Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu vì sao lại có 2 hiện tượng này, cũng như có nhiều điều thú vị về chúng. Hãy cùng Monkey giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7 này dựa trên ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì?
Do khi giải thích về hai hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, người ta cũng dùng những khái niệm như bóng tối và bóng nửa tối để giải thích hiện tượng đó. Để cho dễ hình dung, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu bóng tối là gì và bóng nửa tối là gì qua hai thí nghiệm đơn giản dưới đây.
Bóng tối là gì?
Để hiểu được khái niệm này, hãy cùng xem một thí nghiệm dưới đây
Thí nghiệm 1
Đặt một nguồn sáng nhỏ (có thể là bóng đèn pin đang sáng) trước màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt thêm một miếng bìa như hình bên dưới.
Quan sát thí nghiệm ta thấy
- Vùng tối: Vì các tia sáng từ đèn phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chắn lại sẽ không đến được màn chắn. Vậy nên, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới và được gọi là vùng tối.
- Vùng sáng: Vì có các tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.
Như vậy, qua thí nghiệm trên ta có nhận xét:
- Vùng màu đen không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, gặp vật cản ánh sáng sẽ bị cản lại và không truyền qua được.
⇒ Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới được gọi là bóng tối.
Bóng nửa tối là gì?
Thí nghiệm 2
Thay bóng đèn pin thành bóng có hiệu suất cao hơn (bóng đèn điện).
Quan sát hiện tượng ta thấy:
Vùng bóng nửa tối: Vùng nằm sau tấm bìa chỉ nhận được một phần sáng mà bóng đèn điện truyền tới.
Như vậy, qua thí nghiệm trên ta có nhận xét:
- Vùng ở giữa màn chắn là vùng tối
- Vùng ở ngoài cùng chính là vùng sáng
- Vùng xen giữa được gọi là vùng bóng nửa tối
⇒ Trên màn chắn đặt phía sau vật chắn có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới được gọi là vùng bóng nửa tối.
ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40%, chưa đến 2K/NGÀY.
|
Giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7
Trong chương trình học vật lý 7, các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng nhật thực nguyệt thực. Cụ thể:
Giải thích hiện tượng nhật thực là gì?
Nhật thực xảy ra khi nào? là khi Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.
Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.
Hình ảnh nhật thực một phần diễn ra vào ngày 19/3 tại Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)
Giải thích hiện tượng nguyệt thực là gì?
Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên chúng ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó đã xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
Hiện tượng nguyệt thực có rất nhiều kiểu khác nhau nhưng chỉ có 3 kiểu nguyệt thực chính và thường hay xuất hiện nhất đó là:
Nguyệt thực một phần
Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường gần thẳng hàng nhau. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.
Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần thường sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Nguyệt thực toàn phần
Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng nhau. Khi đó, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng, đôi khi sẽ có màu cam sẫm.
Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua. Chính vì vậy mà Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn).
Nguyệt thực nửa tối
Xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đần đi. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
Giải bài tập vật lí 7 bài 3 trang 9 SGK
Bài 1: Câu 3 (trang 10 sgk Vật Lý 7): Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?
Đáp án:
Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Vì thế đứng ở nơi có nhật thực toàn phần không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại.
Ngoài ra, để có thể ôn tập kỹ càng hơn các dạng bài liên quan đến hiện tượng nhật thực nguyệt thực thì các bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây. Những câu hỏi này khá tương đồng trong những bài kiểm tra mà giáo thường ra nên các bạn hãy cố gắng ôn luyện thật nhiều nhé.
Bài 2: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?
-
Một vùng tối hình bàn tay
-
Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ
-
Một vùng bóng tối tròn
-
Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn
Hướng dẫn giải:
Bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng. Khi này, trên tường sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối của bàn tay tức là một vùng tối hình bàn tay, xung quanh sẽ có viền mờ hơn.
Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 3: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?
-
Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
-
Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
-
Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
-
Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
Đáp án: B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.
Bài 4: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
-
Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
-
Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
-
Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
-
Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Đáp án: B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
Bài 5: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?
-
Ngọn nến sáng yếu hơn
-
Ngọn nến sáng mạnh hơn
-
Không có gì khác
-
Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến
Đáp án: D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến
Bài tập vật lí 7 về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực để luyện tập
Dưới đây là một số bài tập về hiện tượng nhật thực nguyệt thực trong chương trình vật lý lớp 7 để các em tự luyện:
Câu 1. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:
A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.
B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.
C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.
D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.
E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời
Câu 2. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:
A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.
B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.
C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.
D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.
E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.
Câu 3. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:
A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
B. Định luật phản xạ ánh sáng
C. Định luật khúc xạ ánh sáng
D. Cả 3 định luật trên
Câu 4. Câu nào đúng nhất?
A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.
B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.
C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.
D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.
A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.
B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.
C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa
Câu 6. Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?
Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………
b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….
Câu 8. Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?
Câu 9.
An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?
Câu 10.
Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?
Câu 11: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?
Trên đây là tổng hợp những kiến thức và cách giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7 dễ hiểu mà Monkey biên soạn cho các bạn. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người có thể ghi nhớ bài học một cách lâu nhất. Nếu bạn thấy hay thì hãy theo dõi Monkey và thường xuyên truy cập vào kiến thức cơ bản để có thể cập nhập cho mình những bài học hữu ích nhé.