zalo
Trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cần xử lý như thế nào?
Kỹ năng sống

Trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cần xử lý như thế nào?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

20/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ nhỏ hiếu động, hay chạy nhảy và nô đùa nên bất cẩn chạm vào bô xe máy còn nóng là chuyện bình thường. Ngoài trẻ sẽ quấy khóc vì đau đớn làn da mỏng manh của bé còn bị tổn thương. Nếu mẹ không xử lý kịp thời sẽ để lại vết thương nghiêm trọng và khó hồi phục. Qua bài viết dưới đây, Monkey sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi “trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cần xử lý như thế nào?”

Hướng dẫn sơ cứu trẻ 2 tuổi bị bỏng bô

Mỗi vết thương sẽ có nguyên tắc xử lý vết thương riêng, đặc biệt là vết thương do bị bỏng. Bỏng bô có nhiều cấp độ từ nhẹ tới nặng. Đối với từng cấp độ sẽ có những đặc điểm và cách sơ cứu khác nhau. Cụ thể sẽ có 3 cấp độ bỏng lần lượt là, bỏng cấp độ 1, bỏng cấp độ 2 và bỏng cấp độ 3. 

Có 3 cấp độ bỏng từ nhẹ đến nặng (Ảnh: Sưu tầm internet)

Quy tắc chung trong sơ cứu vết bỏng 

Việc sơ cứu đúng cách ngay sau khi phát hiện bé bị bỏng bô xe rất quan trọng. Nếu xử lý đúng cách, mẹ có thể sẽ giúp giảm diện tích bỏng, giảm độ sâu tổn thương và hạn chế để lại sẹo sau bỏng trên da bé. Vì vậy, khi bé 2 tuổi bị bỏng bô xe mẹ nên chú ý thực hiện các thao tác sơ cứu sau đây:

Bước 1: Loại bỏ quần áo bị bỏng ngay khỏi người bé

Do quần áo của bé có tác dụng giữ nhiệt làm vết bỏng lan rộng và gây tổn thương sâu hơn đến vết thương của bé. Vì vậy việc đầu tiên mẹ nên làm là cởi bỏ quần áo ở vùng bị bỏng của bé càng sớm càng tốt.

Bước 2: Làm mát vùng bị bỏng

Mẹ cần nhanh chóng ngâm hoặc rửa trực tiếp vết bỏng của bé dưới vòi nước sạch, mát. Điều này sẽ làm hạ nhiệt vùng da bị bỏng của bé, đồng thời không để nhiệt độ làm tổn thương đến các tổ chức tế bào bên trong da. Mẹ chỉ nên ngâm rửa vết bỏng của bé từ 15 - 20 phút sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian này việc ngâm rửa sẽ giảm tác dụng, đồng thời nếu mẹ ngâm quá lâu có thể dễ làm trầy vết bỏng.

Bước 3: Làm sạch vết bỏng

Sau khi vết bỏng đã được làm mát, mẹ nên rửa lại lần nữa với nước muối sinh lý ( tức là NaCL 0,9%) hoặc dung dịch Povidine nồng độ 10%. Tuyệt đối mẹ không được rửa vết bỏng bằng nước oxy già hay cồn hoặc bôi thuốc đỏ… lý do là vì các dung dịch này sẽ gây chết mô hạt và để lại sẹo. 

Bước 4: Băng bó

Đối với vết bỏng nhẹ và nông sẽ tự lành sau khoảng 2 tuần. Đối với vết bỏng nặng hơn, mẹ tuyệt đối chú ý để bé không tự chọc vỡ bọng nước. Đồng thời mẹ không cần phải băng bó vùng da bỏng mà nên để thông thoáng cho bé, làm như vậy sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Để tránh bụi bẩn bám dính vào vùng da bị bỏng của bé, khi ra ngoài mẹ có thể che chắn bằng cách mặc áo quần dài, rộng và băng lại bằng gạc mỡ Vaseline cho bé. Lưu ý, mẹ chỉ nên băng hờ không nên băng quá chặt, quá kín vì có thể gây sừng hóa da non của bé.

Quy tắc chung trong sơ cứu trẻ bị bỏng  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hướng dẫn sơ cứu trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cấp độ 1 -2

Cấp độ 1: Đây là những trường hợp mà bên nhân chỉ bị tổn thương nhẹ và vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì da bé ngoài cùng. Dấu hiệu cho thấy bé đang bị bỏng ở cấp độ 1 bao gồm:

  • Vùng da bé bị bỏng chỉ đỏ tấy nhẹ, sưng lên. Bé có đau rát, khi vết bỏng lành, da sẽ khô và có hiện tượng bong tróc.

  • Những trường hợp này thường sẽ nhanh lành vết thương và khả năng bé sẽ không bị để lại sẹo trên da. 

Thông thường, bé vẫn có thể được chăm sóc ở nhà bằng các cách đơn giản. Tuy nhiên, với những trường hợp bé bị bỏng ở vùng đầu gối, khuỷu tay, xương sống, vai hay cánh tay, hoặc những vùng cơ thể phức tạp khác thì mẹ nên đưa đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai. 

Các trường hợp bỏng ở cấp độ 1 mẹ nên:

  • Trước hết, mẹ cần vệ sinh vết thương, sau đó ngâm khoảng 5 phút dưới nước mát. Lưu ý mẹ không nên chườm đá hoặc ngâm nước quá lạnh vì có thể khiến vết thương của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Có thể sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp bé giảm đau, không quấy khóc.

  • Ngoài ra mẹ có thể sử dụng các loại kem dưỡng da theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm dịu vùng da bị tổn thương.

  • Sử dụng thuốc mỡ có chứa kháng sinh để thoa lên vết bỏng của bé và có thể sử dụng gạc lỏng để bảo vệ toàn bộ xung quanh vết bỏng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Cấp độ 2: Bé bị bỏng ở cấp độ 2 khi tổn thương đã nghiêm trọng hơn, Bé bị bỏng ở cấp độ 2 sẽ có hiện tượng da trở nên phồng rộp, da đỏ rát, đau nhức và có mụn nước. Tình trạng mụn nước vỡ rất nguy hiểm, có thể gây tiết dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, bé cần được chăm sóc vết thương đúng cách để ngăn ngờ nguy cơ nhiễm trùng đồng thời giúp cho vết thương bé nhanh lành hơn. 

Các trường hợp bỏng ở cấp độ 2 mẹ nên:

  • Với những trường hợp này, mẹ cũng cần vệ sinh vết thương của bé và ngâm trong chậu nước mát khoảng 15 phút. Mỗi ngày mẹ có thể đắp vải ướt lên vết bỏng của bé khoảng 2 đến 3 phút.

  • Dùng ibuprofen hoặc acetaminophen theo liều lượng bác sĩ yêu cầu khi cần giảm đau.

  • Dùng băng gạc khô và sạch để che lên vết bỏng. Mẹ nên chú ý thay băng mỗi ngày và lưu ý cần rửa tay sạch trước khi thực hiện rửa vết bỏng cho bé.

  • Mẹ nên chú ý bé, không được để bé gãi hay lột da vết bỏng để tránh nhiễm trùng.

Ở cấp độ 2, trong khoảng 1 năm, vùng da bị bỏng sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì thế, mẹ cần phải bảo vệ cẩn thận vùng da này, che chắn thật kỹ cho bé khi ra ngoài. Trong trường hợp, vết bỏng bô gây ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác trên cơ thể bé thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Bị bỏng cấp độ 1 có những biểu hiện như thế nào (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cấp độ 3 cần xử lý như thế nào?

Đây là mức độ bỏng rất nặng và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Những tổn thương không chỉ còn ở lớp da ngoài cùng mà đã lan rộng và sâu xuống các lớp sâu hơn dưới da. Lúc này vết bỏng đã gây ảnh hưởng nhiều đến dây thần kinh cũng như các cơ quan bên trong cơ thể bé. Nếu diện tích vết bỏng càng rộng thì mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm càng lớn. Tình trạng bỏng trên 15% ở người lớn và 8% đối với trẻ nhỏ được coi là rất nghiêm trọng. 

Những biểu hiện của vết bỏng ở cấp độ 3 là da bị bỏng có thể chuyển sang màu trắng, có những vùng bị xém nâu sẫm. Nếu bé không được điều trị sẽ để lại những di chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng bên trong vết bỏng lan có thể lan vào xương và gân.

Cấp độ 4: Cấp bộ cực kỳ nặng, tổn thương qua da và lớp mỡ dưới da tới cơ và xương ở dưới. Bỏng độ 4 cứng và như than cháy, thậm chí bố mẹ có thể thấy các mạch máu bị tắc nghẽn rõ.

Các trường hợp bỏng ở cấp độ 3, 4 mẹ nên: 

  • Khi trẻ 2 tuổi bị bỏng bô quá nghiêm trọng đến cấp độ 3 và 4, mẹ cần loại bỏ trang phụ trên vết bỏng ngay. Mẹ không được nhúng vết bỏng vào nước hay dùng thuốc bôi lên.

  • Sau đó, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu để được các bác sĩ xử lý kịp thời.

Trẻ bị bỏng hơn 8% được coi là bị bỏng cấp độ 3 (Ảnh: Sưu tầm internet)

Chăm sóc trẻ 2 tuổi bị bỏng bô như thế nào

Da trẻ sau khi bị bỏng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên mẹ cần chăm sóc kỹ hơn. Sau khi đã sơ cấp cứu và được điều trị tại trung tâm y tế về, giai đoạn để da hồi phục lại rất quan trọng. Đây là giai đoạn các tế bào mới sinh ra và các tế bào cũ chết đi. Vậy vào giai đoạn này mẹ lên làm gì và chăm sóc bé thế nào là tốt nhất. 

Mẹo chữa bỏng hiệu quả cho trẻ 2 tuổi bị bỏng bô

Lô hội: Lô hội (nha đam) được xem là phương thuốc chữa bỏng giúp giảm sưng và giảm các cơn đau rát rất hiệu quả. Để chữa bỏng bô xe máy cho bé, mẹ chỉ cần lấy phần thịt lô hội rồi nhẹ thoa nhẹ lên vết bỏng của bé. Cách này thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi bề mặt vết thương của bé khô và se lại.

Lưu ý: Mẹ không nên chà xát lô hội (nha đam) lên vết bỏng quá mạnh.

Mật ong: Mật ong được biết đến là có đặc tính diệt khuẩn và kháng viêm rất tốt. Đồng thời, mật ong còn có tác dụng giảm đau và giảm sẹo hiệu quả. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng mật ong bôi lên vết bỏng sau khi sơ cứu của bé . Thực hiện cách này từ 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi bề mặt vết bỏng của bé khô và se lại.

Lưu ý: Cách chữa bỏng bô xe máy này mẹ chỉ được áp dụng cho các vết bỏng bô nhỏ, còn các vết bỏng nặng hơn thì mẹ nên sơ cứu và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị.

Dầu mù u: Dầu mù u có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các vết bỏng đặc biệt là bỏng bô. Do đó để hạn chế sẹo thâm do bỏng xe gây ra trên da bé, mẹ có thể bôi trực tiếp một lượng dầu mù u vừa đủ lên da sau khi vùng da bị bỏng đã lên da non. Trước khi bôi dầu mù u, mẹ nên rửa sạch vùng da bỏng bằng nước muối sinh lý để dầu mù u thấm vào vết bỏng bô và cho hiệu quả tốt hơn.

Dầu dừa: Được biết dầu dừa là loại dầu có nhiều công dụng làm đẹp và còn có tác dụng trị sẹo thâm rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng dầu dừa làm cách chữa bỏng bô xe máy cho bé nhằm ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng chống nắng, cho nên làm cho vết thương của bé không trở nên sạm màu do bắt nắng.

Vết bỏng bô xe hiếm khi gây nguy hiểm nghiêm trọng. Nhưng nếu mẹ không sơ cứu và có cách chữa bỏng bô xe máy kịp thời thì rất dễ để lại sẹo thâm trên làn da non nớt của bé. Vì vậy, nếu vết bỏng nhẹ mẹ có thể sơ cứu và chữa trị vết bỏng theo những cách trên, trường hợp nặng hơn mẹ nên đưa ngay bé đến ngay các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Nha đam và mật ong là hai thực phẩm chữa vết bỏng cực tốt  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Loại bỏ dị vật trên vết bỏng

Dị vật trên da thường là các tế bào chết bị đẩy ra do tế bào mới được tái tạo, mô hoại tử và dịch rỉ viêm. Việc loại bỏ chúng là bước làm đầu tiên mẹ nên làm trong quá trình chăm sóc vết bỏng. Mục đích của việc này là giúp việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn và thuốc trị bỏng được hiệu quả hơn. Lúc này, mẹ nên làm những việc sau đây:

  • Sát trùng nhíp gắp bằng nhiệt cho sạch sau đó gắp bỏ mô hoại tử.

  • Thấm ẩm khăn mềm và sạch bằng nước muối sinh lý. Lau nhẹ nhàng lên vết bỏng của trẻ.

Vệ sinh vết bỏng bô bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp

Việc sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương nhằm những mục đích sau:

  • Làm sạch, sát trùng vết thương

  • Loại bỏ và ngăn ngừa một số lượng lớn vi sinh vật xâm nhập vào vết thương của bé hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

  • Giúp phát huy hiệu quả tối đa của thuốc điều trị bỏng bô trên da bé

Vết thương do bỏng không thể điều trị trong ít ngày là hết mà thường phải điều trị lâu dài nên việc cân nhắc lựa chọn một dung dịch sát khuẩn vết thương phù hợp là điều rất cần thiết. Trong đó:

  • Cồn, oxy già: Không nên sử dụng vì gây đau xót cho da, đặc biệt là những làn da mỏng manh của trẻ.

  • Povidone iod, chlorhexidine: Có nguy cơ tổn thương mô hạt khiến bỏng lâu lành hơn, mẹ không nên sử dụng để  khuẩn cho bé.

Qua nghiên cứu, các bác sĩ da liễu cho thấy việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu trong quá trình chăm sóc vết bỏng bô trên da bé. Thực tế chứng minh Dizigone giúp các vết bỏng nhanh lành sau 3-5 ngày.

Chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp để vết bỏng không bị trở nên nặng hơn  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dùng thuốc điều trị vết bỏng

Việc sử dụng thuốc điều trị bỏng bô cho trẻ 2 tuổi phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số nhóm thuốc thường được dùng khi bị bỏng bô xe máy được bác sĩ khuyên dùng là:

Thuốc dùng tại chỗ:

  • Thuốc có tác dụng kháng khuẩn chứa: nitrat bạc hoặc nano bạc, silver sulfadiazine.

  • Thuốc tăng cường quá trình tái tạo da và biểu mô hóa: Kem nghệ, Biafine, Kem Dam Pomade.

  • Thuốc tạo màng che phủ vết bỏng bô mới: B76.

  • Thuốc hoặc vật liệu giúp cầm máu tại chỗ cho bé: spongel và dung dịch adrenalin.

Thuốc dùng toàn thân:

  • Kháng sinh dùng cho toàn thân: các penicillin và cephalosporin

  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm: ibuprofen và diclofenac

Silver sulfadiazine là một trong những kem trị sẹo được bác sĩ khuyên dùng  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Băng bó vết thương

Đối với những vết bỏng bổ còn hở và còn đang chảy dịch thì các mẹ nên băng bó cho bé bằng băng gạc vô trùng. Với những loại băng gạc thông thường hay sử dụng, các tổ chức hạt mới hình thành và mọc xuyên qua khe hở của gạc, bám dính vào gạc. Trong quá trình thay băng gạc sẽ gây đau đớn cho bé. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên sử dụng cho trẻ băng tulle gras. Bên cạnh việc giúp thay băng dễ dàng không gây đau đớn, loại băng này còn giúp duy trì độ ẩm và đẩy nhanh quá trình lành thương.

Xem thêm

Trẻ bị bỏng có ăn được thịt gà không? Nên cho trẻ ăn gì?

Dùng gạc vô trùng để băng bó vết thương cho trẻ (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kéo căng da cho trẻ

Khi trẻ bị bỏng bô xe máy, phần da lành xung quanh vết bỏng sẽ bị co rút và o ép vùng da bị bỏng. Nguy cơ co rút lớn hơn tại những vị trí thường bị co giãn nhiều như lòng bàn tay hoặc  ngón tay bé. Do vậy, để phòng ngừa hiện tượng bé bị teo da quanh vết bỏng, các mẹ nên tiến hành thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần/ngày và 1 phút/lần. Nếu không tập kéo da cho bé, khi bé vận động sẽ gây khó khăn và đau đớn rất nhiều. Việc kéo căng da vừa không làm mất thẩm mỹ, vừa giúp cho quá trình vận động của bé dễ dàng sau này.

Sau khi sơ cứu cho trẻ xong, mẹ cần chú ý chăm sóc bé để bé nhanh hồi phục. Một trong những cách để trẻ nhanh hồi phục nhất là xây dựng một thực đơn cho trẻ với đầy đủ những dưỡng nhất giúp vết thương mau lành. Bên cạnh đó mẹ nên biết một số thực phẩm không tốt cho cơ thể trẻ 2 tuổi bị bỏng bô vào bữa ăn để vết thương không bị viêm nhiễm và lâu lành. 

Nên cho trẻ 2 tuổi bị bỏng bô ăn gì để nhanh lành

Bé 2 tuổi bị bỏng bô nên ăn thực phẩm giàu protein: Việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất đạm (Protein) cho trẻ bị bỏng không chỉ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, mà còn chống viêm nhiễm và làm lành vết bỏng của bé mau chóng hơn. Thực phẩm giàu Protein có nhiều trong đậu hà lan, sữa, phô mai, thịt nạc heo  đậu lăng, đậu phụ, bông cải xanh, bơ, chuối, các loại hạt,…

Các thực phẩm giàu Omega-3 rất tốt cho trẻ bị bỏng: Omega-3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,... và các loại hạt như hạt lanh, óc chó, đậu nành,… Đây được xem là thực phẩm tốt nhất giúp cung cấp dinh dưỡng để tái tạo mô, kháng viêm hiệu quả nên rất cần thiết cho trẻ bị bỏng.

Protein là một chất cần thiết cho quá trình phục hồi da của trẻ 2 tuổi bị bỏng bô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các loại thực phẩm giàu Vitamin C: Một cứu tinh không thể thiếu trong hành trình điều trị khi bé bị bỏng bô chính là các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C như bưởi, ổi,  cam, chanh, quýt, ớt chuông… Bởi vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và cung cấp một lượng chất collagen tự nhiên vừa đủ để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non nên rất tốt cho trẻ bị bỏng. 

Các loại thực phẩm giàu Vitamin E: Có tác dụng như vitamin C, vitamin E là một thành phần không thể thiếu giúp thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da bé sau khi bị bỏng bô. Thực phẩm giàu vitamin E như cà chua, ngũ cốc, đu đủ, dưa leo, ngô,… sẽ có chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, mẹ nên lưu ý cần ưu tiên bổ sung trong thực đơn hàng ngày với trẻ bị bỏng để trẻ nhanh hồi phục. 

 Vitamin E giúp thúc đẩy quá trình bảo vệ và phục hồi da bé sau khi bị bỏng bô (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho trẻ bị bỏng: Kẽm là một chất đa năng, cũng có khả năng chống viêm, ngừa sưng viêm, thúc đẩy vết bỏng nhanh lành nên rất cần thiết cho trẻ bị bỏng. Các thực phẩm chứa kẽm cực tốt như hạt bí đỏ, rau bina, gan, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, tỏi… cũng sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn rất nhiều.

Uống nhiều nước: Nước rất tốt cho cơ thể đặc biệt là dành cho bé bị bỏng. Bé bị bỏng dễ mất nước và protein nhiều, vì vậy nên ăn những thực phẩm giúp bổ sung nước. Lượng nước cần hàng ngày cho bé là 1500-2.000ml. Đối với những nạn nhân bị bỏng lượng nước cần gấp 3-4 lần người bình thường.Có thể thay nước bằng trà loãng, sữa, sữa đậu nành, nước ép trái cây 

Trẻ 2 tuổi bị bỏng bô cần kiêng các loại đồ ăn nào?

Kiêng những loại thức ăn có nitrat: Hiện tượng kéo da non là một hiện tượng bình thường, là cơ chế phục hồi vết thương bình thường của da sau khi bị bỏng hay bất cứ một vết thương nào đó. Các mạch máu trong cơ thể sẽ di chuyển các tế bào và các thành phần hóa học quan trọng cần thiết cho việc chữa lành các vết thương đặc biệt là vết thương do bỏng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cho trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nitrat sẽ khiến mạch máu bị tổn thương, vết thương khó hồi phục và còn gây ra một bệnh lý khác là xơ vữa động mạch. Những đồ ăn giàu nitrat có thể kể đến là bánh hotdog, thịt đông lạnh, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn…

Kiêng ăn thịt bò: Thịt bò xưa nay luôn được xem là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ khi chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin B5, kali,... Thực tế, với trẻ bị bỏng thì thịt bò lại là loại thực phẩm cần phải tránh xa. Vì thịt bò sẽ làm tăng sắc tố melanin trong da của trẻ khiến da trẻ bị sậm màu và tạo thành sẹo thâm trên làn da bị bỏng. Vì thế nên việc cho trẻ ăn thịt bò khi bị bỏng, đặc biệt là khi vết bỏng bô của bé có dấu hiệu khép miệng lại càng không nên, các mẹ nên loại bỏ thịt bò ra khỏi thực đơn trẻ.

Kiêng ăn thịt bò để vết bỏng không bị thâm sạm (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kiêng ăn trứng: Một trong số những món ăn khoái khẩu và dễ chế biến nhất của các bé có lẽ chính là trứng. Tuy nhiên, khi bé bị bỏng, bố mẹ nên loại ngay món ăn này ra khỏi các bữa ăn hàng ngày của trẻ để vết bỏng không bị loang ra, gây ra tình trạng da không đều màu rất mất thẩm mỹ.

Kiêng ăn rau muống: Rau muống được xem là kẻ thù của các vết thương khi làm năng tăng sinh, kích thích các sợi collagen quá mức. Điều này khiến vùng da bị tổn thương đầy lên nhanh chóng, tạo thành nhiều lớp mô xơ cứng và hình thành sẹo lồi, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Vì thế rau muống được các chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyến cáo cần loại bỏ trong các bữa ăn của trẻ bị bỏng bô hoặc có vết thương hở.

Kiêng ăn rau muống để vết thương không bị lồi mất thẩm mỹ  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kiêng ăn đồ tanh: Các loại hải sản như tôm, sò, cua, ghẹ,… cũng là một trong những loại thực phẩm mẹ nên kiêng ăn khi trẻ bị bỏng. Bởi đây là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng da mẩn đỏ, gây ra tình trạng ngứa ngáy, thậm chí là đỏ rát và sưng tấy khiến vết thương lâu lành.

Kiêng ăn đồ nếp và thịt gà: Được xem là “đồng phạm” góp phần làm vết thương hở sưng, mưng mủ, khó lành da, dễ viêm nhiễm và để lại sẹo xấu trên da nên cha mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ bị bỏng bô ăn thịt gà và đồ nếp.

Kiêng ăn đồ ăn vặt và thức ăn nhanh: Đồ ăn nhanh trước nay vẫn bị cho vừa không tốt cho sức khỏe, lại chứa nhiều dầu hydro hóa. Việc này thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục, làm lành sẹo cơ thể nên với trẻ bị bỏng bô cũng kiêng thực phẩm này.

Đồ ăn nhanh thúc đẩy sưng viêm và làm giảm khả năng hồi phục  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kiêng ăn đường nhiều: Trẻ 2 tuổi bị bỏng bô nên kiêng ăn gì? Ngoài những loại thực phẩm ở trên thì trẻ bị bỏng bô cần kiêng ăn đường. Lý do là đường là tác nhân làm chậm quá trình tự chữa lành của mô, thúc đẩy sưng viêm và dung nạp nhiều đường cũng gây ra nhiều bệnh nặng như tiểu đường hay béo phì. Nói chung trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đồ ngọt, mẹ cần hạn chế đường trong thực đơn hằng ngày của bé.

Kiêng đồ ăn cay nóng: Các loại thức ăn cay, nóng sẽ làm chậm quá trình phục hồi của vết bỏng trên da bé. Vì thế nên bố mẹ không nên cho các loại gia vị như ớt, tiêu, bột cà ri, hay thậm chí cho bé ăn mì tôm để vết bỏng có thể mau lành.

Thức ăn cay nóng không tốt cho vết bỏng, làm vết thương sưng tấy khó hồi phục  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số lưu ý khác cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị bỏng

  • Không dùng nước lạnh hay đá lạnh để ngâm rửa vết bỏng của bé. Vì đá lạnh sẽ làm đông cứng tế bào và gây tổn thương nặng hơn. Có thể dẫn đến trường hợp hoại tử nếu bị bỏng lạnh, rất nguy hiểm. Do đó việc điều trị vết bỏng sẽ trở nên rất khó khăn, thậm chí là phải cắt bỏ phần bị bỏng.

  • Tuyệt đối không bôi kem đánh răng lên vết bỏng để giảm đau rát. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cách này sẽ làm dịu vết bỏng bô của bé. Tuy nhiên trong kem đánh răng có chứa kiềm và nếu bôi vào vùng da bị bỏng do bô xe sẽ làm mức độ đau rát cao hơn, càng làm cho vết bỏng bị ăn sâu vào các tế bào bên trong gây nhiễm trùng.

  • Không đắp các loại mỡ, trứng gà, muối hay  thuốc lá đông y không rõ nguồn gốc vào vết bỏng của bé khi chưa được rửa sạch. Đó có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tại vùng da bị bỏng đó và gây khó khăn trong việc điều trị vết thương.

  • Tuyệt đối mẹ không nên chọc vỡ các bọng nước hay để bé tự làm bể hay làm trượt loét vết bỏng, đồng thời không nên bôi nghệ tươi lên vùng da bị bỏng vì dễ gây thâm đen là khó làm mờ vết bỏng sau này..

  • Nên cho trẻ mặc đồ thoải mái và mát mẻ, tránh để quần áo tiếp xúc với vết thương của bé gây trầy xước và bể bọng nước. Trường hợp nặng hơn có thể gây nhiễm trùng và tổn thương vết thương. Khiến vết thương khó lành và càng trở nặng hơn. 

Nếu bôi kem đánh răng vào vùng da bị bỏng do bô xe sẽ làm mức độ đau rát cao hơn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý cho cha mẹ phòng ngừa trẻ bị bỏng bô xe 

Ngoài những hướng dẫn trên, nhằm tránh yêu cầu phải trị sẹo phỏng bô sau này, mẹ nên chủ động phòng tránh các nguy cơ làm tăng khả năng hình thành sẹo cho bé với những lưu ý sau:

  • Chú ý cẩn thận khi cho bé ngồi xe máy hoặc để bé tránh xa khi bô xe vẫn còn nóng để tránh tai nạn phỏng bô xảy ra. 

  • Mẹ chỉ nên thực hiện che nhẹ vùng bị bỏng bô bằng băng không dính vô trùng và cố định lại vết băng bằng dụng cụ gài băng hay kim kẹp bên ngoài. Không tạo áp lực lên vùng bị bỏng, để vùng bỏng thoáng khí, không bị bí.

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc của chuyên gia về việc sử dụng các thuốc trị sẹo phỏng bô bôi lên vết bỏng, không tự ý bôi mà không có đơn thuốc hay chỉ dẫn. 

  • Chú ý cẩn thận không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào vì làm vỡ các mụn nước có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, mẹ không tự ý thoa nước đá hoặc thuốc mỡ. Tất cả đều có thể gây nhiễm trùng cho vùng da bị tổn thương đặc biệt là vùng da bỏng.

  • Nên cho bé uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để kiểm soát cơn đau và để bé không quấy khóc. Thường thì cơn đau ban đầu sẽ biến mất khi cơ thể có thể tự tiết ra adrenaline, nhưng hãy nhớ rằng cơn đau do bị bỏng sẽ thường trở lại sau khi hồi phục sau cú sốc ban đầu do chấn thương gây ra. Tốt nhất mẹ nên bé uống thuốc giảm đau ngay khi bị thương. Bên cạnh đó có thể kèm theo thuốc chống dị ứng để làm giảm ngứa da, tránh vô tình gây xây xát thêm lên vết bỏng. (Acetaminophen là một hormon có chức năng điều chỉnh cơ quan nội tạng)

  • Khi mẹ vết bỏng chậm lành và lâu hồi phục hoặc có dấu hiệu bất thường, có khả năng nhiễm trùng. Thật vậy, các vùng da mỏng manh của bé bị bỏng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sống và gây bệnh nên rất dễ bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng vết bỏng có thể là sưng và đau nhiều hơn, làm tăng khả năng lành sẹo xấu về sau.

Nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà  (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu gặp những dấu hiệu sau, mẹ cần thăm khám sớm cho bé được được chăm sóc chuyên biệt. 

  • Vùng da bị bỏng của bé trở nên phồng rộp, có đường kính lớn hơn 5 cm hoặc liên tục chảy dịch, mủ.

  • Bé có triệu chứng của nhiễm trùng như sốt, sưng tấy, tấy đỏ nhiều hơn, chảy dịch hoặc trẻ quấy khóc, tăng mức độ đau.

  • Bé không tiêm phòng uốn ván trong 10 năm qua.

  • Vùng màu đỏ lan ra ngoài vùng bị bỏng hoặc mô có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng. 

Phòng ngừa nguy cơ hoại tử nếu chưa tiêm vắc xin uốn (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho mẹ những thông tin bổ ích về cách sơ cứu và chăm sóc cho trẻ 2 tuổi bị bỏng bô. Hy vọng với những thông tin mà Monkey chia sẻ, mẹ sẽ có cách xử lý đúng và chính xác cho bé khi gặp phải trường hợp trên. Monkey chúc các mẹ thành công trên con đường nuôi dạy trẻ và chăm sóc cuộc sống gia đình. 

First Aid for Burns: Parent FAQs - ngày truy cập 10/07/2022

https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/all-around/Pages/First-Aid-For-Burns.aspx 

Burns and scalds - children - ngày truy cập 10/07/2022

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/burns-and-scalds-children

 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!