zalo
Nên hay không cho trẻ sử dụng điện thoại? Bí quyết nào để ba mẹ dạy và quản lý hiệu quả nhất?
Kỹ năng sống

Nên hay không cho trẻ sử dụng điện thoại? Bí quyết nào để ba mẹ dạy và quản lý hiệu quả nhất?

Phương Đặng
Phương Đặng

22/08/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Nên cho trẻ sử dụng điện thoại sớm hay không? Đa số phụ huynh đều chưa muốn con tiếp xúc với điện thoại sớm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não cũng như giảm thị lực & sức khỏe. Liệu ba mẹ có chung suy nghĩ?

Có nên cho trẻ sử dụng điện thoại sớm?

Theo đó, vấn đề cho trẻ sử dụng điện thoại sớm được đánh giá là vừa có điểm tốt vừa có điểm không tốt. Một vài ưu nhược điểm thường được đề cập đến gồm:

Ưu điểm của việc cho trẻ dùng điện thoại

Giúp con theo kịp những phát triển của công nghệ, biết tận dụng các phần mềm, công cụ để phục vụ cho việc học tập, giải trí của bản thân.

  • Tự cập nhật tin tức về lĩnh vực quan tâm, biết cách tìm kiếm thông tin, tài liệu để tự học các môn, các kỹ năng yêu thích hoặc giải đáp một vấn đề thắc mắc.

  • Sử dụng điện thoại đúng cách còn giúp trẻ tự khám phá thêm nhiều mới, đặc biệt nếu ba mẹ nào đầu tư cho trẻ làm quen với các ứng dụng giáo dục sớm như app học ngoại ngữ cho trẻ em, app học kỹ năng mềm, phần mềm học các môn theo chương trình GDPT,... thì đây là cơ hội để rèn luyện tính tự giác, sự tập trung và tạo dựng hứng khởi trong học tập cho con.

  • Thông qua app định vị, phụ huynh cũng có thể nhận biết vị trí của trẻ, dễ liên lạc khi cần & nắm được những địa điểm mà con hay lui đến.

Dùng điện thoại sớm hỗ trợ con học tập & giải trí thuận tiện. (Ảnh: Internet)

Nhược điểm của việc cho trẻ dùng điện thoại 

Bên cạnh những ưu điểm cho cả phụ huynh và trẻ nhỏ, việc sử dụng điện thoại sớm không đúng cách, không có sự kiểm soát sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực về:

  • Sức khỏe thần kinh & não bộ: Nếu dùng điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử nào thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị mỏng vỏ não sớm do bức xạ từ máy. Các dữ liệu nghiên cứu cho biết, đầu & não trẻ tuy nhỏ nhưng lượng bức xạ nhận được tương đương người lớn, nghĩa là vùng não của con sẽ phải chịu mức độ phơi nhiễm bức xạ cao hơn nếu dùng không kiểm soát.

  • Suy giảm thị lực: Thói quen xem Youtube, chơi game trên điện thoại khiến trẻ phải nhìn liên tục vào màn hình trong nhiều giờ. Điều này sẽ khiến ánh sáng xanh, bức xạ từ máy ảnh hưởng trực tiếp đến mắt trẻ dẫn đến khô mắt, nhức mắt, cận thị khi còn nhỏ.

  • Nguy cơ bị béo phì: Sử dụng điện thoại nhiều đồng nghĩa với việc giảm thời gian cho các hoạt động khác, trẻ cũng giảm hứng thú với các trò chơi bên ngoài. Bởi vậy, thói quen này khiến trẻ tăng nguy cơ béo phì do ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động dẫn đến kém linh hoạt.

  • Dễ ảnh hưởng tâm lý: Đa số trẻ khi dành nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính bảng đều có thói quen tách biệt, thích ở 1 mình và không giao tiếp với bạn bè, người thân. Tình trạng này kéo dài có thể xuất hiện chứng tự kỷ, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần & hành vi, thiếu tập trung trong học tập.

  • Giới hạn phát triển khả năng ngôn ngữ: Dùng điện thoại để giải trí thường xuyên khiến con bị phụ thuộc & dễ trở nên bị động, hạn chế tương tác khiến con chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt bị suy giảm so với bạn cùng tuổi.

Sử dụng điện thoại sớm không đúng cách dễ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. (Ảnh: Internet)

Như vậy, xét về cả 2 mặt lợi và hại, phụ huynh không nên cấm trẻ sử dụng điện thoại mà nên cho con dùng từ sớm và cần có kiểm soát về mức độ & nội dung. Thời điểm tốt nhất để con bắt đầu làm quen với điện thoại là từ 3 tuổi trở lên. Thời gian tối ưu là trong khoảng 1 - 2h/ ngày, tăng dần theo độ tuổi.

Dạy con sử dụng điện thoại sớm an toàn lành mạnh & hữu ích 

Sử dụng điện thoại sớm đúng cách là cơ hội để con tiếp cận với công nghệ, biết ứng dụng các phần mềm, công cụ để phục vụ cho việc học tập, giải trí đồng thời mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Và để trẻ sử dụng điện thoại hiệu quả, ba mẹ cần hướng dẫn con các quy tắc về sử dụng đúng - sử dụng an toàn như sau:

Quy tắc về sử dụng đúng

Trước hết, trẻ cần nắm được các quy tắc sử dụng điện thoại đúng nơi, đúng nội dung & thời gian theo quy định của ba mẹ.

Không cho trẻ mang điện thoại đến trường 

Chỉ cho phép dùng điện thoại khi ở nhà dưới sự kiểm soát của người lớn. Việc dùng máy tại trường dễ làm con mất tập trung trong lớp, không nghe cô giảng và giảm hiệu suất học tập.

Không cho con tiếp xúc với các trang web xấu

Nội dung là yếu tố quan trọng mà ba mẹ bắt buộc phải kiểm tra khi cho trẻ dùng điện thoại. Tốt nhất, khi con chưa tự kiểm soát được nội dung, ba mẹ nên cài đặt sẵn chương trình phù hợp để giới hạn cho trẻ ngay từ đầu.

Cài đặt & hướng dẫn sử dụng chương trình phù hợp

Một số chương trình phù hợp với trẻ là các ứng dụng giáo dục, các trò chơi trí tuệ lành mạnh, chương trình Nextflix cho trẻ nhỏ, Youtube Kids có sự chọn lọc của ba mẹ,...Cùng với việc cài đặt, ba mẹ cần hướng dẫn cách dùng, cách học để con vừa học vừa chơi đúng cách.

Xem ngay: 7+ ứng dụng học toán trên điện thoại tốt nhất hiện nay

Quy định thời gian sử dụng trong ngày 

Thời gian dùng được quy định theo từng độ tuổi. Theo Học viện nhi khoa Mỹ, trẻ từ 3 - 12 tuổi nên dùng 1 -  2h/ngày & từ 13 tuổi trở lên có thể dùng từ 2,5 – 3h. Thời gian được chia thành 2 - 3 lần trong ngày, nếu dùng liên tục thì cứ mỗi 30 phút hãy yêu cầu con nghỉ ngơi để phòng ngừa bệnh & có thời gian tương tác với người khác.

Ba mẹ chủ động cài đặt chương trình hữu ích cho bé. (Ảnh: Internet)

Quy tắc về sử dụng an toàn

Cùng với việc dùng đúng cách, các con cần biết cách sử dụng điện thoại an toàn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bảo vệ con khỏi những nguy cơ như cháy nổ, bỏng,...

  • Không nên để trẻ sử dụng điện thoại khi tín hiệu yếu hoặc quá nóng: Trong quá trình xem phim, chơi trò chơi hoặc dùng ứng dụng học tập trên điện thoại, trẻ cần sử dụng Wifi liên tục trong nhiều giờ, bản thân các phần mềm & chương trình cũng tiêu tốn tài nguyên nên máy dễ bị nóng và nhanh xuống pin. Lúc này, bạn cần nhắc con cho máy nghỉ ngơi 30 phút để tránh nóng máy dễ dẫn đến cháy nổ.

  • Không dùng điện thoại trong lúc sạc pin: Vừa dùng vừa sạc pin không chỉ là thói quen của trẻ mà còn là của nhiều người lớn. Điều này không làm máy nóng nhanh mà còn có nguy cơ cháy nổ khiến trẻ bị bỏng nặng.

  • Không để điện thoại gần trẻ em khi ngủ vào ban đêm: Tương tự, việc dùng điện thoại trước khi ngủ có thể khiến trẻ suy giảm thị lực & trí nhớ, thậm chí là nguyên nhân gây nên các bệnh lý trầm cảm, béo phì; làm giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Tham khảo thêmChia sẻ cách dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn bảo vệ con mọi nơi mọi lúc

Không cho phép con vừa dùng vừa sạc điện thoại. (Ảnh: Internet)

Bí quyết quản lý trẻ sử dụng điện thoại hiệu quả cho ba mẹ

Ở bất kỳ độ tuổi nào, con trẻ rất dễ bị “nghiện” điện thoại nếu không có sự kiểm soát của người lớn, nhất là trong trường hợp ba mẹ sử dụng thiết bị này để dụ con ăn hay để con ngồi chơi một mình đi làm việc khác,... Theo đó, nếu phụ huynh cho trẻ sử dụng điện thoại sớm, bạn cần nắm được cách quản lý để con sử dụng an toàn, có ích bằng những mẹo dưới đây:

Chủ động cài đặt chương trình phù hợp

Ba mẹ hãy cần chủ động cài đặt các chương trình mà con được phép sử dụng để hạn chế bé truy cập nội dung xấu. Một số chương trình bạn nên cho trẻ dùng là app học tiếng Anh, học các môn trên lớp, các kênh video an toàn như Netflix cho trẻ em, Youtube Kids có chọn lọc nội dung, các trò chơi giáo dục,...

Ba mẹ có thể tham khảo các chương trình & ứng dụng dưới đây:

  • Các ứng dụng học ngoại ngữ sớm như Duolingo, Elsa,...Nếu con bạn thích trò chơi, hãy cho chúng sử dụng 2 ứng dụng đầu tiên, nếu yêu thích các bài học đơn thuần, hãy sử dụng các ứng dụng sau đó.

  • Phần mềm học tập các môn trên lớp như Monkey Math học toán, VMonkey học tiếng Việt theo chương trình GDPT hoặc các kênh dạy học các môn này.

  • Xem phim giải trí trên Nextflix đóng phí theo tháng, Youtube Kids trên các kênh Cocomelon, Super Simple Songs, Khan Academy, Brain Candys,...

Cocomelon - Kênh Youtube giúp bé làm quen ngoại ngữ từ nhỏ. (Ảnh: Internet)

Ưu tiên ở cạnh con khi sử dụng điện thoại

Với trẻ nhỏ, bạn nên ở cạnh và cùng con sử dụng điện thoại để vừa kiểm soát vừa tương tác cùng con, tránh để con dùng điện thoại một mình mà không trò chuyện với ai.

Kiểm tra lịch sử sau khi con dùng xong 

Với các bé đã lớn, bạn hãy xem lại lịch sử duyệt web để kiểm tra tính lành mạnh của chương trình, trò chơi con đã chơi, đã xem. Điều này đảm bảo trẻ luôn theo dõi nội dung an toàn, hơn nữa là đề phòng kẻ xấu trên mạng tiếp cận, lợi dụng con.

Không cho phép trẻ tự tải các phần mềm và trò chơi về máy

Tuyệt đối cấm trẻ tự tải các trò chơi, phần mềm trên điện thoại, nếu có bạn cần nhắc con xin phép trước khi tải và ba mẹ cần xem trước nội dung trước khi đồng ý. Mặt khác, việc này cũng hạn chế tình trạng trẻ cài đặt chương trình mất phí mà ba mẹ không biết.

Ưu tiên ở cạnh trẻ và tương tác khi con dùng điện thoại. (Ảnh: Internet)

Xem ngay: Giáo dục trẻ thất bại khi cha mẹ không làm gương cho con

Bố mẹ cần làm gương cho con về cách dùng điện thoại của mình

Người lớn trong nhà là hình mẫu tốt nhất để trẻ noi theo, vì vậy muốn con dùng điện thoại đúng cách thì bạn cũng cần sử dụng điện thoại với thời gian hợp lý, nội dung lành mạnh và an toàn.

Lưu ý nếu ba mẹ cho trẻ sử dụng điện thoại riêng

Trong trường hợp con đã lớn, từ 13 tuổi trở lên, phụ huynh muốn cho con sử dụng máy riêng thì cần cân nhắc đến các yếu tố như: Loại máy sử dụng, quy định rõ ràng về thời gian được dùng, chương trình sẽ học, xem và chơi, chỉ dẫn cảnh báo về các mối nguy hiểm từ những hành vi tiếp cận, lợi dụng qua điện thoại để bảo vệ con an toàn.

3+ Mẹo hạn chế thời gian sử dụng điện thoại hữu ích

Đôi khi, bạn không thể quản lý toàn thời gian trẻ sử dụng điện thoại. Do đó, nếu không thể sắp xếp ở cùng con khi bé dùng máy, ba mẹ có thể thử những mẹo hạn chế thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ dưới đây:

Những cách hạn chế thời gian dùng điện thoại cho bé. (Ảnh: Internet)

Tìm nhà trẻ hoặc trường học tốt

Ba mẹ nên chọn các nhà trẻ tư hoặc trường học không sử dụng thiết bị điện tử. Hiện tại, một số trường vẫn còn dùng ti vi thường xuyên để dạy trẻ nhưng điều này không tốt vì ở nhà con cũng đã được xem khá nhiều. 

Trò chuyện cẩn thận với người trông trẻ

Nếu không thường xuyên ở bên con, hãy nói chuyện thẳng thắn với người giữ trẻ về quy định sử dụng điện thoại hay bất kỳ thiết bị nào khác trong nhà. Kể cả những quy tắc liên quan đến thói quen sinh hoạt của trẻ cũng cần được đảm bảo khi con ở cùng bảo mẫu. Điều này sẽ giúp con hình thành & duy trì thói quen tốt khi ở với bất kỳ ai.

Tích cực tương tác với bé nhiều hơn

Trò chuyện và cùng con chơi các trò chơi mang tính giáo dục hay vận động là tạo điều kiện để con hoạt động nhiều hơn, phát triển thể chất và tư duy đồng thời.

Nhà trẻ tốt là nơi giúp con có thêm thời gian với các hoạt động thú vị ý nghĩa. (Ảnh: Internet)

Cung cấp thêm lựa chọn giải trí thú vị khác

Ngoài điện thoại, ba mẹ nên cung cấp cho trẻ các món đồ chơi hoặc sách truyện con yêu thích để giảm thời gian dùng điện thoại. Đây cũng là cách để rèn luyện sự tập trung, tăng cường sáng tạo & vận động linh hoạt cho bé khi còn nhỏ.

Trẻ sử dụng điện thoại sớm thực sự có ích nếu ba mẹ biết cách hướng dẫn và quản lý hiệu quả theo những bí quyết nêu trên. Tuy nhiên, dù điện thoại có nhiều tiện ích đến đâu thì sự tương tác giữa ba mẹ & con trẻ vẫn luôn hiệu quả hơn. Bởi vậy, hãy kết hợp cho trẻ dùng điện thoại và trò chuyện, chơi trò chơi hay đọc sách cùng con để trẻ phát triển toàn diện nhé!

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey