zalo
Trẻ bị cảm cúm nên làm gì? Các lời khuyên từ chuyên gia
Kỹ năng sống

Trẻ bị cảm cúm nên làm gì? Các lời khuyên từ chuyên gia

Hồng Nhung
Hồng Nhung

21/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Vào thời điểm chuyển mùa đặc biệt vào thời điểm đông xuân khi thời tiết lạnh số lượng trẻ bị cảm cúm tăng cao. Do sức đề kháng của trẻ khá yếu ớt nên rất dễ bị nhiễm loại vi rút này khiến bé ốm sốt, mệt mỏi. Cùng Monkey tìm hiểu xem các cách điều trị nào cho trẻ khi trẻ mắc phải loại vi rút này nhé.

Cảm cúm ở trẻ là gì?

Trẻ mắc bệnh cảm cúm do vi rút cúm gây nhiễm trùng đường hô hấp. Dịch cảm cúm xuất hiện nhiều và bùng phát thường vào khoảng thời gian tháng 11 đến tháng 4 bởi khi này thời tiết lạnh, khắc nghiệt đặc biệt ở khu vực miền bắc. Loại vi rút này có thể thay đổi thường xuyên từ năm này sang năm khác và khả năng miễn dịch của cơ thể đối với loại vi rút này không kéo dài nên một người có thể mắc bệnh cảm cúm nhiều lần trong một năm.

Loại vi rút này có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt những nơi tụ tập đông người như trường học, nơi làm việc hay ngay trong gia đình. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu ớt vì thế rất dễ mắc bệnh cúm và cũng chính là đối tượng lây nhiễm chính.

Vi rút cúm tấn công nhanh và chúng khiến người bệnh cảm thấy ốm yếu nhanh hơn so với cảm lạnh. Khi mắc cảm cúm trẻ nhỏ thường mệt mỏi và chỉ có thể nằm trên giường chứ không thể duy trì năng lượng để vui chơi như với cảm lạnh.

Vi rút cúm lây lan nhanh, bùng phát vào khoảng tháng 11 đến tháng 4. (Ảnh: Nguồn Internet)

Các con đường lây cảm cúm ở trẻ nhỏ

Vi rút cúm sống rất dai và chúng có thể lây lan cực nhanh nếu tiếp xúc với chúng. Các đường lây bệnh cúm mà trẻ có thể gặp phải

  • Lây trực tiếp từ người khác:  Khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, trẻ rất dễ bị lây bệnh khi nói chuyện, ôm hôn, nắm tay, hoặc bị dính giọt bắn của người đang mắc cảm cúm khi họ hắt hơi.

  • Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Vi rút cúm có thể bám trên các bề mặt đồ vật khi người bị cúm ho, hắt hơi. Trẻ sẽ bị nhiễm cúm nếu chạm vào các đồ vật có dính vi rút cúm và chạm tay vào mắt mũi miệng.

  • Lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày: Khi bé hoạt động tại môi trường công cộng, nhà trẻ hay trong nhà có người bị cúm thì bé cũng rất dễ bị mắc bệnh bởi Vi rút có thể phát tán trong không khí thông qua giọt bắn.

]Trẻ có thể lây vi rút cúm từ người khác. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ bị cảm cúm có những triệu chứng nào?

Trẻ bị cảm cúm có những biểu hiện tương tự với cảm lạnh nhưng các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Khi mắc vi rút cúm chỉ sau 1-2 ngày trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi (dịch mũi có thể không màu, màu vàng hoặc xanh)

  • Viêm họng, đau họng, ho

  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, cơ thể đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ

  • Sốt cao trên 38 độ C

  • Chán ăn, nôn mửa, có thể bị tiêu chảy

Một số phụ huynh thường nhầm các triệu chứng của bệnh cúm với với bệnh cảm, phân biệt chúng như sau: 

  • Trẻ bị nhiễm vi rút cúm thường sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể và các triệu chứng ở đường hô hấp khác.

  • Bệnh cảm thông thường do thời tiết chủ yếu gây ho, không gây sốt cao.

Các triệu chứng của bệnh cúm vi rút như sốt sẽ thuyên giảm và biến mất sau 5 - 7 ngày, tuy nhiên, trẻ vẫn còn ho, sổ mũi và mệt mỏi kéo dài. Các triệu chứng thường biến mất hoàn toàn sau khoảng 10 - 14 ngày.

Cảm cúm gây hắt hơi liên tục, sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ bị cảm cúm nên làm gì?

Trẻ nhỏ rất dễ mắc cảm cúm do sức đề kháng còn non nớt, tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một trong những loại vi rút thông thường.

Khi trẻ bị mắc bệnh cảm cúm cha mẹ nên làm gì để làm giảm các triệu chứng và giúp bé chóng khỏi. Hãy cùng tham khảo một số cách làm dưới đây để có thể hỗ trợ điều trị cho trẻ ngay tại nhà nhé.

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên

Cần làm gì khi trẻ bị cúm, cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ để có thể đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp. Sử dụng nhiệt kế kẹp vào nách của trẻ hoặc sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ bị sốt cao kéo dài cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của bé thường xuyên. (Ảnh: Nguồn Internet)

Hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt cho trẻ vô cùng quan trọng để giúp trẻ điều hòa lại thân nhiệt, có thể cho trẻ uống các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,…Để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về tác dụng cũng như cách dùng của các loại thuốc hạ sốt để tránh tác dụng không mong muốn.

Một số phương pháp dân gian khác hỗ trợ hạ sốt cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo:

  • Cho trẻ uống trà gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm ấm cơ thể, làm lưu thông máu, giảm ngạt mũi. Có thể pha trà gừng cùng một chút mật ong để cho trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên chỉ sử dụng mật ong cho bé từ trên 2 tuổi để đảm bảo an toàn.

  • Xông lá tía tô: Để giảm các triệu chứng sổ mũi của trẻ, bố mẹ có thể xông hơi cho bé bằng lá tía tô. Lá tía tô chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn. Khi xong trong nước nóng các chất này sẽ đi vào đường hô hấp làm nới lỏng dịch mũi và tiêu diệt vi rút.

  • Cho trẻ uống nước húng chanh: Dùng lá húng chanh giã nát sau đó lấy nước cốt cho trẻ uống. Nhờ tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn mà các triệu chứng ho có đờm của trẻ sẽ được giảm bớt.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng

Bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hồi phục. Cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt nạc, thịt gà, đậu, trứng, sữa, rau xanh,...Đồng thời bổ sung thật nhiều nước cho trẻ để bù nước và điện giải do sốt cao kéo dài. Thêm các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, ổi,...có thể làm nước ép để trẻ dễ uống hơn.

Các loại thức ăn nên nấu chín mềm để trẻ dễ nuốt hơn do đa phần trẻ bị cảm cúm thường bị đau họng.

Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để bồi bổ cho trẻ. (Ảnh: Nguồn Internet)

Xem thêm: Cách sơ cứu khi trẻ bị đuối nước nhanh chóng, an toàn

Lau người cho trẻ

Lau người cho trẻ cũng là một cách giúp hạ sốt cho trẻ, dùng khăn mỏng mềm, nhúng vào nước ấm, vắt khô sau đó lau khắp người cho trẻ. Nên chú ý lau ở phần nách, bẹn, trán bởi những khu vực này khó thoát nhiệt. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, cồn hay rượu để lau người bởi chúng không giúp trẻ hạ sốt mà còn khiến bệnh của bé trở nên nặng hơn.

Để trẻ được nghỉ ngơi

Trẻ bị cúm thường mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể vì thế cần cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều để có thể nhanh chóng hồi phục. Cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng đãng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Cơ thể sẽ phục hồi năng lượng trong quá trình ngủ vì thế cứ để cho bé ngủ thật nhiều.

Cho trẻ ngủ ở nơi yên tĩnh để trẻ được ngủ nhiều hơn. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu

Khi bé bị mắc cảm cúm bị sốt cao kéo dài hay có các biểu hiện như co giật, cảm cúm nặng khiến khó thở, trẻ mệt mỏi li bì cần đem trẻ đi cấp cứu ngay lập tức để hạn chế nguy hiểm cho trẻ.

Phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ đặc biệt là ở độ tuổi dưới 5 tuổi rất dễ bị mắc bệnh cúm, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để hạn chế nguy cơ bị nhiễm cúm cho trẻ:

  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ, rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi và vứt bỏ vào thùng rác, sau đó rửa tay sạch.

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên dọn dẹp, xịt khuẩn để đảo bảo an toàn.

  • Hạn chế đến nơi đông người hoặc tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh trong thời điểm dịch bùng phát

  • Khi người lớn mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ

  • Cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm

Nhắc trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ lây bệnh. (Ảnh: Nguồn Internet)

Có thể chăm sóc trẻ bị cảm cúm ngay tại nhà với các cách làm bên trên. Ghi nhớ nguyên tắc hạ sốt, giảm ho, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ và cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng hồi phục. Hãy phòng ngừa cho bé thật tốt để bảo đảm sức khỏe cho bé nhé.

Flu & Young Children- Ngày truy cập: 21/07/2022

https://www.cdc.gov/flu/highrisk/children.htm

Influenza (Flu) in Children- Ngày truy cập: 21/07/2022

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/influenza/influenza-flu-in-children#

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!