Ngày nay, tình trạng bắt cóc, xâm hại, bạo lực trẻ em hay các tình trạng đuối nước, điện giật,… ngày càng phổ biến. Vậy nên, đòi hỏi các bậc phụ huynh nên dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm càng sớm càng tốt.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Thế nào là những nơi nguy hiểm trẻ em cần tránh?
Để dạy trẻ kỹ năng sống an toàn, tránh xa những nơi nguy hiểm, đòi hỏi ba mẹ cần giúp bé biết đâu là những nơi không an toàn với trẻ. Cụ thể:
-
Những nơi nguy hiểm trong nhà: khu vực nhà bếp, nhà tắm, cầu thang, ban công, hành lang… nhất là khu vực nhà cao tầng, nhà ở chung cư.
-
Những nơi nguy hiểm ngoài nhà: Sông, hồ, ao, suối, núi đồi, rừng, khu vực hẻo lánh…
-
Những đồ vật nguy hiểm: Ổ điện, dao kéo, bật lửa, các thiết bị điện, các vật dụng chứa hóa chất, nước…
-
Những việc làm nguy hiểm: Nghịch nước, sử dụng bếp ga, đồ điện, dao kéo… hay đi ra ngoài mà không có ba mẹ, đi theo người lạ, tiết lộ thông tin cá nhân cho người lạ biết, nhận quà từ người lạ…
Tầm quan trọng của việc dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm
Việc dạy bé tránh xa những nơi nguy hiểm là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng cần phải trang bị cho trẻ. Bởi vì:
Trẻ em rất tò mò, muốn khám phá nhiều điều mới lạ nên dễ sa vào những nơi nguy hiểm. Đặc biệt, không phải lúc nào ba mẹ cũng có thể giám sát, bên cạnh con mọi lúc mọi nơi. Nên việc trang bị cho bé những kỹ năng nhận biết, tránh xa những nơi nguy hiểm sẽ đảm bảo an toàn cho con, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân mình tốt hơn.
Ngoài ra, việc giúp trẻ nhận biết, tránh xa những nơi nguy hiểm là đang rèn luyện nhiều kỹ năng sống như tự nhận thức, đánh giá, cũng như giải quyết các vấn đề. Từ đó giúp con nhạy bén hơn trong mọi hoàn cảnh, tình huống hiệu quả hơn.
Một số cách dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm
Tuỳ vào những nơi nguy hiểm, ba mẹ có thể trang bị cho bé những kỹ năng phòng tránh như sau:
Kỹ năng sống không lại gần những nơi nguy hiểm trong nhà
-
Trong nhà bếp: Dạy trẻ cần tránh xa những đồ vật sắc nhọn như dao, kéo hay các đồ vật nguy hiểm như bình ga, bếp ga, các đồ điện nguy hiểm…
-
Nhà vệ sinh: Ba mẹ cần đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng, dạy trẻ nếu đi vệ sinh cần phải cẩn thận với khu vực bồn cầu, đi dép trong nhà vệ sinh… Tốt nhất, nếu bé còn nhỏ, ba mẹ nên đi cùng bé hoặc sắm cho con dụng cụ vệ sinh riêng để dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, an toàn.
-
Lan can, cửa sổ: Ba mẹ cần dạy trẻ không được đứng chơi gần khu vực cửa sổ, lan can để đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc biệt, ba mẹ cần giải thích, nhắc nhở con về độ nguy hiểm khi chơi gần các khu vực này, cũng như có thể sử dụng phụ kiện an toàn như cửa sổ chắn gió, cửa sổ lưới che để đảm bảo an toàn tốt nhất.
-
Khu vực điện và ổ cắm điện: Đây là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm trong nhà mà ba mẹ cần phải dạy trẻ phải bố trí xa tầm với của trẻ. Đồng thời phải dạy con biết rằng những thiết bị điện rất nguy hiểm, có thể gây chết người nên cần phải tránh xa, cũng như không nghịch phá chúng.
-
Cầu thang: Với những bé sống tại căn hộ chung cư, nhà cao tầng hay tại khu vực trường học thì cầu thang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, khiến trẻ dễ bị trượt, ngã, chấn thương. Vậy nên, ba mẹ cần dạy trẻ không nên chạy nhảy, chơi đùa tại cầu thang, cũng như nên đi đứng cẩn thận, bám vào lan can để di chuyển để tránh bị ngã, gây ra chấn thương.
-
Chuồng chó: Ba mẹ cần dạy trẻ không nên đến gần chuồng chó, hay tiếp xúc với chó mèo lạ vì chúng có thể cắn bé, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm về bệnh dại, cũng như gây ảnh hưởng đến trẻ. Đồng thời, với chó mèo ở nhà, ba mẹ cũng nên giáo dục trẻ tiếp xúc an toàn, nhẹ nhàng, cũng như không nên chơi quá nhiều dễ nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
Dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm nơi công cộng, ngoài đường phố
-
Đường giao thông: Ba mẹ cần giới thiệu cho trẻ các phương tiện giao thông, cũng như dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông như nhận biết các tín hiệu đèn giao thông, đi trong vỉa hè, nhìn trái phải, trước sau khi qua đường, đi xe phải đội mũ bảo hiểm…
-
Lỗ cống, rãnh: Trẻ em thường khá thích nghịch nước, tò mò nên các khu vực như cống, rãnh hay là nơi tiềm ẩn những nguy hiểm với bé. Vậy nên, ba mẹ cần phải giáo dục cho con biết tính nguy hiểm khi chơi tại những khu vực này, cũng như dạy con phát hiện và tránh các lỗ cống rãnh, cũng như báo ngay cho người lớn nếu thấy nắp cống bị mở.
-
Hẻm, ngõ tối: Ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu rằng hẻm vắng, ngõ tối là nơi nguy hiểm, con có thể dễ bị bắt cóc, là nơi tụ tập của nhiều người nghiện… Đồng thời dạy trẻ không nên chơi tại những khu vực này một mình mà không có sự cho phép, giám sát của ba mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy trẻ kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em để bé có ý thức hơn về những hành vi nguy hiểm và cách ứng phó.
-
Những nơi vắng người: Ba mẹ cần phải dạy trẻ không nên đi một mình tới những nơi vắng người. Cũng như trang bị những kỹ năng sống như không tiếp xúc với người lạ, không nhận quà từ người lạ, ứng phó khi bị người lạ lôi kéo… bằng cách xây dựng các tình huống giả định và đưa ra cách ứng phó hiệu quả cho trẻ.
-
Bãi đỗ xe: Đây là khu vực có nhiều xe cô di chuyển, nếu không có sự giám sát của ba mẹ bé rất dễ bị tai nạn. Nên bạn cần phải dạy con không nên chơi những khu vực này, cũng như hướng dẫn trẻ đi đúng lối ở vỉa hè để tránh tai nạn, hay dạy con nhận biết các tín hiệu của phương tiện đang di chuyển.
-
Khu vực xây dựng, công trường, sửa chữa: Đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ tại các khu vực đang thi công. Vậy nên, ba mẹ cần phải giáo dục trẻ không nên chơi tại các khu vực có công trình đang thi công, sửa chữa. Cũng như đưa ra những dẫn chứng cụ thể để bé thấy mức độ nguy hiểm khi chơi tại đây và phòng tránh.
Dạy trẻ tự bảo vệ mình ở những nơi nguy hiểm ngoài thiên nhiên
-
Ao hồ, sông ngòi: Tỷ lệ trẻ em đuối nước ở nước ta gia tăng hàng năm. Vậy nên, ba mẹ cần phải dạy trẻ không nên tự ý ra khu vực ao hồ, sông suối để chơi đùa mà không có người lớn. Đặc biệt, ba mẹ cần dạy trẻ học bơi để bảo vệ và phòng tránh tình trạng đuối nước ở trẻ.
-
Đồi núi: Với những gia đình ở gần đồi núi, cần phải dạy trẻ không tự ý lên đồi núi chơi. Bạn cần giải thích cho bé hiểu đây là nơi nguy hiểm, bé dễ bị lạc đường, chó hoang tấn công, bị rắn độc cắn cùng nhiều tình huống nguy hiểm.
-
Trời mưa lớn, sấm sét: Ba mẹ cần dạy trẻ không nên ra ngoài hay chơi đùa khi trời đang mưa lớn, sấm sét. Cũng như bạn cần giải thích cho bé hiểu mức độ nguy hiểm của việc này, để con hiểu về việc bảo vệ bản thân mình.
Một số lưu ý khi dạy bé tránh xa những nơi nguy hiểm
Để nâng cao việc giáo dục trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Cần đưa ra những tình huống thực tế để bé hình dung mức độ nguy hiểm
Nếu ba mẹ chỉ nói con không được chơi ở đây một mình, vì nó rất nguy hiểm thì trẻ sẽ dễ bỏ ngoài tai, hoặc không hiểu. Vậy nên, bạn cần phải đưa ra các tình huống thực tế, các tình huống giả định để con ý thức được hơn những gì mình nên làm và không nên làm.
Chẳng hạn như, ba mẹ dạy trẻ không được nghịch các đồ vật sắc nhọn sẽ rất dễ bị đứt tay, chơi tại ban công dễ bị ngã,… hay đóng vai người lạ đến và nói chuyện cùng với bé hoặc có thể giả cảnh bắt cóc…. Để qua đó con sẽ dễ hình dung và có ý thức hơn về mức độ nguy hiểm như ba mẹ đã nói.
Thường xuyên nhắc nhở trẻ
Vì trẻ em rất nghịch ngợm, ham chơi nên hay quên lời người lớn dặn dò. Vậy nên, trách nhiệm của ba mẹ chính là hãy nhắc nhở trẻ thường xuyên những điều quan trọng như:
-
Những nơi nguy hiểm con không nên đến hoặc đi một mình.
-
Những việc làm nguy hiểm không nên thực hiện.
-
Đưa ra những tình huống giả định để xem cách trẻ nhận biết nguy hiểm và ứng phó.
-
Những đối tượng mà bé có thể tin cậy để nhờ giúp đỡ.
-
Thông tin của ba mẹ để liên lạc trong những trường hợp quan trọng.
Chính sự lặp đi lặp lại, nhắc nhở thường xuyên sẽ giúp con ghi nhớ và biết được mình nên làm gì khi chẳng may gặp phải những trường hợp nguy hiểm đó.
Dạy trẻ cách ứng phó bằng bản năng tự nhiên
Đôi khi trẻ nhỏ nhạy bén hơn cả người lớn. Vậy nên, hãy để con sử dụng bản năng của mình thông qua các giác quan, trực giác để nhận biết nguy hiểm,
Cùng với đó, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ biết cách quan sát mọi sự việc xung quanh, nếu cảm thấy bất an cần nói ngay với ba mẹ hoặc người đáng tin cậy để giúp đỡ. Đặc biệt, bạn cần dạy con nhận biết về giới tính, thân thể của mình, cũng như các kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn, hay kỹ năng giao tiếp với người lạ.
Tạo môi trường sống tích cực, an toàn cho trẻ
Để giáo dục trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm, thì chính ngôi nhà bé đang sống phải an toàn. Vậy nên, ba mẹ hãy đảm bảo để xa những vật dụng nguy hiểm ra khỏi tầm tay của trẻ, cũng như luôn có các đồ vật sơ cấp cứu, hay các đồ dùng bảo vệ như rào chắn, cửa chắn…
Kỹ năng sống an toàn khi ở nhà cho trẻ: Hướng dẫn toàn diện từ phòng bếp cho đến nhà tắm
Hướng dẫn cách dạy trẻ phòng tránh đuối nước với 8 bước đơn giản
Dạy kỹ năng sống khi bị điện giật cho trẻ: Cách phòng ngừa và ứng phó
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về một số phương pháp dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm mà ba mẹ có thể tham khảo. Vậy nên, ba mẹ cần phải trang bị cho bé những kỹ năng sống cần thiết để giúp con có thể ý thức được những nơi nguy hiểm, tránh xa và biết cách ứng phó hiệu quả khi gặp những vấn đề không mong muốn nhé.