zalo
Top 10+ trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non giúp bé chơi vui, học tốt
Kỹ năng sống

Top 10+ trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non giúp bé chơi vui, học tốt

Hoàng Hà
Hoàng Hà

26/09/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Phương pháp giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ thông qua trò chơi luôn được các chuyên gia khuyến khích nên áp dụng. Vậy nên, dưới đây Monkey sẽ tổng hợp những trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hay, thú vị và hiệu quả mà ba mẹ có thể tham khảo, áp dụng cùng chơi với bé tại nhà nhé.

Lợi ích khi phát triển nhận thức ở trẻ mầm non thông qua trò chơi

Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non được biết tới là hoạt động giúp kích thích tư duy, suy nghĩ, tưởng tượng của trẻ liên quan tới khả năng suy luận, xử lý thông tin, ngôn ngữ. Đây là điều rất quan trọng, vì nó sẽ gắn liền tới sự phát triển của não bộ, giúp bé biết cách giải quyết vấn đề và khám phá thế giới xung quanh tốt hơn.

Và một trong những phương pháp giúp phát triển nhận thức cho trẻ em chính là thông qua trò chơi. Bởi vì:

  • Bé có sự hứng thú hơn thay vì ba mẹ chỉ dùng lời nói con phải làm thế này, thế kia.

  • Tăng khả năng tiếp thu, ghi nhớ hơn. Vì khi bé cảm thấy hứng thú thì khả năng ghi nhớ, tiếp thu của con cũng sẽ tốt hơn, lâu hơn.

  • Biết cách vận dụng hơn khi bé vừa được chơi, vừa được học, ghi nhớ tốt để từ đó biết cách áp dụng trong thực tế khi gặp tình huống tương tự.

  • Giúp bé phát triển tư duy, sáng tạo hơn. Vì khi chơi con sẽ phải vận dụng mọi giác quan, khả năng quan sát, tưởng tượng, ghi nhớ để từ đó biết cách tư duy và sáng tạo để dành chiến thắng khi chơi game hơn.

Phát triển nhận thức thông qua trò chơi khá hiệu quả cho trẻ mầm non. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non hay, thú vị

Để phát triển nhận thức cho trẻ em thông qua trò chơi hiệu quả, dưới đây là một số gợi ý về các game tư duy mà ba mẹ có thể tham khảo:

Trò chơi vượt chướng ngại vật

Đối với các bé trong độ tuổi mầm non, trò chơi vượt chướng ngại vật khá phù hợp. Với trò chơi này, ba mẹ có thể thiết lập game ngay trong chính ngôi nhà của mình, tận dụng các đồ vật sẵn có để làm vật trở lại cho bé tìm cách vượt qua.

Với trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non này rất có ích trong việc giúp trẻ biết cách quan sát, tư duy, lập kế hoạch, phối hợp để từ đó vượt chướng ngại vật hiệu quả.

Cho bé tham gia trò chơi vượt chướng ngại vật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trò chơi gỡ băng keo

Trò chơi gỡ băng keo là một thể loại game phát triển tư duy cho trẻ khá tốt, cũng như là hoạt động vui nhộn giúp kích thích khả năng não bộ của con tập trung để giải quyết vấn đề tốt hơn.

Cùng bé sáng tạo với thùng carton

Ba mẹ có thể tận dụng những thùng carton cũ ở nhà để cùng bé sáng tạo với chúng, biến chúng thành nhiều món đồ chơi khác nhau. Để qua đó góp phần giúp kích thích được trí sáng tạo của con, phát triển trí não, tăng khả năng tỉ mỉ và kiên trì cùng như gắn kết tình cảm gia đình tốt hơn.

Cùng bé sáng tạo với thùng carton. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cùng con tham gia trò chơi vẽ trên giấy

Với trẻ mầm non thường khá thích thú với bộ môn vẽ. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo điều kiện để con vẽ trên giấy những điều mà con tưởng tượng, yêu thích. Bởi vì qua đó sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo của con, tiếp xúc được với nhiều màu sắc, cũng như hình thành khả năng nhận thức khi biết cách quan sát để vẽ lại những thứ mà con cảm nhận được.

Trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ - Tìm đường trong mê cung

Với các bé đã biết cách cầm bút, ba mẹ nên cho con tham gia trò chơi thông minh tìm đường trong mê cung. Đây được biết tới là thể loại game tư duy, giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, kiên trì và tư duy tốt hơn.

Hiện nay ngoài thị trường có cung cấp nhiều bộ đồ chơi mê cung, ba mẹ có thể tìm mua nhiều bộ khác nhau để bé luyện tập. Ngoài ra, nên lựa chọn những hình ảnh bắt mắt, ngộ nghĩnh để kích thích sự hứng thú của con khi tham gia hơn.

Cùng bé chơi giải đố tìm đường trong mê cung. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trò chơi thẻ số

Đây là một trò chơi giúp bé phát triển trí não khá tốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều bộ thẻ số với các hình ảnh, màu sắc trang trí bắt mắt. Vậy nên, ba mẹ có thể tham khảo, đầu tư để con được làm quen, tiếp xúc với số từ sớm thông qua bộ trò chơi này tốt hơn mà không bị áp lực về việc học.

Tạo điều kiện để bé tham gia các trò chơi ngoài trời

Bên cạnh những trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non thiên về sáng tạo nhiều, ba mẹ cũng nên tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn như bịt mắt bắt dê, trốn tìm…

Thông qua những trò chơi này sẽ góp phần giúp bé phát triển khả năng phán đoán tốt hơn. Đồng thời giúp tạo điều kiện để bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, rèn luyện cơ thể, cùng nhiều kỹ năng sống khác cùng với bạn bè, gia đình.

Cùng bé tham gia chơi cờ – giải ô chữ – câu đố

Đây được xem là những trò chơi rèn luyện trí não, tư duy cho trẻ em khá tốt. Tuy nhiên, để tham gia trò chơi này đòi hỏi bé phải tích luỹ được cho mình vốn kiến thức đủ dùng. Điều này cần được rèn luyện thông qua việc học tập, quan sát, tích luỹ nên khi tham gia chắc chắn sẽ giúp tăng khả năng nhận thức và phát triển trí não tốt hơn.

Kích thích tư duy, nhận thức của trẻ khi tham gia chơi cờ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trò chơi truy tìm kho báu

Với các bé lên mầm non, ba mẹ có thể cùng con tham gia trò chơi truy tìm kho báu để phát triển trí não. Mục đích của trò chơi này chính là giúp bé vận dụng khả năng quan sát, tập trung, suy nghĩ cũng như tư duy để có thể tìm kiếm được đồ vật đưa ra trong không gian.

Trò chơi thi kể chuyện

Kể chuyện cũng được xem là một trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non mà ba mẹ nên áp dụng. Ở đây, ba mẹ có thể cùng con tham gia kể lại một câu chuyện đã được học, được nghe mang ý nghĩa nhân văn, giá trị đạo đức nào đó hay các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống của mình.

Thông qua trò chơi này sẽ giúp bé nâng cao khả năng lắng nghe, ghi nhớ, tường thuật, theo dõi cốt truyện, nhân vật… Từ đó con sẽ tiếp thu được nhiều từ vựng hơn, tăng khả năng biết đọc chữ, diễn đạt tốt hơn, tăng sự tự tin khi giao tiếp và biết cách suy nghĩ khi kể chuyện hay nói chuyện.

Tham gia đóng kịch với đồ chơi

Trò chơi đóng kịch được xem là một trong những game giúp bé phát triển khả năng nhận thức, ngôn ngữ, xã hội, cảm xúc và nuôi dưỡng trí tưởng tượng, sáng tạo và sự hiểu biết về thế giới xung quanh của bé tốt hơn.

Ở đây ba mẹ có thể cùng bé đóng kịch cùng nhau hay cùng các đồ chơi, gấu bông để xây dựng những câu chuyện của riêng bé theo chính cảm nhận, suy nghĩ và quan sát của con.

Xem TV cũng giúp phát triển nhận thức và trí não

Hiện nay trên tivi có rất nhiều chương trình bổ ích dành cho trẻ em, nhất là các chương trình giáo dục. Vậy nên, ba mẹ có thể tham khảo những kênh TV phù hợp với độ tuổi, sở thích để bé có thể theo dõi, quan sát, lắng nghe và học tập.

Chẳng hạn như: 10 vạn câu hỏi vì sao? Khám phá khoa học, khám phá thiên nhiên, giáo dục STEM, ca múa nhạc, hoạt hình,… để con hiểu biết hơn về thế giới xung quanh và tăng khả năng sáng tạo.

Tuy nhiên, với phương pháp này ba mẹ nên kiểm soát thời gian xem TV cho trẻ chỉ nên từ 1 – 2 tiếng mỗi ngày.

Trên tivi có nhiều chương trình thú vị giúp tăng khả năng nhận thức cho bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trò chơi đếm số

Tập đếm số được xem là một trong những trò chơi toán học giúp phát triển nhận thức, não bộ của bé tốt hơn. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo điều kiện để con được tập đếm số mọi lúc, mọi nơi để giúp con nhận biết được số lượng và học đếm số nhanh và hiệu quả hơn sau này.

Trò chơi phân loại

Để kích thích khả năng quan sát, tư duy, nhận thức của trẻ em thì ba mẹ có thể tìm mua nhiều bộ độ chơi hình khối, màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau rồi dạy bé học cách phân biệt chúng.

Đồng thời, ba mẹ đừng quên đặt ra những câu hỏi, câu đố, thử thách để xem bé có thể nhận diện, cũng như giải đáp được hay không nhé.

 Trò chơi tư duy “Có – Không”

“Có – không” là trò chơi đòi hỏi bé phải kết hợp nhiều kỹ năng như quan sát, ghi nhớ, tư duy… của mình. Ở đây, ba mẹ có thể chuẩn bị những bộ câu hỏi về mọi thứ xung quanh bé và bé sẽ phải trả lời dưới dạng có hoặc không.

Chẳng hạn như: “Đường có ngọt không?”, “con chó biết bơi không”… Bên cạnh đó đừng quên đặt ra những câu hỏi về kiến thức, thách đố để bé cảm thấy hấp dẫn, thích thú và nâng cao khả năng tư duy của bé tốt hơn.

Cùng con tham gia trò chơi “có - không” để kích thích phát triển nhận thức. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Lưu ý khi cho bé tham gia các trò chơi phát triển nhận thức

Để nâng cao hiệu quả khi con tham gia các trò chơi phát triển nhận thức, ba mẹ cần lưu ý:

  • Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi của bé, cũng như quan sát sở thích, sự hứng thú của con để có sự điều chỉnh phù hợp.

  • Khuyến khích bé tư duy sáng tạo khi chơi thay vì chỉ làm theo hướng dẫn của ba mẹ.

  • Ba mẹ cần đồng hành cùng trẻ khi chơi để giải đáp những thắc mắc, hướng dẫn cũng như gia tăng sự kết nối gia đình.

  • Tạo điều kiện để con vận dụng vào thực tiễn nhiều hơn sau khi tham gia các trò chơi.

Kết luận

Trên đây là một số gợi ý về các trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non mà ba mẹ có thể tham khảo. Đây quả thực là một phương pháp hiệu quả trong việc giáo dục cho trẻ, nên ba mẹ hãy dành nhiều thời gian để cùng chơi, cùng học và cùng con phát triển trong giai đoạn quan trọng này nhé.

Hoàng Hà
Hoàng Hà

Mình là Hoàng Hà, chuyên viên content writer tại Monkey. Hy vọng với những nội dung mình mang đến sẽ truyền tải được nhiều giá trị cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey