zalo
Đề phòng nguy cơ chấn thương sọ não khi trẻ 4 tuổi ngã đập đầu xuống đất
Kỹ năng sống

Đề phòng nguy cơ chấn thương sọ não khi trẻ 4 tuổi ngã đập đầu xuống đất

Hồng Nhung
Hồng Nhung

21/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ em vốn hiếu động và tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên rất hay bị té ngã. Tình trạng trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất tuy không nguy hiểm nhưng nó cũng có thể gây ra những chấn thương sọ não nghiêm trọng. Do đó bố mẹ không được chủ quan và cần có những kiến thức, trang bị để bảo vệ trẻ tốt hơn. Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết về cách điều trị và phòng tránh trẻ bị ngã trong bài viết dưới đây.

Trẻ 4 tuổi ngã đập đầu xuống đất cần làm gì?

Trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất có thể gặp các tổn thương nhẹ đến nặng. Các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau khi bị ngã đập đầu xuống đất hay sau một vài ngày hoặc vài tuần sau khi trẻ bị ngã. Khi trẻ bị ngã bố mẹ cần giữ bình tĩnh và quan sát các biểu hiện của bé và sau đó tiến hành xử lý cẩn thận, đúng cách.

Để có thể nhận biết được các dấu hiệu, chấn thương của trẻ đang là chấn thương nặng hay nhẹ, bố mẹ có thể xem xét và quan sát theo các yếu tố liên quan như sau:

  • Yếu tố độ cao trẻ tiếp đất: Trẻ bị ngã ở độ cao càng lớn thì mức độ nghiêm trọng càng nhiều. Đối với trẻ 4 tuổi, nếu trẻ bị ngã đập đầu từ độ cao 1,5 m thì tình trạng của trẻ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng não nghiêm trọng. Do vậy, bố mẹ không nên cho trẻ leo trèo lên những khu vực cao như tủ quần áo, bàn ghế, kệ tủ, cầu thang...

  • Yếu tố đồ vật va chạm phải: Khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, bề mặt mà trẻ tiếp xúc có những đồ vật nhỏ nằm dưới hay có bị phải các góc, cạnh của bàn, ghế hay không. Nếu có, tình trạng chấn thương của trẻ sẽ nguy hiểm hơn.

  • Yếu tố bề mặt va chạm: Bề mặt va chạm cũng ảnh hưởng đến mức độ chấn thương của trẻ. Đối với những bề mặt có lót chăn, thảm, gối,... có thể mức độ chấn thương bên ngoài nhẹ hơn khi bé bị va chạm với những bề mặt cứng như nền đất, sàn bê tông,... 

Dựa trên những yếu tố bên trên bố mẹ đã có thể đánh giá mức độ nặng nhẹ của chấn thương khi trẻ 4 tuổi bị đập đầu. Vậy cần làm cách nào để xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu trong mỗi trường hợp? Hãy cùng Monkey tìm hiểu các cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu trong từng trường hợp:

Cần làm gì khi trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất? - Dấu hiệu xác định mức độ nặng nhẹ của chấn thương (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Chấn thương nhẹ

Khi phát hiện trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất phụ huynh không nên bế trẻ lên ngay và cần bình tĩnh trấn tĩnh trẻ. Cần quan sát tình trạng ban đầu của bé để có thể nhận biết được những dấu hiệu mà trẻ có có phải là dấu hiệu của chấn thương sọ não hay không?

Trường hợp trẻ chỉ bị chấn thương nhẹ như bong gân, chảy máu ở miệng, trầy xước nhỏ trên da, bầm tím, sưng tấy,... Bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc kịp thời như sau:

  • Nếu trẻ có những vết sưng tấy, bầm tím bên trên trán hoặc đầu, bố mẹ có thể sử dụng một cục đá, bọc vào khăn sạch và chườm lạnh cho trẻ. Nếu cục sưng không quá to thì chỉ cần chườm khoảng 15 phút là có thể xẹp bớt. Nếu cục sưng khá nghiêm trọng bố mẹ nên thay chườm đá khoảng 2 - 3 lần cách nhau khoảng 1 tiếng chườm một lần.

  • Khi vết thương bị trầy xước nhỏ hoặc chảy máu ít, phụ huynh có thể làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Sau đó sử dụng các biện pháp cầm máu và băng gạc để băng bó vết thương.

  • Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu ban đầu, phụ huynh cần quan sát và theo dõi trẻ từ 24 - 48 tiếng để phát hiện ra những dấu hiệu chấn động não kịp thời.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị chấn thương nhẹ do bị ngã đập đầu xuống đất (Nguồn: Sưu tầm internet)

Chấn thương trung bình đến nặng

Đối với những chấn thương trung bình đến nặng, bố mẹ cần nhanh chóng xem xét các biểu hiện của tỉnh và tiến hành đưa trẻ đến những cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Những trường hợp trẻ bị chấn thương trung bình đến nặng có thể phát ra lập tức hoặc sau 24 tiếng mới phát hiện ra. Vì vậy bố mẹ không nên xem thường và chủ quan. Phụ huynh hãy quan sát trẻ liên tục xem trẻ có những biểu hiện nào bất thường hay không. Nếu có, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời khám và chữa trị đúng cách.

Tuyệt đối không được bế trẻ ngay lập tức lên sau khi trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất. Trừ trường hợp khi trẻ té và va phải những vật dụng sắc nhọn làm cho vết thương trở nên nặng hơn thì hãy từ từ nhẹ nhàng bế trẻ đến nơi an toàn. Nếu trẻ bị xóc mạnh lên thì vùng đầu của bé sẽ chấn thương nghiêm trọng hơn. Có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này.

Những chấn thương trung bình đến nặng bố mẹ cần làm gì? (Nguồn: Sưu tầm internet)

Khi nào cần cho trẻ đến bệnh viện?

Trong quá trình quan sát trẻ sau khi bị ngã, nếu có những sự bất thường nào ở trẻ thì mẹ cần tìm cách xử lý kịp thời. Trường hợp trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất, có những biểu hiện như mất ý thức, đi đứng loạng choạng hoặc nôn nhiều,.... Thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Dưới đây là các dấu hiệu biểu hiện nguy hiểm cần đưa trẻ đi viện gấp. Nếu tình trạng cứ kéo dài và không được chữa trị kịp thời, có thể trẻ sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm và thậm chí đe doạ đến tính mạng của bé:

Nôn nhiều lần sau khi bị ngã

Sau khi ngã đập đầu xuống đất, trẻ có xu hướng hoảng sợ và thường khóc rất lớn và kéo dài khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng. Trẻ có thể có biểu hiện nôn mửa vì khóc và bị ho. Mẹ có thể giúp trẻ ngừng biểu hiện này bằng cách cho trẻ uống một chút nước lọc hoặc sữa để ngưng cơn khóc của trẻ.

Nếu trong vòng 24 giờ, trẻ có biểu hiện nôn nhiều lần (trên 3 lần) kèm theo những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, lừ đừ thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời. Trẻ bị nôn nhiều lần có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng và có thể gây biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này.

Khi nào thì cần đưa trẻ đi bệnh viện? - Nôn quá 3 lần sau khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất (Nguồn: Sưu tầm internet)

Biểu hiện rối loạn thị giác

Biểu hiện rối loạn thị giác gây ra có thể ngay sau khi trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất hoặc vài tiếng sau khi bị ngã. Mặc dù khả năng thăng bằng của trẻ chưa ảnh hưởng nhưng trẻ lại có những biểu hiện lờ đờ, quan sát kém, thiếu tập trung,... 

Lúc này, trẻ đang có vấn đề nghiêm trọng về thị giác do dây thần kinh thị giác đang bị ảnh hưởng. Nếu sử dụng đá lạnh chườm vết thương cho trẻ mà trẻ có phản ứng là lạnh thì trẻ không gặp những vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng nếu trẻ không tương tác với bất cứ sự tiếp xúc nào bên ngoài thì bố mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị ngã cha mẹ cần cực kỳ lưu ý

Mất khả năng thăng bằng

Trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất và đặc biệt khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau sẽ khiến cho nhiều hệ thống dây thần kinh bị va chạm. Lúc này trẻ có thể đang bị chóng mặt và mất thăng bằng trong khoảng thời gian ban đầu. Lúc sau đó trẻ có dấu hiệu đi lại bình thường thì có nghĩa là trẻ hoàn toàn bình thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, một khoảng thời gian ngắn mà trẻ vẫn không có dấu hiệu đi lại bình thường, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh và sọ não. Bố mẹ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Trẻ giữ khả năng mất thăng bằng sau khi bị ngã đập đầu xuống đất  (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trẻ có dấu hiệu bất tỉnh

Ngay sau khi trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất đủ cứng và đủ mạnh, trẻ có thể bất tỉnh ngay sau đó dù chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu trẻ khóc ngay sau khi ngã thì bố mẹ có thể yên tâm vì trẻ vẫn tỉnh táo. Nếu tình trạng bé bị ngã bất tỉnh trên 1 phút, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Trẻ ngủ nhiều và không có phản ứng khi bị tác động

Có nhiều trường hợp trẻ mệt mỏi và buồn ngủ ngay sau khi bị ngã, có thể trẻ đã ngủ trước đó nhưng sau khi ngã trẻ vẫn có xu hướng tiếp tục ngủ. Trong trường hợp trẻ bị ngã vào buổi trưa hoặc buổi tối trước khi đi ngủ thì bố mẹ có thể khó nhận biết là do trẻ buồn ngủ hay do cú té vừa rồi.

Nếu không thể giữ trẻ tỉnh táo thì bố mẹ cũng có thể cho trẻ ngủ nhưng cần quan sát khoảng hai giờ một lần để đảm bảo trẻ vẫn ổn định. Nếu mẹ đánh thức nhưng bé lừ đừ, lơ mơ thì có nghĩa rằng trẻ đang bị ảnh hưởng tổn thương đến não và cần được khám chữa trị ngay lập tức.

Trẻ ngủ nhiều và không có phản ứng khi bị tác động  (Nguồn: Sưu tầm internet)

Biến chứng khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau

Vùng đầu của trẻ 4 tuổi đặc biệt nhạy cảm vì vậy khi trẻ bị ngã đập đầu về phía sau có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Có thể trẻ sẽ bị lún sọ, chảy máu và thậm chí là tụ máu dưới màng cứng. Những biến chứng trên không được biểu hiện ra bên ngoài nên bố mẹ rất khó phát hiện ra.

Tuy nhiên, những biến chứng trên có thể gây ra những biểu hiện điển hình như: nôn trên 2 - 3 lần, bất tỉnh, chảy dịch hoặc chảy máu lỗ tai,... Những biến chứng có thể xảy ra trong khoảng 36 - 48 tiếng, vì vậy khi trẻ bị ngã, phụ huynh hãy quan sát liên tục trẻ để có thể phát hiện ra những biến chứng nào không. Nếu trong khoảng thời gian đó trẻ không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào thì sức khoẻ trẻ vẫn tốt và ổn định.

Các nguyên nhân có thể khiến trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu

Có nhiều trường hợp trẻ bị ngã đập đầu xuống đất nhưng không gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một vài trường hợp trẻ bị tai nạn gây chấn thương nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Biết những nguyên nhân có thể khiến trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu để có thể phòng tránh tai nạn ở trẻ dễ dàng hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu có thể có khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất:

  • Sự bất cẩn của người lớn khi trông coi trẻ: người lớn khi trông trẻ thường lơ là và để trẻ tự chơi một mình. Đôi khi trẻ không nhận thức được sự nguy hiểm của việc chơi đùa không an toàn. Trẻ trèo lên bàn, trên võng, xích đu hoặc trên cao xuống, tuột khỏi tay người lớn khi đang bế trẻ.

  • Trẻ leo trèo lên bàn ghế: trẻ nghịch ngợm leo trèo lên những vật dụng như bàn, ghế hoặc các đồ vật không được kê vững có thể khiến trẻ té đập đầu xuống đất. Nguy hiểm hơn nữa là đầu của bé có thể bị va vào những vật dụng trước khi ngã xuống đất.

  • Sự nghịch ngợm, thích đùa nghịch của trẻ: Trẻ con rất thích vui chơi đặc biệt là khi có nhiều trẻ ở cùng nhau. Trẻ có thể chạy nhảy và bị vấp những đồ vật ngã đập đầu, hoặc bị trơn trượt té đập đầu những nơi như nhà tắm, sàn nhà vừa lau,... Đặc biệt, những đứa trẻ vui chơi với nhau cũng có thể đùa nghịch và xô đẩy nhau dẫn đến ngã đập đầu xuống đất.

Những nguyên nhân có thể có khiến cho trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất (Nguồn: Sưu tầm internet)

Các biện pháp hạn chế nguy cơ bị ngã đập đầu ở trẻ nhỏ

Vậy làm cách nào để thực hiện các biện pháp hạn chế nguy cơ ngã bị đập đầu ở trẻ nhỏ? Bố mẹ không thể phòng tránh hoàn toàn các nguy cơ gây té ngã ở trẻ mà chỉ có thể hạn chế các nguy cơ ở mức thấp nhất. Dưới đây là những biện pháp hạn chế các nguy cơ bị đập đầu ở trẻ nhỏ:  

  • Cần đảm bảo những vị trí nguy hiểm trong nhà cần lắp đặt hệ thống an toàn cho trẻ. Cụ thể bố mẹ cần bọc xốp các góc cạnh bàn, ghế, tủ,... Hãy cảnh giác với những nơi cao như cầu thang, ban công,...cần được lắp thanh chắn an toàn.

  • Khi cho trẻ nằm võng cần lưu ý trông chừng trẻ tránh tình trạng trẻ bị rơi xuống đất khi thay đổi tư thế.

  • Không nên để trẻ một mình khi trẻ đứng trên các vật cao như giường, bàn, tủ,... 

  • Luôn sử dụng các biện pháp bảo hộ an toàn khi cho trẻ đi xe, vui chơi để có thể giảm tỷ lệ gây chấn thương khi bị va đập.

  • Luôn thắt dây an toàn khi cho trẻ đi xe hơi, xe máy.

  • Những vật dụng như cầu thang, ghế thấp,... rất nguy hiểm vì trẻ có thể tự leo lên và có thể ngã xuống. Do vậy bố mẹ cần giữ những vật dụng này tránh xa khu vực vui chơi của trẻ.

  • Luôn cho trẻ chơi an toàn, thực hành các tình huống để giúp trẻ nhận biết việc này là nguy hiểm và gây té ngã cao.

  • Cần dạy trẻ vui chơi lành mạnh khi đến những môi trường công cộng như trường mẫu giáo, khu vui chơi, công viên,... để tránh tình trạng đùa nghịch, xô đẩy nhau giữa các trẻ.

Những biện pháp phòng tránh hạn chế các nguy cơ gây ngã ở trẻ  (Nguồn: Sưu tầm internet)

Trên đây là những thông tin chi tiết về trẻ 4 tuổi bị ngã đập đầu xuống đất mà Monkey đã chia sẻ cho các bạn đọc, Hy vọng, bài viết trên đã giúp các bạn biết các dấu hiệu và cách chữa trị khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất. Bố mẹ cần cẩn trọng hơn trong việc nuôi dạy trẻ, những nguy cơ khiến trẻ té ngã và chấn thương. Đừng quên theo dõi Monkey để được nhận được những kiến thức mới về Nuôi dạy trẻ.

Head Injuries and Children: When to Take Your Child to the Doctor - Ngày truy cập 13/09/2022

https://www.sutterhealth.org/health/childrens-health/head-injuries-and-children-when-to-take-your-child-to-the-doctor 

Your Child Hit Their Head Hard: Here’s What to Do and When - Ngày truy cập 13/09/2022

https://www.rileychildrens.org/connections/your-child-hit-their-head-hard-heres-what-to-do-and-when 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!