zalo
10+ kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ nên biết!
Kỹ năng sống

10+ kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em cha mẹ nên biết!

Hoàng Hà
Hoàng Hà

24/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em là điều quan trọng mà phụ huynh, nhà trường nên trang bị cho các bé càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Vậy làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống này? Dưới đây là một vài gợi ý mà mọi người có thể tham khảo để hướng dẫn con để biết cách phòng tránh tốt nhất.

Thế nào là hành vi xâm hại trẻ em?

Xâm hại trẻ em là một hành vi, hành động gây ảnh hưởng trực tiếp về mặt tinh thần, vật lý hoặc tình dục với đối tượng là trẻ em. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật cũng như không thể chấp nhận được.

Đối với hành vi xâm hại ở trẻ em được chia thành nhiều hình thức như sau:

  • Xâm hại về mặt vật lý: Bao gồm những hành động như đánh đập, bạo lực, hành hung gây thương tích về mặt thể chất của trẻ.

  • Xâm hại tinh thần trẻ em: Đây là hành gây tạo ra sự sợ hãi, áp lực tinh thần, lừa đối trẻ hay lạm dụng tinh thần của trẻ em.

  • Xâm hại tình dục: Đây là những hành vi tấn công tình dục, bóc lột tình dục, quấy rối tình dục hay bất kỳ hành động không thích hợp liên quan tới tình dục với trẻ nhỏ.

  • Xâm hại tài chính: Lừa đảo, lấy cắp tài sản và gạt tiền trẻ em.

  • Xâm hại tinh thần qua mạng: Lợi dụng mạng xã hội, internet để quấy rối, lừa gạt hay xâm hại tinh thần, tài chính, tình dục của trẻ.

Xâm hại trẻ em thông qua nhiều hình thức khác nhau. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tại sao cần phải dạy trẻ kỹ năng sống phòng chống xâm hại?

Theo báo cáo gần đây của Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội, trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021 có khoảng gần 4000 trẻ em bị xâm hại. Trong đó có hơn 3000 trường hợp ở độ tuổi 13 – 16, và khoảng gần 1000 bé dưới 6 tuổi bị xâm hại. Trong đó chiếm 80% là bé gái. Con số này đang có xu hướng tăng cao hơn những những năm trước, cũng như là một tình trạng đáng báo động cho thế hệ tương lai của nước nhà.

Với hành động xâm hại trẻ em để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Thậm chí nếu nặng hơn còn khiến trẻ bị trầm cảm, tự ti dẫn đến những tổn thương cho bản thân. Đồng thời đây cũng sẽ là nỗi ám ảnh dai dẳng trong suốt cuộc đời, khiến trẻ bị thu hẹp mình so với bạn bè đồng trang lứa.  

Vậy nên, trước những tác hại nghiêm trọng, hết sức nặng nề của hành vi xâm hại trẻ em, ba mẹ cần phải trang bị cho con những kỹ năng sống an toàn cho bé phòng tránh xâm hại. Cũng như nâng cao ý thức bảo vệ quyền, sự an toàn của trẻ, tạo ra môi trường sống và phát triển an toàn và hỗ trợ đối phó với bất kỳ hành vi xâm hại nào.  

Các hành động xâm hại trẻ em đều gây ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em

Để giúp bảo vệ trẻ em, thế hệ tương lai của nước nhà, cũng như là con em chúng ta. Các bậc phụ huynh có thể rèn luyện một số kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em theo các phương pháp:

Dạy con hiểu rõ về các bộ phận trên cơ thể, bộ phận nhạy cảm

Khi dạy bé kỹ năng sống phòng chống xâm hại quan trọng mà ba mẹ nên giáo dục về giới tính cho trẻ, những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như miệng, ngực, mông, vùng kín. Ba mẹ cần cho bé hiểu rằng đây là những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của riêng bé, không được bất kỳ ai được sờ mó hay đụng chạm vào, ngoại trừ ba mẹ khi tắm cho bé hoặc bác sĩ khám bệnh với sự có mặt của bạn.

Dạy bé không được để ai chạm vào cơ thể của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Giúp bé hiểu rõ hơn về ranh giới cá nhân

Một trong những điều quan trọng khi ba mẹ giáo dục phòng tránh xâm hại cho trẻ chính là cho con biết về ranh giới cá nhân, vùng nhạy cảm trên cơ thể. Không ai được phép chạm vào cơ thể của con và ngược lại con cũng không được phép như vậy.

Đa phần phụ huynh chỉ dạy bé không được để người khác chạm vào cơ thể mình, mà quên mất việc dạy cho con tôn trọng cơ thể của người khác. Phần lớn những vụ xâm hại tình dục ở trẻ, chủ yếu đến từ những người thân quen, gần gũi của trẻ. Nên ba mẹ cần giáo dục cho bé cả 2 điều này.

Khuyến khích bé chia sẻ về những hoạt động hàng ngày của mình

Thường trẻ nhỏ khá ngây thơ, hồn nhiên, ít cảnh giác nên các con dễ bị rơi vào tình huống nguy hiểm hàng ngày mà không biết. Vậy nên, thay vì đưa ra nhiều thông tin về việc xâm hại tình dục sẽ dễ khiến con cảm thấy sợ hãi, khó hiểu.

Thay vào đó, bạn có thể cùng con chia sẻ, tâm sự những hoạt động hàng ngày của trẻ. Thông qua đó giúp bé thoải mái hơn trong việc chia sẻ cùng ba mẹ. Đây là thói quen tốt giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về con cái, cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động của con phòng tránh những mối nguy hiểm rình rập.

Luôn tạo niềm tin để con sẵn sàng chia sẻ với ba mẹ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em bằng cách xử lý những tình huống nguy hiểm

Đa phần trẻ nhỏ thường sẽ có tâm lý ngại từ chối người khác, cũng như sợ bị cô lập hay dễ hoảng sợ khi bị doạ nạt. Đây đều là những điểm yếu của trẻ khiến các đối tượng xấu dễ dàng thực hiện hành vi xâm hại.

Vậy nên, ba mẹ cần phải dạy trẻ kỹ năng phản ứng, giao tiếp để có thể tránh được những tình huống nguy hiểm này. Bạn có thể đưa ra những tình huống giả định để xem cách xử lý của bé như thế nào? Sau đó hướng dẫn con cách giải quyết tốt nhất.

Dặn trẻ khi bị đe doạ không nên dấu ba mẹ

Thường khi bị đe dọa các bé thường sẽ sợ hãi và bị ép giữ im lặng. Vậy nên, bạn cần phải thường xuyên chia sẻ, tâm sự và làm công tác tư tưởng hỏi thăm những hoạt động mỗi ngày để tạo niềm tin cho con.

Đồng thời, cũng nên dặn con rằng luôn có ba mẹ ở bên cạnh bảo vệ con, nên con có thể chia sẻ cho ba mẹ nghe bất kỳ điều gì mà con đang gặp phải. Điển hình như nếu bị đe doạ, hãy tìm đến ba mẹ để nói chuyện, không nên sợ hãi để ba mẹ có giải pháp bảo vệ con tốt hơn.

Dạy bé cũng nên đề cao cảnh giác ngay cả với những người gần gũi

Hầu hết các vụ xâm hại trẻ em các đối tượng hành động chủ yếu đến từ những người thân thiết, gần gũi với trẻ. Vậy nên, ba mẹ hãy cho con biết rằng bất cứ nơi đầu cũng tiềm ẩn những nguy hiểm, cũng như bất cứ ai cũng có thể là kẻ xấu như bạn bè, hàng xóm hay người thân… Vậy nên, trẻ cần phải cảnh giác, đề phòng với những người có hành vi, biểu hiện không tôn trọng con, không đúng đắn và luôn muốn tiếp cận, đụng chạm vào cơ thể của con.

Ngoài ra, chính ba mẹ cũng nên quan sát đến những người xung quanh khi tiếp cận gần bé. Cũng như kiểm soát những hành động đó để bảo vệ trẻ và dạy con cách cầu cứu nếu cần thiết.

Áp dụng quy tắc 5 ngón tay với người khác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạy bé phản khác khi thấy người lạ có ý đồ xấu với mình

Một trong những cách rèn luyện kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em chính là phản kháng với những người có ý đồ xấu với con, như la hét thật to, cắn, cào, chạy trốn….để thu hút sự chú ý của người khác.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên dạy bé tìm sự trợ giúp từ những người đáng tin cậy như hàng xóm xung quanh, chú cảnh sát, bảo vệ,…

Dặn bé cần phải tránh xa người lạ

Một trong những điều giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ mà ba mẹ nên dạy con chính là không nói chuyện, không quá gần gũi với người lạ. Trong một số trường hợp có người lạ muốn bắt chuyện với trẻ, tốt hơn hết nên dặn con đi đến chỗ an toàn có đông người, đứng cách xa 2 – 2.5m hoặc chạy lại ngay đến ba mẹ. Hãy nhấn mạnh với bé rằng dù có chuyện gì cũng cần phải nhớ rõ những điều này.

Hạn chế đi thang máy một mình hoặc chung với người lạ

Khi sống tại các khu chung cư, hay tại TTTM, siêu thị hãy dặn bé tuyệt đối không nên đi thang máy một mình, hoặc khi có người lạ bước chung vào thang máy hãy tìm cách để không đi cũng họ. Trường hợp phải đi cùng, hãy dạy con chờ thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường, quan sát mọi thứ và hét lớn nếu thấy nguy hiểm.

Xem thêm: 5 Bí kíp dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ an toàn & tự tin trong mọi hoàn cảnh

Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi không có ba mẹ

Ba mẹ cần dạy bé nếu không có ba mẹ ở nhà, bé đang ở nhà một mình thì không nên cho người lạ vào nhà dù là hàng xóm, bạn bè của ba mẹ hay là những người thợ sửa chữa… Đồng thời, bạn cũng đừng quên dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của người thân khi ở nhà một mình cần sự giúp đỡ.

Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà khi không có ba mẹ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nghĩ ra mật khẩu gia đình trong những tình huống khẩn cấp

Nghĩ ra “mật khẩu gia đình” cũng là một ý tưởng trong việc rèn luyện kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Ở đây, ba mẹ có thể cùng con nghĩ ra mất khẩu riêng giữa bạn và con. Sau đó dạy con rằng nếu ai đó nói với bé “ba mẹ nhờ chú đến đón cháu đi học về”, điều đầu tiên con phải hỏi lại là “ba mẹ cháu trên gì? Đọc mật khẩu gia đình?”…

Cài đặt ứng dụng theo dõi trên thiết bị điện tử của trẻ

Hầu hết các bé trên 10 tuổi hiện nay đều được ba mẹ trang bị cho thiết bị điện tử bên mình, để hỗ trợ việc liên lạc với phụ huynh khi cần thiết. Để phòng tránh bé gặp nguy hiểm, ba mẹ nên cài đặt ứng dụng định vị trên điện thoại hay đồng hồ thông minh của con, để hỗ trợ việc xác định vị trí chính xác của trẻ để tiện cho việc đưa đi đón về, hay những tình huống bé gặp nguy hiểm.

Dặn bé phải la lớn khi bị người lạ nắm lấy

Một trong những kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em mà ba mẹ cần dạy con chính là cần la lớn khi thấy người lạ cố gắng tiếp cận, hay bắt lấy mình. Thậm chí con có thể hành động phản kháng mạnh mẽ hơn bằng cách cào, cắn, đá và khóc thật lớn để tạo sự chú ý với mọi người xung quanh.

Dặn bé phải la lớn khi bị người lạ nắm lấy. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tránh gặp những người bạn trên mạng một mình

Ngày nay, xu hướng xâm hại trẻ em qua mạng internet khá phổ biến. Vậy nên, ba mẹ cũng cần dạy bé không nên kết bạn với những người mình chưa gặp hoặc không quen trên mạng internet. Cũng như nên tâm sự với ba mẹ những người bạn mà con biết, thậm chí là những ai muốn kết bạn với con để không khiến bé rơi vào những tình huống nguy hiểm.

Đặc biệt, dặn bé không được gửi thông tin của mình, gia đình và đặc biệt là hình ảnh cá nhân cho những người bạn trên mạng, cũng như không gặp riêng họ để đảm bảo an toàn.  

Một số lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em

Trong quá trình dạy bé một số kỹ năng phòng tránh xâm hại, ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Ba mẹ hãy thường xuyên chia sẻ cùng con trong mọi vấn đề. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp: Ba mẹ nên dùng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với độ tuổi của trẻ để con hiểu rõ hơn về tình trạng xâm hại và cách phòng tránh.

  • Luôn quan tâm đến bé: Việc lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng con sẽ giúp con cảm thấy an tâm, có niềm tin khi nói chuyện với ba mẹ.

  • Có thể đưa ra những ví dụ cụ thể: Việc lấy những ví dụ cụ thể về những trường hợp mà bé có thể gặp phải, từ việc trò chuyện với người lạ, chia sẻ thông tin trên mạng…

  • Kiểm tra và tạo niềm tin: Ba mẹ nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi, kiểm tra xem bé có biết cách xử lý khi không may gặp phải tình huống nguy hiểm hay không.

  • Tạo môi trường an toàn cho bé: Ba mẹ nên tạo môi trường mở, luôn gắn kết cùng con để bé dám nói ra những vấn đề mà con đang gặp phải.

  • Khuyến khích tư duy tích cực: Luôn khuyến khích trẻ đề phòng, cảnh giác với các trường hợp bị xâm hại thay vì tự mình rơi vào những tình huống nguy hiểm.

Kết luận

Việc rèn luyện kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em không chỉ rèn luyện ở trẻ nhỏ, mà các gia đình, trường học, cộng đồng và toàn xã hội cũng cần phải nâng cao ý thức để bảo vệ quyền và sự phát triển của trẻ em trong tương lai. Ngoài ra, ba mẹ có thể theo dõi chuyên mục KỸ NĂNG SỐNG của Monkey để trang bị nhiều kiến thức cho con trẻ được sống trong môi trường an toàn và phát triển lành mạnh nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey