Việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non là điều mà phụ huynh, cũng như giáo viên cần phải trang bị từ nhỏ. Nếu bạn chưa biết nên bắt đầu tư đâu? Làm như thế nào? Nội dung bài viết sau đây Monkey sẽ phân tích chi tiết, hãy cùng theo dõi nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Tầm quan trọng của việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ
Trẻ em ở độ tuổi mầm non thường đã có đủ nhận thức để hiểu mình cần làm gì, cũng như tâm sinh lý cũng sẽ có nhiều sự thay đổi để giúp con thích nghi với cuộc sống, môi trường. Vậy nên, đây là giai đoạn mà phụ huynh nên rèn luyện cho bé những thói quen, nề nếp tốt để giúp con:
-
Xây dựng đức tính tốt cho con ở hiện tại và tương lai
-
Giúp con xây dựng mối quan hệ tốt hơn với mọi người trong gia đình, xung quanh và xã hội.
-
Hỗ trợ con biết cách sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống của mình ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ hơn.
-
Giúp trẻ sống một cách nề nếp, gọn gàng
-
Hình thành thói quen tốt giúp bé phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.
Một số kỹ năng rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non
Thói quen, nề nếp tốt cho trẻ mầm non có rất nhiều. Nhưng dưới đây là một số điều cơ bản mà ba mẹ có thể rèn luyện cho bé ngay từ nhỏ để hình thành đức tính tốt của con sau này.
Rèn trẻ cách chào hỏi lịch sự, tôn trọng người lớn
Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất mà trẻ em nào cũng cần phải biết. Vậy nên, ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ cần phải rèn cho bé biết cách chào hỏi lễ phép với mọi người khi đến chơi nhà, khi đến nhà họ chơi, khi gặp người khác, cũng như thường xuyên nhắc nhở trẻ để tạo thành thói quen cho con.
Rèn nề nếp sắp xếp, cất đồ gọn gàng
Đây là một trong những thói quen quan trọng mà ba mẹ nào cũng cần rèn luyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cụ thể, bạn hãy dạy con tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong đúng vị trí, khuyến khích con cùng ba mẹ gấp quần áo, rèn cho trẻ thói quen cất đồ cá nhân của mình đúng vị trí… khi được rèn luyện mỗi ngày sẽ hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng cho con ngay từ nhỏ.
Dạy trẻ thói quen tập luyện thể dục, thể thao
Để giúp con phát triển thể chất toàn diện, cũng như hình thành thói quen yêu thích thể dục, thể thao và tập luyện từ nhỏ thì ba mẹ đừng quen rèn luyện thói quen này cho con ngày từ nhỏ.
Hàng ngày vào mỗi buổi sáng hay chiều tối, có thể rủ con cùng đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp quanh công viên, hay cho con tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, múa,… cũng là bí quyết giúp hình thành niềm đam mê với bộ môn nào đó ở trẻ, cũng như hình thành được thói quen yêu thích thể dục, thể thao hơn.
Rèn luyện thói quen học tập nghiêm túc
Với trẻ mầm non thường sẽ chưa ý thức được việc học tập nghiêm túc, đúng giờ. Vậy nên, để con khi đi học trên lớp nghiêm túc, kỷ luật hơn thì ngay khi ở nhà ba mẹ cũng cần rèn luyện thói quen này cho con.
Hãy bắt đầu bằng việc nhắc nhở con học bài đúng thời gian quy định, khi bắt đầu vào giờ học cần ngồi ngay ngắn, nghiêm túc, không sử dụng thiết bị điện tử khi học bài, không vừa học vừa chơi…. Bà mẹ cần quan sát, theo dõi và nhắc nhở bé để con không bị lơ là. Đồng thời, cũng không nên quá nghiêm khắc, cũng dành thời gian cho bé nghỉ giải lao, thư giãn để tránh học hành căng thẳng.
Rèn luyện thói quen vui chơi an toàn cho trẻ
Một trong những yếu tố khi rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non chính là việc vui chơi. Vì trẻ mầm non còn khá nhỏ, khi vui chơi con rất hồn nhiên mà không nghĩ tới việc bị bám bẩn hay có những nguy hiểm xung quanh.
Vậy nên, ba mẹ có thể rèn luyện cho bé thói quen vui chơi an toàn bằng cách chỉ chơi trong khu vực quy định có người thân, giáo viên bên cạnh. Không giành giật đồ chơi của bạn bè, không đánh nhau với bạn, không nghịch bẩn cũng như phải biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong vào đúng vị trí.
Rèn luyện thói quen, nề nếp trong ăn uống cho trẻ mầm non
Rèn luyện thói quen ăn uống ngoan ngoãn, sạch sẽ cũng như ngon miệng với trẻ mầm non luôn là nỗi lo của nhiều phụ huynh. Vậy nên, để hình thành nên những đức tính tốt cho trẻ khi ăn uống, ba mẹ cần giúp bé hiểu được tầm quan trọng của thức ăn, cho con đúng khung giờ cố định hàng ngày, để trẻ tự ăn thay vì ba mẹ đút, không đùa nghịch, không điện thoại và biết cách phụ ba mẹ dọn dẹp sau mỗi bữa ăn.
Để làm được những điều này đòi hỏi sự phối hợp nghiêm túc giữa ba mẹ và nhà trường, cũng như rèn luyện mỗi ngày để con được luyện tập, cũng như hình thành được thói quen tốt này ngay từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn lên.
Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt khi ngủ
Với nhiều phụ huynh, việc rèn luyện cho bé thói quen ngủ ngoan, đủ giấc là điều mà ba mẹ nào cũng mong muốn. Vậy nên, ngay khi còn nhỏ ba mẹ cần khuyến khích bé ngủ cố định vào từng khung giờ hàng ngày vào buổi trưa. Cùng với đó, trước khi đi ngủ ba mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe, yêu cầu bé nằm ngoan, không chạy nhảy linh tinh, đùa nghịch.
Vào ban đêm, ba mẹ cũng nên tạo thói quen tốt cho bé bằng cách ngủ một mình ngay khi còn nhỏ, cũng như thiết lập cho bé tâm lý khi ngủ một mình sẽ tốt hơn cho con trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ngay bài viết các phương pháp tập cho trẻ mầm non ngủ riêng hiệu quả để áp dụng nhé.
Phương pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non
Để nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện các thói quen, nền nếp tốt cho trẻ mẫu giáo, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
-
Dạy trẻ từng thói quen, kỹ năng một: Với trẻ nhỏ việc làm nhiều việc cùng lúc sẽ dễ khiến con bị phân tâm, choáng ngợp và khó tiếp thu. Vậy nên, ba mẹ hãy cố gắng kiên trì tập luyện cho bé tùng thói quen một, cũng như vừa sức với trẻ.
-
Làm mọi thứ đơn giản hơn con: Với những thói quen, nề nếp mới tuy đơn giản nhưng bé cần thời gian để hiểu và tiếp thu. Vậy nên, ba mẹ cần rèn luyện cho bé những thói quen đơn giản, nhỏ để bé làm quen dần dần. Chẳng hạn để rèn thói quen ngăn nắp thì bạn nên chia nhỏ chúng thành nhiều thói quen nhỏ như tự dọn đồ chơi, xếp quần áo, không bày bừa lung tung… rồi mới làm đến các thói quen lớn hơn.
-
Cần lập thời gian biểu rõ ràng cho bé: Hành động khi được lặp đi lặp lại thường xuyên mới tạo nên thói quen. Vậy nên, ba mẹ cần lập một thời gian biểu rõ ràng những hành động, thói quen, nề nếp tốt cho bé cần thực hiện mỗi ngày như thức dậy phải vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, đi chơi, ngủ nghỉ… để con dần tạo thành thói quen tích cực.
-
Hãy kiên trì và không đặt quá nhiều kỳ vọng: Không phải những điều bé làm sẽ diễn ra theo sự mong muốn của ba mẹ. Vậy nên, trong quá trình rèn thói quen, nề nếp tốt cho bé thì bạn không nên đặt kỳ vọng quá cao mà vô tình gượng ép bé phải làm theo ý của ba mẹ. Thay vào đó, hãy kiên trì thực hiện cũng như xem những việc bé chưa làm được cần thời gian để rèn luyện cho con.
-
Hạn chế quát mắng trẻ: Nhiều phụ huynh khi bé làm không tốt điều gì thường sẽ la mắng khiến bé sợ hãi và làm theo. Nhưng điều này diễn ra thường xuyên dễ khiến trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng tới tâm lý và làm trẻ dễ xa lánh cũng như không hợp tác với bạn. Vậy nên, thay vì quát mắng hãy lắng nghe trẻ nhiều hơn, hỏi cảm nhận của con về những việc ba mẹ rèn luyện từ đó đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng cho bé.
-
Dạy trẻ thói quen tốt thông qua các mệnh lệnh chi tiết: Nhiều trẻ mầm non thường chưa ý thức được việc mình phải làm gì để rèn luyện thói quen tốt, nên ba mẹ có thể đưa ra những mệnh lệnh cụ thể cho con như dọn đồ chơi vào vị trí, sắp xếp giày dép vào ngăn,… để qua đó giúp bé thấy được đây là việc con phải làm để bé không ỉ lại ba mẹ.
-
Đừng quên khích lệ con: Khi được khích lệ, động viên thì bé sẽ cảm thấy có động lực và tinh thần phấn chấn khi thực hiện những hành động mà ba mẹ giao phó, cũng như thấy được những việc mình làm là tốt và được công nhận.
-
Hãy làm gương cho con: Con cái thường sẽ học hỏi, bắt chước từ chính người thân, gia đình, bạn bè,.. nhất là ba mẹ. Vậy nên, để rèn luyện thói quen tốt cho con thì chính ba mẹ cần phải làm gương những điều tốt để con học hỏi.
-
Cho bé thấy được lợi ích khi con rèn luyện thói quen tốt: Nhiều bé thường không làm hay không thích hoạt động nào đó vì con chưa hiểu được giá trị việc mình làm. Vậy nên, ba mẹ hãy giúp bé hiểu việc mình rèn luyện những thói quen tốt sẽ mang lại những lợi ích gì. Chẳng hạn thói quen chào hỏi mọi người sẽ giúp con được mọi người yêu quý, giúp đỡ hơn. Hay dọn dẹp đồ ngăn nắp sẽ giúp con sống trong môi trường sạch sẽ, an toàn…
Hướng dẫn cách dạy trẻ lịch sự nơi công cộng đơn giản, hiệu quả
5+ Cách dạy trẻ yêu thương kính trọng người lớn ba mẹ nên áp dụng ngay!
Top 10+ kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học cha mẹ nên dạy con từ sớm
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về các cách và phương pháp rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non mà quý phụ huynh có thể tham khảo thêm. Để có thể xây dựng một đức tính, thói quen tốt cho trẻ nhỏ đòi hỏi nhiều thời gian, cũng như sự kiên trì, kiên nhẫn của ba mẹ. Vậy nên, để giúp con trẻ phát triển tích cực hơn thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp mà Monkey chia sẻ nhé.