Cách xử lý khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất
Kỹ năng sống

Cách xử lý khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất

Hồng Nhung
Hồng Nhung

14/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hướng dẫn các cách xử lý khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất. Trang bị các kiến thức nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh để giúp con an toàn và phòng tránh tai nạn ở trẻ nhỏ.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Các nguyên nhân khiến trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu

Trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất. (Ảnh: Nguồn Internet)

Trẻ 9  tháng tuổi đã biết lật và tập bò, bé di chuyển rất nhanh nên chỉ cần một phút lơ là của người lớn là bé đã có thể bị ngã xuống đất. Nhiều cha mẹ hay người lớn khi trông trẻ thường chủ quan, nghĩ rằng trẻ nhỏ thường nằm ngoan nên có thể làm việc cá nhân hoặc ra ngoài để trẻ nằm một mình trên giường hoặc trên nôi cũi nên nguy cơ trẻ 9 tháng bị ngã đập đầu phía sau khá cao.

Một số trẻ cũng được cha mẹ đặt nằm ngủ trên võng để trẻ dễ ngủ hơn. Tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân gây ngã đập đầu ở trẻ nhỏ bởi võng không chắc chắn, bé có thể lật ngã bất cứ khi nào gây tổn thương cho bé, đặc biệt là ở vùng đầu.

Trong quá trình chăm sóc trẻ như thay tã cũng dễ làm trẻ bị ngã từ trên bàn thay tã do cha mẹ không giữ chắc bé khiến bé bị ngã đập đầu.

Lý do khác khiến trẻ 9 tháng bị ngã đập đầu xuống đất đó là người lớn bế trẻ bị tuột tay. Thông thường bé được bế ở tư thế nằm ngửa nên khi trượt tay làm ngã bé dễ làm bé bị ngã đập đầu phía sau. Để trẻ nhỏ dưới 10 tuổi bế em cũng khá nguy hiểm bởi các con chưa vững tay có thể làm rơi em xuống đất.

Các mức độ chấn thương trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu có thể gặp phải

Bé 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất có thể gặp các chấn thương nào. (Ảnh: Nguồn Internet)

Tùy thuộc vào độ cao, mức độ va chạm hay các vật bé bị va đập vào mà mức độ chấn thương đầu mà bé 9 tháng tuổi bị ngã sẽ khác nhau.

Các chấn thương dạng nhẹ ngoài da

Với các chấn thương nhẹ ở phần đầu (chấn thương không gây tổn thương bên trong não bộ) cha mẹ có thể nhận thấy chúng với các dấu hiệu như nổi cục sưng, bầm tím, bé quấy khóc do đau mà không xuất hiện kèm theo dấu hiệu nào khác.

Chấn thương từ trung bình đến nặng

Các chấn thương vùng đầu từ trung bình đến nặng tuy chiếm tỷ lệ rất thấp trong sốc các ca chấn thương do bị ngã ở trẻ sơ sinh. Chúng có liên quan đến các chấn thương như:

  • Vỡ xương sọ

  • Các cơn co giật (Do não bị va đập mạnh, dập não)

  • Các cơn chấn động não (Do não bị va đập vào hộp sọ, rung lắc nhiều)

  • Xuất huyết não

Trong các loại tổn thương trên thì chấn động não là loại tổn thương thường gặp nhất và chúng cũng ít nghiêm trọng nhất. Chấn động não gây ảnh hưởng đến chức năng của não khiến trẻ xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau đầu

  • Mất ý thức

  • Đầu óc không tỉnh táo hoàn toàn, hay mơ màng

  • Nôn ói liên tục

  • Ngủ li bì

Các trường hợp hiếm gặp hơn nhưng cực nguy hiểm đó là vỡ xương sọ với các biểu hiện như tăng áp lực nội sọ, não bị sưng, bầm tím và chảy máu bên trong. 

Xem thêm: Trẻ 7 tháng bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?

Hướng dẫn cách xử lý 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất

Cách xử lý khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất. (Ảnh: Nguồn Internet)

Khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu bị ngã cha mẹ cần xử lý như thế nào? Hãy cùng tham khảo các cách làm dưới đây để đảm bảo bé được an toàn và xử lý đúng cách.

Hướng dẫn sơ cứu trong trường hợp bị nhẹ

Nhiều trẻ sau khi bị ngã khá hoảng loạn do đau và bị bất ngờ. Khi phát hiện trẻ bị ngã cha mẹ cần giữ cho bé bình tĩnh, dỗ bé nín khóc, trấn an con để dễ dàng xử lý tình trạng vết thương của trẻ hơn. 

Thông thường trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu về sau chỉ bị các vết thương nhẹ không quá nghiêm trọng. Cha mẹ chỉ cần tiến hành làm giảm sưng đau và sát khuẩn các vết xước (nếu có) rồi cho bé nghỉ ngơi là đủ. Một số gợi ý để xử lý vết thương nhẹ cho trẻ khá hữu dụng:

  • Nếu trẻ bị xây xát hoặc rỉ máu nhẹ thì tiến hành rửa sạch vết thương cho trẻ bằng cồn hoặc nước muối sinh lý sau đó băng bó lại rồi cho bé nghỉ ngơi.

  • Chườm lạnh cho bé để giảm sưng bằng cách lấy khăn sạch bọc đá lạnh sau đó áp lên vết sưng sau đầu của trẻ trong 10-15 phút để giảm đau. Nếu vết sưng lớn thì có thể áp dụng cách này liên tục cách 1 giờ 1 lần.

  • Cho trẻ súc miệng và uống nước lọc nếu trẻ bị nôn 1 -2 lần. Tiếp đó cho trẻ nghỉ ngơi và quan sát trẻ

  • Cho bé nằm trên giường để nghỉ ngơi và quan sát trẻ thường xuyên, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 1-2 giờ đầu sau ngã.

Khi bé bị các chấn thương nặng cần làm gì

Đối với các trường hợp trẻ bị ngã đập đầu mức độ trung bình đến nghiêm trọng cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tùy vào mức độ chấn thương mà trẻ sẽ được áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau như nội khoa, phẫu thuật hay vật lý trị liệu để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa trẻ 9 tháng tuổi bị té ngã

Đề phòng trẻ 9 tháng bị ngã đập đầu xuống đất. (Ảnh: Nguồn Internet)

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ 9 tháng tuổi trước nguy cơ bị ngã đập đầu? Tuân thủ những lưu ý dưới đây sẽ giúp trẻ được an toàn:

  • Luôn để mắt đến trẻ, không để trẻ nằm một mình trên giường hay võng nôi

  • Khi cho bé di chuyển bằng xe đẩy đảm bảo rằng con đã được thắt đai an toàn, không để đồ quá nhiều lên xe của con. Kiểm tra phanh trước khi thả tay khỏi xe

  • Lót thêm đệm dưới giường để phòng trường hợp trẻ tự lật hay bò xuống

  • Không cho trẻ nhỏ dưới 10 tuổi tự bế em mà không có người lớn bên cạnh bởi con dễ tuột tay

  • Cho trẻ nằm trong cũi để đảm bảo an toàn

Hy vọng với các kiến thức mà Monkey mang lại, các bậc phụ huynh đã có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý khi trẻ 9 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống đất và đề phòng nguy cơ bị ngã ở trẻ, giúp con đảm bảo an toàn.

Head injury from falls in children younger than 6 years of age - Ngày truy cập: 10/9/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4680174/

Children And Brain Injury - Ngày truy cập: 10/9/2022

https://www.nbia.ca/children-and-brain-injury

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online