zalo
Cần làm gì khi trẻ bị bỏng lưỡi? Cách chăm sóc giúp trẻ nhanh lành
Kỹ năng sống

Cần làm gì khi trẻ bị bỏng lưỡi? Cách chăm sóc giúp trẻ nhanh lành

Hồng Nhung
Hồng Nhung

08/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ nhỏ dễ bị bỏng lưỡi do ăn phải thức ăn quá nóng. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được chữa trị đúng cách thì chúng khá nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa nguy cơ trẻ bị bỏng lưỡi để đảm bảo an toàn cho bé. Dưới dây là câu trả lời cho câu hỏi "làm gì khi trẻ bị bỏng lưỡi", hãy cùng đọc tiếp nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bỏng lưỡi

Ngoài nguyên nhân chính là do trẻ ăn phải thức ăn hoặc đồ uống quá nóng thì tình trạng bỏng rát lưỡi có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ bị bỏng rát mà không rõ nguyên nhân: Đây là hội chứng miệng bỏng rát gây khó chịu mặc dù trẻ không ăn phải đồ ăn nóng.

  • Trẻ bị chấn thương do cắn vào lưỡi khi ăn, nhai, nói chuyện, hay bị va chạm gây đau rát, khó chịu. Tình trạng này sẽ khỏi hẳn trong khoảng 1 tuần.

  • Một số bệnh lý cũng có thể khiến trẻ bị bỏng rát lưỡi như: khô miệng, nghiến răng, thiếu vitamin, bệnh tưa miệng, phản ứng dị ứng với một số loại thực phẩm, đánh răng quá mạnh. Sử dụng nước súc miệng quá nhiều và chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến lưỡi bị tổn thương,...

Thức ăn nóng là nguyên nhân chính gây bỏng lưỡi ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cần làm gì khi trẻ bị bỏng lưỡi

Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị bỏng rát lưỡi. (Ảnh: Nguồn Internet)

Dưới đây là một số gợi ý các cách xử lý khi bị bỏng lưỡi cha mẹ có thể tham khảo:

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý một hoặc hai lần mỗi ngày cho đến khi vết bỏng lành.

  • Không làm vỡ vết rộp: tình trạng bị rộp lưỡi có thể xuất hiện nếu như bị bỏng nặng khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Dặn trẻ tuyệt đối không được cắn vỡ bóng nước vì đấy là cơ chế bảo vệ của da nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp giữ ẩm khoang miệng và giúp đỡ vết thương đỡ đau. Vết bỏng cũng sẽ nhanh lành hơn nhờ cân bằng được độ pH trong miệng, ngăn không cho axit gây tổn thương tế bào mới.

  • Cho trẻ uống hỗn hợp sữa và mật ong: mật ong có tính kháng khuẩn cao giúp làm dịu vết bỏng loét, kết hợp cùng với sữa vừa làm dịu vừa giúp tăng sự lưu thông trong miệng. Vết thương sẽ nhanh chóng lành lại hơn.

  • Sử dụng đường: Nếu trẻ bị bỏng do thức ăn nóng lập tức cho trẻ ngậm đường, để đường tan từ từ trên lưỡi. Đường có tác dụng giúp làm dịu cảm giác đau rát, giúp hạn chế tổn thương.

  • Cho trẻ ăn sữa chua: Sữa chua cũng hỗ trợ làm dịu vết thương, giúp kháng viêm, khánh khuẩn hiệu quả. Sau khi trẻ bị bỏng lưỡi có thể cho trẻ ăn ngay một hộp sữa chua loại làm lạnh càng tốt để có thể hạ nhiệt, hạn chế tổn thương.

  • Dặn trẻ đánh răng cẩn thận: Chất hóa học trong kem đánh răng có thể đau và làm tổn thương vết bỏng, đồng thời nếu chải răng quá mạnh cũng sẽ khiến chạm vào vết thương. Đánh răng nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm vỡ chỗ phồng rộp và cản trở quá trình lành.

  • Sử dụng một số loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ khiến vết bỏng nhanh lành, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

Chế độ ăn cho trẻ  bị bỏng lưỡi

Trẻ bị bỏng lưỡi ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn, ăn uống đúng cách sẽ khiến vết thương nhanh lành và tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa các biến chứng khác.

Trẻ bị bỏng lưỡi nên ăn gì để nhanh lành

Khi bị trẻ bị bỏng lưỡi nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có tính mát, mềm, dễ nhai nuốt như ăn cháo, ăn canh, súp, các loại rau xanh, hoa quả,...

  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus giúp chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét.

  • Cà rốt: Cà rốt có tính mát, dễ ăn, đặc biệt nó chứa beta-carotene hỗ trợ chữa loét miệng rất tốt.

  • Ăn rau ngót, rau mồng tơi, rau dền đỏ: các loại rau này có tính mát, dễ ăn, sử dụng để nấu canh có tác dụng giải nhiệt giúp vết bỏng ở lưỡi nhanh lành.

  • Bổ sung thêm nhiều trái cây xanh: Tăng cường các loại trái cây như dưa hấu, việt quất, cherry, đu đủ, chuối… bởi đây là những loại quả giúp giải độc, thanh nhiệt rất tốt. Có thể xay sinh tố hoặc ép lấy nước để dễ uống hơn.

  • Uống trà đỗ đen, đậu xanh, hạt sen:  Cho trẻ uống các loại trà này giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Sử dụng các loại đồ ăn có tính mát để giúp vết bỏng nhanh lành. (Ảnh: Nguồn Internet)

Những loại đồ ăn nên hạn chế cho trẻ ăn khi bị bỏng lưỡi

Các loại thức ăn nên tránh để không ảnh hưởng đến vết bỏng:

  • Không sử dụng các loại thức ăn và đồ uống nóng cho đến khi trẻ lành hẳn

  • Không ăn các loại thức ăn giòn hay cứng: chúng có thể làm xước vết bỏng của trẻ, và sẽ rất đau. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm vỡ vết phồng rộp, làm chậm quá trình lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Đồ ăn có gia vị mạnh: thức ăn cay, mặn sẽ gây rất nhiều cơn đau cho miệng đang lành, chúng có thể gây kích và làm chậm quá trình hồi phục.

  • Thức ăn có tính axit như chanh, cam, và dứa. Axit citric có trong các loại trái cây này sẽ làm tổn thương và làm chậm quá trình lành.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng để trẻ bị bỏng lưỡi nhanh hồi phục. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Trẻ bị bỏng có cần uống kháng sinh? Một số loại thuốc dùng khi trẻ bị bỏng

Phòng ngừa nguy cơ bị bỏng lưỡi ở trẻ nhỏ

  • Không cho trẻ ăn, uống đồ quá nóng, thử độ nóng của đồ ăn trước khi ăn.

  • Dạy trẻ ăn uống chậm rãi, không nói chuyện khi ăn để tránh việc làm tổn thương niêm mạc miệng.

  • Đánh răng nhẹ nhàng, cẩn thận để không ảnh hưởng đến miệng

  • Dạy trẻ vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

  • Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây hại

  • Cho trẻ ăn nhiều các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng cách ăn các loại rau củ quả tươi.

Trên đây là hướng dẫn “làm gì khi trẻ bị bỏng lưỡi” và cách ngăn ngừa tình trạng này. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc và phòng bị đúng cách cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ. Hãy chăm sóc bé thật tốt để bé có thể lớn lên một cách khỏe mạnh, an toàn nhé.

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!