Trẻ nhỏ rất dễ bị côn trùng tấn công bởi trẻ ham hoạt động và thường vui chơi ở những nơi có nhiều côn trùng trú ngụ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị công trùng cắn sưng tay để giúp làm giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu cho trẻ.
Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị muỗi đốt
Muỗi là loại côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, chúng dễ dàng tấn công trẻ nhỏ và để lại vết đốt tại nhiều vị trí khác nhau. Khi trẻ bị muỗi đốt sẽ xuất hiện các cục sưng đỏ, nổi sần bên bề mặt da khoảng 1-3mm, gây cảm giác vô cùng ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
Có thể làm dịu vết muỗi đốt cho trẻ bằng cách xoa gel nha đam, bôi dầu gió hoặc dầu khuynh diệp cho trẻ để làm xẹp vết đốt. Dùng đá lạnh chườm lên vết muỗi đốt cũng sẽ giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau ngứa, giảm sưng cho trẻ.
Với các vị trí nhạy cảm như mắt, môi, cha mẹ cần cực kỳ lưu ý khi bôi các loại thuốc cho trẻ để đảm bảo an toàn. Theo dõi trẻ sau khi bị muỗi đốt bởi trong muỗi có thể chứa vi rút gây sốt sét, sốt xuất huyết, sốt zika cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị kiến đốt sưng tay cần làm gì
Tương tự với vết muỗi đốt, kiến đốt cũng khiến da bé bị nổi nốt sần đỏ và gây ngứa ngáy khó chịu. Một số loại kiến sau khi cắn sẽ khiến da bé có thể nổi mụn nước trong vài giờ đầu sau cắn.
Khi trẻ bị kiến đốt cần bắt chúng ra khỏi da của trẻ sau đó đưa trẻ đi rửa sạch vết đốt bằng xà phòng để rửa bớt độc axit từ kiến dính trên da. Có thể bôi dầu gió, gel nha đam, nước hoa, một lớp kem đánh răng mỏng lên vết kiến cắn để giúp bé giảm bớt được cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Trẻ bị côn trùng cắn sưng tay: Làm gì khi trẻ bị ong đốt
Trẻ bị ong đốt vào tay cần xử lý như thế nào? Trước hết cần quan sát xem nọc ong có dính lại trên da của bé không để loại bỏ chúng ra khỏi da trẻ. Sử dụng nhíp gắp thật nhẹ tránh làm nọc độc bị đẩy sâu và còn sót lại trên da. Chúng sẽ khiến vết thương của bé bị nặng hơn và lâu khỏi do độc tố đi sâu vào da. Rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý, cồn sát trùng để loại bỏ độc tố.
Xoa gel nha đam, kem đánh răng, nước muối loãng,...lên vết đốt của trẻ để làm giảm đau nhức. Đá lạnh cũng giúp giảm đau, giảm sưng khi chườm lên vết đốt của trẻ khoảng 10- 15 phút. Trong trường hợp trẻ bị các loại ong có độc đốt như ong muỗi, ong bắp cày…và trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, sốc phản vệ, co giật,...cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chữa trị kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị nhện cắn
Vết cắn của nhện sẽ khiến da bị phồng rộp, đau nhức, một số trẻ sẽ có biểu hiện sốt, đau đầu, chóng mặt. Khi trẻ bị nhện cắn có thể rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng hay nước muối sinh lý.
Có thể sử dụng hồ nước để bôi lên vết thương hoặc dùng nước muối sinh lý rửa mỗi ngày để diệt khuẩn. Trong trường hợp trẻ bị nặng nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Xử lý khi trẻ bị rệp, bọ chét cắn
Rệp và bọ chét cắn tạo thành những nốt đỏ đau nhức, ngứa ngáy kéo dài khiến trẻ vô cùng khó chịu. Chúng có thể khiến da bị phồng rộp và nổi các mụn nước. Trẻ cũng có thể bị sốt và kèm theo đó là nổi mề đay khắp cơ thể.
Cần loại bỏ các loại côn trùng này ra khỏi da của trẻ, tách chúng ra một cách nhẹ nhàng bởi chúng bám rất chắc trên da. Dùng nhíp gắp chúng kéo nhẹ sao cho lấy được toàn bộ răng và nọc của chúng ra khỏi da bé. Sau đó rửa vết thương của trẻ với nước sạch với xà phòng. Lau khô da rồi sử dụng các loại thuốc như Deet nồng độ dưới 30%, thuốc tím…để bôi cho trẻ.
Trong trường hợp vết thương có dấu hiệu trở nặng, vết đỏ lan to rộng, bị mưng mủ, trẻ bị đau nhức kéo dài dù đã bôi thuốc làm dịu hay có các triệu chứng như sốt cao,...thì mang trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để có phương án chữa trị kịp thời.
Trẻ bị kiến ba khoang cắn cần làm gì
Kiến ba khoang là loại kiến cực độc bởi chúng có chứa axit nồng độ cao. Nếu không may trẻ bị loại kiến này đốt sẽ có nguy cơ bị phồng rộp, viêm loét da, có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Sử dụng bao tay để bắt kiến ba khoang ra khỏi da của bé, tuyệt đối không dùng tay không hay xoa, miết chúng vì chất độc có thể lan sang các vùng da xung quanh và dính lên da của bạn.
Ngay lập tức cần rửa sạch vết đốt cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng để giảm giảm nồng độ độc tố. Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp cho trẻ để chữa trị cho bé đúng cách, tránh nguy cơ gặp biến chứng ở trẻ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị côn trùng đốt sưng mủ
- Hướng dẫn cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn sưng cứng
Một số lưu ý khi trẻ bị côn trùng cắn
Cha mẹ cần lưu ý một số thông tin dưới đây để có thể xử lý tình trạng trẻ bị côn trùng cắn một cách đúng cách và an toàn:
-
Ghi nhớ nguyên tắc sau khi sử xử lý trẻ bị côn trùng cắn: lấy nọc độc, làm sạch vết cắn, giảm đau cho trẻ
-
Giữ cho trẻ không gãi hoặc chà xát lên vết thương gây xước da khiến cho vi khuẩn xâm nhập
-
Không tự ý bôi bất kỳ các loại thuốc nào lên da của trẻ nếu xuất hiện các vết loét, phồng rộp, mưng mủ
-
Tránh để trẻ cho thuốc vào miệng bởi nhiều bé có thói quen mút tay, bé có thể chạm tay vào thuốc rồi cho vào miệng
-
Khi trẻ có những biểu hiện sau cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được trợ giúp: vết thương tại các khu vực nhạy cảm như mắt, miệng; vết thương ngày càng trở nặng; xuất hiện tình trạng viêm loét nặng; trẻ bị sốt cao; sốt phát ban, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, chóng mặt,...
Bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại côn trùng vô cùng quan trọng. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang bị cho con các biện pháp phòng tránh trước khi con ra ngoài vui chơi. Hy vong qua bài viết trên cha mẹ đã trang bị được các kỹ năng xử lý khi “trẻ bị côn trùng cắn sưng tay” giúp bảo vệ trẻ một cách an toàn và đúng cách.
Insect Bite- Ngày truy cập: 18/08/2022
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/insect-bite/
Insect bites and stings- Ngày truy cập: 18/08/2022
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Insect_bites_and_stings/