễ dàng hơn.

Cho nên, bạn cũng cần phải chú trọng chất lượng và cả khối lượng học của trẻ trong khoảng thời gian học thêm tại nhà này. Sau đây là một số mẹo hay giúp trẻ học tốt môn toán lớp 2 mà bạn nên biết.

Nắm bắt kỹ các nội dung trong chương trình học toán lớp 2 của trẻ

Các bậc phụ huynh hiện nay thường mắc một sai lầm phổ biến đó chính là luôn tìm kiếm cách dạy toán chia lớp 2 cho con. Mà không nắm bắt kỹ các nội dung có trong chương trình học, từ đó dẫn đến nhưng hậu quả như: Nhồi nhét các kiến thức không cần thiết, dạy thiếu các định nghĩa cần nhớ,...

Cho nên, bước đầu ba mẹ cần phải theo sát chương trình học tập trên lớp của con. Từ đó thiết kế các bài giảng, cũng như áp dụng các phương pháp học phù hợp.

Hơn hết, các kiến thức cần học của trẻ cũng khó nhằn hơn lớp 1, vì phải học thuộc và ứng dụng cả bốn phép tính. Nhất là ở lớp một trẻ chỉ được làm quen với các con số đếm cơ bản. Vì thế mà, ba mẹ cần theo sát, tránh trẻ bỏ quên các kiến thức cần nhớ, vì đó sẽ là một lỗ hổng lớn trong quá trình học toán sau này của trẻ.

Trẻ vui học toán. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đồng hành cùng con chinh phục các bài toán khó

Bản chất của việc học toán và tiếp cận với các chữ số đã vô cùng khô khan, khó nhớ. Thế nên, đừng bao giờ để con bạn một mình giải quyết hết các bài tập mà thầy cô hay bạn giao cho trẻ. Hãy đồng hành và hướng dẫn trẻ giải các bài tập toán khó.

Một lưu ý nữa là bạn chỉ nên hướng dẫn và gợi ý gián tiếp, để trẻ là người trực tiếp tìm ra cách giải hay đáp án cho bài toán. Điều này không chỉ giúp trẻ tăng khả năng tự học, mà còn giúp trẻ rèn luyện tính tự lập và không ỉ lại người lớn. 

Đây là một phương pháp giáo dục đúng đắn, không chỉ giúp trẻ tiến bộ về phương diện kiến thức, mà còn phát triển tốt về phương diện tính cách sau này.

Xem thêm: Các dạng bài toán lớp 2 phép trừ có nhớ thường gặp và hàng loạt bài tập tự luyện

Dạy trẻ học từng dạng toán cho đến khi hiểu rõ

Các bậc phụ huynh thường rất tham lam, luôn muốn con mình học càng nhiều càng tốt. Vì thế mà, họ sẽ thường xuyên dạy con của mình rất nhiều dạng bài tập toán khác nhau, với mong muốn con mình sẽ giỏi toàn diện. Nhưng đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Đồng ý là việc trẻ học được càng nhiều dạng bài toán, thì tư duy của trẻ càng tốt vì được rèn luyện và bồi dưỡng. Tuy nhiên, nếu trẻ không tiếp thu được hết những gì đã học, thì việc nhồi nhét kiến thức này là hoàn toàn vô tác dụng. Hơn hết là nếu quá áp lực, trẻ có thể học vẹt, học để đối phó, từ đó kết quả học tập cũng sẽ vô cùng tệ.

Kiên nhẫn với trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho nên, hãy chắc chắn rằng con mình đã hiểu hết và làm thành thạo dạng bài toán đã học, trước khi bạn chuyển sang dạy trẻ dạng bài toán tiếp theo nhé!

Sử dụng phần mềm dạy toán vào chương trình học của trẻ

Trong môi trường giáo dục hiện đại, thì phương pháp dạy trẻ học toán bằng phần mềm đã không còn quá xa lạ. Nhất là đại dịch covid vừa qua, đã khiến nhu cầu dạy trẻ học tại nhà tăng cao. 

Trong số các ứng dụng toán học lớp 2 có mặt trên thị trường, ấn tượng nhất vẫn là Monkey Math. Đây là một ứng dụng dạy trẻ học toán bằng tiếng Anh. Vì thế mà, phần mềm này không chỉ xây dựng nền tảng môn toán một các vững chắc, mà còn hỗ trợ phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ từ sớm.

Bên cạnh đó, các phương pháp giáo dục hiện đại khác được tích hợp ngay trong một ứng dụng, như: Học toán qua trò chơi tương tác, âm thanh, hình ảnh,... Hơn hết là các bài học cũng như bài tập được thiết kế một cách chỉnh chu, bám sát với chương trình GDPT của Bộ. Từ đó, hỗ trợ trẻ tiếp thu kiến thức trên lớp và tham gia các cuộc thi một cách tốt hơn.

Phần mềm dạy toán cho trẻ mầm non đến hết tiểu học. (Ảnh: Monkey)

Hy vọng với những thông tin mà Monkey chia sẻ về toán lớp 2 phép chia trên đây, sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Hãy theo dõi ngay chuyên mục “Ba mẹ cần biết” của Monkey, để đón đọc các bài viết hữu ích mới nhất nhé!

Ngân Hà
Ngân Hà

Tôi là Ngân Hà (Aly Ngân), biên tập viên đã có hơn 2 năm đảm nhận vị trí Content Marketing chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm viết bài về lĩnh vực giáo dục và sức khỏe,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey