zalo
Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Cách xử lý khi trẻ bị bỏng ống bô
Kỹ năng sống

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Cách xử lý khi trẻ bị bỏng ống bô

Hồng Nhung
Hồng Nhung

21/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Nên sơ cứu cho trẻ như thế nào đúng cách? Trẻ nhỏ thường hay nghịch ngợm và vô tình gặp phải tai nạn bỏng bô xe gây tổn thương da, một số trường hợp vết bỏng sâu còn gây nguy hiểm đến trẻ.. Do vậy bố mẹ cần biết phòng ngừa và sơ cứu hiệu quả để tránh nguy hiểm. Hãy cùng Monkey tham khảo những cách xử lý khi trẻ bị bỏng bô trong bài viết dưới.

Các cấp độ bị bỏng bô xe máy

Nếu phụ huynh có con nhỏ và gặp sự cố ngoài ý muốn về bỏng bô xe máy hoặc học cách sơ cứu để đề phòng thì nên xác định mức độ bỏng bô xe máy. Tùy vào mỗi mức độ bỏng mà trẻ cần được sơ cứu khác nhau. Dưới đây là 3 cấp độ khi trẻ bị bỏng xe máy.

Cấp độ 1

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao khi ở cấp độ 1? Cấp độ bỏng là những triệu chứng bị bỏng bình thường. Vết thương bỏng này ảnh hưởng trên bề mặt da hoặc biểu bì da. Vết thương chỉ đỏ da lên và đau nhẹ.

Mặc dù cấp độ này không quá nguy hiểm nhưng không nên chủ quan. Bố mẹ cần chăm sóc vết thương cho trẻ kỹ lưỡng và tránh tình trạng vết thương bị nặng hơn.Nếu trẻ bị bỏng ở mức độ này, bố mẹ không cần phải đưa trẻ đến bác sĩ để chữa trị. Trẻ chỉ cần được sơ cứu tại nhà và chăm sóc trẻ bị bỏng bô xe máy kỹ lưỡng tại nhà. Có thể sau khi hoàn thành việc chữa trị tại nhà nhưng cơn đau không giảm bớt, vết thương bị lan ra thì nên đi đến gặp bác sĩ để được chữa trị.

Các cấp độ khi trẻ bị bỏng bô xe máy - Cấp độ 1 (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cấp độ 2

Khi trẻ bị bỏng ở cấp độ 2, vết thương bị những di chứng và dấu hiệu nặng hơn cấp độ 1. Lớp da bị thương khi bị bỏng cấp độ 2 lúc này là ảnh hưởng đến lớp thứ 2 của da và đến lớp hạ bì. Lúc này, vết bỏng xuất hiện những vết bỏng rộp, đau rát dữ dội và cùng da có màu đỏ đậm.

Vết bỏng độ 2 nằm trong loại bỏng nặng, vì vậy mà bố mẹ không được chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu của cấp độ bỏng này. Phụ huynh có trẻ gặp trường hợp này cần thực hiện các bước sơ cứu kịp thời sau đó đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng điều trị kịp thời.

Nếu vết thương này không được sơ cứu nhanh chóng và đúng cách, vết thương của trẻ sẽ bị nhiễm trùng nặng hơn. Sơ cứu chậm sẽ sẽ không làm cho vết thương giảm đi mà vết thương sẽ bị loang nặng hơn và sâu hơn.

Cấp độ 3

Bỏng độ 3 là cấp độ bỏng nặng nhất và nguy hiểm nhất. Loại bỏng này sẽ ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và chân bì sâu bên trong lớp da. Có thể nguy hiểm đến thần kinh và thậm chí là ảnh hưởng đến xương của trẻ nếu trẻ bị bỏng cấp 3.

Những vết bỏng này làm chết da và da sẽ không có khả năng tự phục hồi và tái tạo. Vết thương của bỏng độ 3 khiến da bị thâm đen, đôi khi lên một vệt phỏng rộp to và nặng.

Nếu trẻ bị bỏng cấp độ 3, bố mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ điều trị kịp thời. Có thể vết thương bị bỏng cần cấy ghép da hoặc thay da mới để lành vết thương.

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Trẻ bị bỏng cấp độ 3 như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm internet)Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Trẻ bị bỏng cấp độ 3 như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm internet)

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Hướng dẫn xử lý trẻ bị bỏng theo từng cấp độ

Tùy vào từng cấp độ bị bỏng bô xe máy mà trẻ có những vết thương khác nhau. Vì vậy không thể nào áp dụng được một cách sơ cứu trẻ bị bỏng bô xe máy vào các cấp độ bỏng khác nhau. Do đó, nếu trẻ con bị bỏng ống bô thì bố mẹ cần lập tức nhận biết vết bỏng nằm ở cấp độ nào và các cách xử lý vết thương phù hợp tùy vào trường hợp như sau:

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao ở cấp độ 1

Ở cấp độ này, trẻ bị bỏng nhẹ và vết thương không nặng. Do vậy bố mẹ tiến hành sơ cứu và điều trị tại nhà như sau:

  • Loại bỏ quần áo che vết bỏng. Quần áo có tác dụng là giữ nhiệt vì vậy nếu không cởi bỏ quần áo chỗ vết bỏng sẽ làm cho vết thương lan nhanh hơn và nặng hơn. Do đó, bố mẹ hãy ngay lập tức cởi bỏ quần áo của trẻ ở vùng bị bỏng ra.

  • Nhanh chóng làm mát vùng vết thương bị bỏng. Nên để vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc ngâm vào chậu nước mát khoảng 10 - 15 phút. Điều này sẽ giúp vết thương được làm mát và tránh nguy cơ lan rộng. Nếu không làm mát, vùng bỏng nhẹ sẽ lan sâu vào bên trong da và vết thương sẽ nặng hơn bỏng cấp độ 1.

  • Sau khi làm sạch và làm mát vết bỏng, bố mẹ nên rửa vết thương bị bỏng bằng nước muối sinh lý khoảng 0.9% hoặc có thể dùng dung dịch Povidine 10%. Những dung dịch này có nồng độ muối nhẹ, rửa sơ qua vết thương. Tuyệt đối không được sử dụng oxy già, thuốc đỏ hay cồn để rửa vết thương. Dung dịch này sẽ làm mô hạt trong da bị chết và sẹo nặng thêm.

  • Không cần dùng băng bó vùng da bị bỏng mà nên để thoáng, tuyệt đối không nên dính bụi bẩn vào vết thương bị bỏng. Nếu trẻ muốn ra ngoài, bố mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo vải mềm hoặc băng gạc bôi mỡ vaseline và không nên buộc chặt.

  • Trẻ bị bỏng bô xe máy bôi thuốc gì ở cấp độ 1? Vì cấp độ này sẽ không để lại sẹo khi trẻ bị bỏng do vậy không nhất thiết là phải bôi thuốc gì cho trẻ.

Xử lý trẻ bị bỏng bô xe máy cấp độ 2

Để hạn chế những nguy hiểm của vết thương bỏng của trẻ do bô xe máy cấp độ 2, bố mẹ cần nhanh chóng thực hiện điều trị và sơ cứu theo các bước sau:

  • Khi phát hiện trẻ bị bỏng cấp độ 2, lập tức làm mát vết bỏng bằng nước mát khoảng 15 - 20 phút. Điều này sẽ giảm đau rát và đỏ ngứa của vết thương và cũng hạn chế được sự hình thành vết phồng rộp và tổng thương của mô da bên trong.

  • Không nên chạm vào hoặc làm vỡ những vết phồng rộp vì nếu để trẻ hay bạn làm vỡ vết phồng đó thì vết thương sẽ trở nặng hơn và dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

  • Vết bỏng cấp độ 2 này chưa ăn sâu vào trong những mô bên trong của lớp da. Do đó bố mẹ có thể sử dụng những loại thuốc điều trị bỏng hoặc thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Hãy dùng băng gạc y tế để băng lên vết thương vì lúc này chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng khiến vết thương trở nặng. Nên băng bó nhẹ và không quá chặt để tránh làm tổn thương thêm ở vết thương.

  • Nếu vết bỏng cấp độ 2 này bị bỏng ở diện tích lớn và chữa trị tại nhà không khỏi thì hãy nên đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

  • Nên uống nhiều nước để hỗ trợ cho việc giảm sưng phù ở vùng bị bỏng phù hợp.

Vết bỏng cấp độ 2 không quá nặng cũng không quá nhẹ. Nếu bố mẹ chữa trị kịp thời thì vết thương của trẻ sẽ mau lành. Nhưng không điều trị kịp thời vết thương sẽ có những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao khi bé bị bỏng cấp độ 2? (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cần làm gì khi trẻ bị bỏng bô xe máy cấp độ 3

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao ở cấp độ 3? Vết bỏng cấp độ 3 ở trẻ là rất nguy hiểm vì những vết bỏng sẽ ảnh hưởng đến các mô da ở bên trong. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến xương khớp và hệ thống dây thần kinh của trẻ. Bố mẹ cần sơ cứu kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời như sau:

  • Khi phát hiện trẻ bị bỏng độ 3 cần làm mát vết bỏng ngay lập tức.. Chỉ nên ngâm vết bỏng trong nước mát khoảng 15 - 20 phút sau đó lấy ra. Vì nếu ngâm quá lâu dẫn đến việc vết thương sẽ bị rữa và nguy cơ lan vết thương mạnh hơn.

  • Băng bó vết thương bằng băng gạc hoặc vải sạch nhẹ nhàng không quá chặt.

  • Sau đó lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị.

  • Bác sĩ sẽ truyền dịch cho trẻ để tránh mất nước và suy nhược các cơ quan gần vùng tổn thương.

  • Cần điều trị tại bệnh viện đến khi khỏi hẳn. Sau đó nên đi tiêm vacine uốn ván để ngừa nhiễm trùng. Trẻ cũng cần được vật lý trị liệu và lao động trị liệu nếu diện tích vùng bỏng lớn. Đặc biệt vết bỏng này đi qua các khớp xương khiến trẻ khó vận động. Cá bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ hồi phục sức khỏe sớm hơn.

Bé bị bỏng bô xe máy cần làm sao ở cấp độ bỏng số 3? (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các lưu ý khi khi trẻ bị bỏng bô xe máy

Khi thực hiện các phương pháp chữa trị cho bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Nên lưu ý như thế nào? Hãy cùng Monkey lưu ý những vấn đề sau khi trẻ của bạn gặp tình huống trên:

Không ngâm vết bỏng vào nước đá

Thông thường khi bị bỏng bô xe máy, trẻ cần được ngâm vào nước mát ngay lập tức. Nước mát có công dụng làm giảm nhiệt độ của vết thương và tránh sự ăn sâu của vết thương vào cơ thể.

Nếu cho vết thương bị bỏng của trẻ ngâm vào nước đá, nhiệt độ vùng da bị bỏng giảm đột ngột. Điều này sẽ khiến các mạch máu đang bị nhạy cảm đột nhiên co mạch máu và co cơ. Vết bỏng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, nước đá có thể chứa những vi khuẩn gây hại cho bề mặt da của trẻ. Do vậy nếu sử dụng nước đá làm mát vết thương thì có thể xảy ra hiện tượng nhiễm trùng nặng hơn và khó chữa lành hơn.

Nhiệt độ cơ thể thông thường khoảng 36 - 37 độ C. Khi trẻ bị bỏng bô xe máy, cơ thể sẽ bị mất nhiệt. Bố mẹ chăm sóc trẻ bị bỏng bô xe máy dùng nước đá lạnh để chườm mát cho trẻ thì sự mất nhiệt tăng lên. Những tinh thể đá có nhiệt độ âm độ C sẽ làm đông cứng những tế bào tái tạo da. Ngoài ra còn gây tổn thương hoại tử ướt hoặc gây bỏng lạnh cho trẻ khiến tình trạng thêm nặng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo:  10 cách sơ cứu trẻ bị bỏng keo 502 cha mẹ cần biết

Không được bôi kem đánh răng lên vết bỏng

Trẻ bị bỏng bô bôi gì? Trẻ bị bỏng bô bôi thuốc gì? Có nên bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng hay không? Rất nhiều người bị bỏng sử dụng kem đánh răng để bôi lên và làm mát chỗ bị bỏng. Thành phần hóa học của kem đánh răng có hóa chất chứa kiềm. Vì thế khi hóa chất chứa kiềm này xâm nhập vào môi trường thuận lợi như những vết thương bỏng với nhiệt độ thuận lợi. Chúng sẽ hình thành nên các chất nguy hại cho cơ thể người. Dẫn đến tình trạng xảy ra những biến chứng khác nặng hơn.

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Nếu bố mẹ không biết tác hại của kem đánh răng mà vẫn bôi cho trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ vừa bị bỏng bô xe máy vừa bị bỏng kiềm. Hậu quả khi bị cả hai loại bỏng cùng một lúc rất khó lường, có thể gây nguy hại đến tính mạng của trẻ.

Khi trẻ bị bỏng bô xe máy, bố mẹ có thể bôi những thuốc làm dịu vết thương và phục hồi nhanh chóng như: Gel lô hội, lá cây đinh phong, mật ong, thuốc mỡ bacitracin hoặc Neosporin,Kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene),...

Tuyệt đối không chọc vỡ bóng nước

Khi trẻ bị bỏng tùy vào mức độ bị bỏng mà trẻ có những vết thương khác nhau. Ở mức độ nặng hơn sẽ xuất hiện những mụn nước. Trẻ sẽ có cảm giác khó chịu và nóng rát, sau đó ở dưới lớp bỏng sẽ xuất hiện một phản ứng tiết dịch và làm mát. Đó là lý do mà nốt phỏng rát xuất hiện khi bị bỏng nóng giúp giảm thiểu tổn thương.

Khi bị phỏng, nhiệt độ cao hoặc quá thấp sẽ làm cho các tế bào biểu bì da của trẻ bị chết. Do vậy mà cơ thể sẽ tiết ra những chất trung gian hóa học ngăn cách lớp da chết với các tế bào dưới da. Những tế bào còn quá non nớt và không có sức chống chịu với môi trường ngoài nên cần được bảo vệ.

Vì vậy nếu để trẻ chọc nốt bọng nước ra ngoài sẽ khiến lớp da non của trẻ mất đi bảo vệ sau khi bị bỏng. Vi khuẩn bên ngoài môi trường sẽ tấn công ngay vào vùng da non nớt và sẽ nhiễm khuẩn vào bên trong. Thậm chí những vi khuẩn gây các loại bệnh dễ dàng xâm nhập qua vết thương và gây những loại bệnh nghiêm trọng.

Không được chọc vỡ  bóng nước khi trẻ bị bỏng bô xe máy (Nguồn: Sưu tầm internet)

Không sử dụng các mẹo dân gian

Các mẹo dân gian chữa khi bị bỏng được truyền tai nhau như vắt nước củ chuối, xà phòng, củ ráy hay là nước mắm lên vết thương. Những chất nước củ chuối, củ ráy, nước mắm hay xà phòng không hề có tác dụng làm giảm sưng, giảm đau mà còn chứa những vi khuẩn gây hại.

Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Nếu nghe theo những mẹo dân gian mà bôi những chất đó lên thì sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng nhiều hơn. Khả năng bị bỏng sẽ nặng hơn và cần những cách chữa trị khó khăn hơn. Thậm chí trẻ cần phải phẫu thuật nếu bị nặng hơn.

Không được bôi nghệ tươi trực tiếp lên vết bỏng chưa lành

Nhiều người thường có suy nghĩ, nghệ tươi có thể làm giảm sẹo là đúng. Bố mẹ nghĩ muốn càng sớm hết sẹo thì cần bôi nghệ tươi sớm nhất có thể. Nhưng việc bôi nghệ khi da trẻ bị bỏng còn hở vết thương thì sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng nặng.

Bố mẹ cần phải thực hiện sơ cứu vết thương bị bỏng của trẻ, không được bôi bất cứ thứ gì như nghệ tươi lên vùng bị bỏng. Hãy đợi khi vết thương bắt đầu lên da non, lúc này là thời điểm thích hợp để bố mẹ sử dụng nghệ tươi để ngăn ngừa sẹo cho trẻ.

Trẻ bị bỏng bô nên bôi thuốc gì ngoài nghệ tươi? Trẻ có thể được bôi những loại thuốc trị sẹo nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa sẹo nhanh hơn. Không nên tự ý mua thuốc trị sẹo cho trẻ vì da trẻ rất mỏng manh và những loại thuốc trị sẹo có những thành phần không phù hợp với trẻ.

Không được bôi nghệ tươi trực tiếp vào vết bỏng chưa lành (Nguồn: Sưu tầm internet)

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh chạm vào vết bỏng

Khi trẻ bị bỏng ống bô, vùng bỏng của trẻ rất nhạy cảm. Vì vậy lúc này mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi hoặc thông thoáng cho trẻ. Nếu trẻ bị bỏng bô xe máy ở vùng cánh tay hay ở chân, mẹ nên cho con mặc áo cộc tay hoặc quần đùi, váy để tránh việc tiếp xúc với vết thương bị bỏng ống bô.

Những chất vải như kaki, jean,... nếu mặc vào người và tiếp xúc với vết thương bị bỏng. Những chất liệu vải này sẽ cọ xát khiến cho lớp sừng bị bong tróc hoặc khiến vết thương bị hầm và nóng lên. Điều này vừa khiến vết thương bị lan ra và gây nhiễm trùng nặng.

Những lưu ý khi cho trẻ ngồi sau xe máy để tránh bỏng bô

Thay vì để những tình trạng đáng tiếc xảy ra với trẻ trong quá trình di chuyển bằng xe máy cùng bố hoặc mẹ. Bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao và cần phòng tránh như thế nào? Cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh việc trẻ bị bỏng ống bô xe máy luôn an toàn. Dưới đây là những lưu ý để trẻ được an toàn khi cùng người lớn sử dụng xe máy:

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi di chuyển xe máy

Khi trẻ dưới 1 tuổi, lúc này các cơ quan cơ thể chưa phát triển vững chắc và hoàn thiện. Do đó mà trẻ chưa ngồi hay đứng vững, mà tốc độ di chuyển của xe máy khá cao. Nếu cho trẻ ngồi sau lưng mẹ và trẻ bám không chặt thì có thể gây ra tình trạng trẻ bị ngã xuống và có thể bị bỏng bô xe máy.

Do đó nên cho bé di chuyển cùng xe máy với mẹ, bố khi đã ngồi vững và cứng cáp. Thường thì trẻ trên 1 tuổi đã có thể vững vàng hơn. Ngoài ra, cần có sự an toàn tuyệt đối mới chở trẻ đi sau xe máy.

Những lưu ý khi cho trẻ ngồi sau xe máy để tránh cho bé bị bỏng ống bô (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trường hợp cho trẻ dưới 1 tuổi di chuyển bằng xe máy

Có những công việc mà trẻ dưới 1 tuổi phải dùng xe máy như tiêm vacine, thăm ông bà, khám bệnh,... Bố mẹ nên dùng đai để cố định lại trẻ khi lưu thông trên đường. Hoặc bố mẹ cũng có thể sử dụng khăn vải, túi đeo trẻ trước người để giữ trẻ được an toàn trong lòng. Không được để chân hoặc đầu thò ra bên ngoài để tránh va chạm.

Lưu ý: Bố mẹ chở trẻ phải là tay lái chắc tay, nếu tay lái yếu, không đi vững thì không nên chở trẻ bằng xe máy. Nếu không, có thể cả trẻ và người lớn gặp nguy hiểm trên đường đi chứ không dừng lại ở việc bỏng bô xe máy.

Dùng vật dụng mềm mại tránh va đập cho trẻ

Dùng trong trường hợp người lớn chở trẻ trên 1 tuổi và đã có thể ngồi cứng cáp. Bố mẹ có thể đặt một chiếc gối nhỏ hoặc con gấu bông trước ngực bé để giúp bé ngồi chắc chắn hơn. Điều này sẽ khiến trẻ an toàn hơn nếu có trường hợp phanh gấp, trẻ không phải bị va đập mạnh theo quán tính.

Trường hợp một người lớn và bé đi xe máy

Trường hợp này khá nguy hiểm, vì vậy mà bé phải cho ngồi sau để người lớn có thể dễ di chuyển và xử lý tình huống kịp thời. Trẻ ngồi sau sẽ được thắt lưng an toàn để giữ trẻ ôm sát bên trong người lái xe. Điều này sẽ giúp trẻ an toàn hơn trong khi di chuyển và người lái cũng an tâm hơn để xử lý những tình huống khẩn cấp trong khi lái xe.

Chở bé đi xe máy khi có hai người lớn

Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, người lớn nên để cho bé ngồi giữa hai người. Do trẻ còn quá nhỏ và không chịu được sự khó chịu khi ngồi trên xe máy hoặc do tò mò mọi thứ xung quanh.

Người ngồi sau sẽ giữ cho trẻ không cựa quậy khiến trẻ bị bỏng xe máy hay té khỏi xe trong khi di chuyển. Điều này sẽ an toàn hơn cho trẻ trong khi di chuyển bằng xe máy.

Chở bé đi xe máy khi có hai người lớn để phòng tránh bị bỏng ống bô (Nguồn: Sưu tầm internet)

Không cho trẻ chơi đùa tại khu vực nhà xe hoặc xe máy vừa mới sử dụng

Xe máy vừa sử dụng thì ống bô của xe máy sẽ còn nhiệt độ rất cao do xe vừa đốt động cơ xong. Cần phải có một khoảng thời gian dài để ống bô có thể nguội lạnh đi. Do vậy mà sau khi người lớn sử dụng xe máy xong, phụ huynh không được cho trẻ chơi đùa xung quanh khu vực đó.

Trẻ rất hiếu động và tinh nghịch, do vậy rất có thể trẻ đùa nghịch quá mức và vô tình chạm phải ống bô đang nóng. Hoặc do trẻ tò mò những vật dụng lạ xung quanh, trẻ sẽ muốn động chạm vào những vật dụng đó có thể là ống bô đang nóng.

Hướng dẫn trẻ ngồi sau xe máy đúng cách để tránh bị bỏng bô xe máy

Trẻ con rất tinh nghịch, do vậy mà trẻ có thể vùng vẫy hoặc do trẻ sợ nên giữ chặt mọi thứ bằng cách ép chặt chân vào thân xe máy. Nếu có thể, trẻ sẽ bị bỏng ống bô xe máy.

Do đó, bố mẹ cần phải giúp trẻ hiểu được cách đi xe máy sao cho an toàn và giúp trẻ cảm thấy an toàn khi đi xe máy.

Hãy quan sát trẻ nếu trẻ đòi đi theo bố mẹ trong khi bố mẹ đang sử dụng xe máy nhưng chưa di chuyển, trẻ sẽ muốn leo lên xe máy để có thể đi cùng cha mẹ. Điều này rất nguy hiểm do trẻ không biết ống bô là gì và nó nguy hiểm như thế nào khi chạm phải. Do vậy mà bố mẹ cần phải quan sát kỹ trước khi di chuyển xe máy.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp cho câu hỏi “bé bị bỏng bô xe máy phải làm sao?” được Monkey chia sẻ. Hy vọng, phụ huynh có thể tham khảo và lưu lại những cách sơ cứu và chăm sóc bé bị bỏng bô xe máy. Đừng quên theo dõi Monkey để được cập nhật những kiến thức mới về nuôi dạy con và chăm sóc trẻ nhé.

Help requested for child who suffered severe burns on 50% of his body - Ngày truy cập 09/07/2022

https://dominicantoday.com/dr/local/2021/01/28/help-requested-for-child-who-suffered-severe-burns-on-50-of-his-body/ 

Burns in Children | Johns Hopkins Medicine - Ngày truy cập 09/07/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/burns/burns-in-children

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!