zalo
Sau sinh ăn bún bò được không? Vì sao mẹ mới đẻ nên kiêng ăn bún?
Dinh dưỡng

Sau sinh ăn bún bò được không? Vì sao mẹ mới đẻ nên kiêng ăn bún?

Hồng Nhung
Hồng Nhung

16/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bún bò luôn là món hấp dẫn với nhiều người, đặc biệt là đối với phụ nữ, bởi chúng vừa dễ ăn lại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh việc ăn uống rất quan trọng, chế độ ăn uống nghiêm ngặt sẽ đảm bảo được sức khoẻ của cả bé và mẹ. Chính vì vậy, có rất nhiều chị em băn khoăn sau sinh ăn bún bò được không? Hôm nay hãy cùng Monkey đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này nhé!  

Sau sinh ăn bún bò được không là câu hỏi được nhiều các mẹ sau sinh quan tâm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dinh dưỡng của thịt bò? 

Thịt bò vốn là thức ăn được nhiều người yêu thích bởi theo các chuyên gia phân tích và đánh giá, đây là loại thịt đỏ cực kỳ dinh dưỡng có dồi dào lượng sắt. Thịt bò có chứa lượng sắt cao hơn cả thịt gà hay thịt cá,... Ngoài ra thịt bò cũng rất giàu Protein, các vitamin cùng các khoáng chất khác. Do đó nó cực kỳ hữu dụng đối với sức khỏe con người. 

Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt bò. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cụ thể, theo phân tích từ các chuyên gian thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt bò tươi ngon sẽ chứa: 

  • Nguồn năng lượng: 182 Kcal 

  • Số lượng Protein: 21.5 gam 

  • Số lượng Lipid: 10.7 gam 

  • Số lượng Glucid: 0 gam 

  • Số lượng chất xơ: 0 gam 

  • Vitamin A: 12 mcg 

  • Vitamin PP: 4.5 mg 

  • Vitamin B6: 0.44 mg 

  • Vitamin B12: 3,05 mcg 

  • Số lượng sắt: 3.1mg 

  • Số lượng Magie: 28 mg 

  • Số lượng kẽm: 3.64 mg 

  • Số lượng đồng: 160 mg 

  • Số lượng canxi 12mg 

Nhờ có nguồn dinh dưỡng dồi dào mà thịt bò có nhiều lợi ích như: Duy trì khối lượng cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập thể dục, phòng chống thiếu máu,... Chính vì vậy, đây là loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người yêu thích để đưa vào nhiều món ăn khác nhau. 

Mẹ sau sinh có ăn được bún bò không? 

Như Monkey đã nói ở trên, bún bò là món ăn được rất nhiều chị em yêu thích, tuy nhiên phụ nữ sau sinh ăn bún được không lại là câu hỏi được rất nhiều mẹ sau sinh quan tâm. Câu trả lời cho câu hỏi “Sau sinh ăn bún bò được không?” dành cho chị em chính là có thể ăn, nhưng nên hạn chế. Để đảm bảo tuyệt đối cho cả sức khoẻ của mẹ và bé chúng ta nên thay thế bún bằng phở. Vậy bún bò có tác hại gì mà phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn? Monkey sẽ giải đáp câu hỏi này cho các mẹ ngay dưới đây: 

Bún có chứa axit gây hỏng dạ dày 

Bún tuy được làm từ gạo nhưng để tạo ra sợi bún dai ngon và có màu trắng tinh cũng như có thể để được lâu rất nhiều nơi sản xuất thường cho các chất axit cùng các chất bảo quản.  

Bún có chứa nhiều thành phần bị cấm trong chế biến thực phẩm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Thứ nhất phải kể đến chính là Formol hay tên đầy đủ là Formaldehyde, đây là chất có tác dụng làm trắng sợi bún và chống ô thiu. Và đặc biệt Formol là một loại hoá chất vô cùng độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và được khuyến cáo không nên sử dụng ở bất kỳ liều lượng nào. 

  • Acid Oxalic là thành phần thứ 2 được nhắc tới sẽ có mặt trong khâu sản xuất bún. Acid oxalic là chất hữu cơ được dùng nhiều để tẩy trắng bún, sợi bún nhờ vậy sẽ có màu trắng tinh cực kỳ hấp dẫn và ngon mắt. Và đây cũng là loại hoá chất có trong danh sách những chất phụ gia không được dùng trong thực phẩm. Khi ăn nhiều Acid oxalic sẽ gây ảnh hưởng cho dạ dày, tăng khả năng ngộ độc nếu hấp thụ nhiều . 

  • Tiếp theo chính là chất huỳnh quang - Tinopal, loại chất này có tác dụng tạo độ bóng cho sợi bún, đem lại cảm giác bắt mắt đối với con người. Loại chất này là chất cấm và chỉ được khuyến cáo sử dụng trong công nghiệp như tạo sơn bóng, chế biến giấy, vải,... 

Bún chứa hàn the gây ảnh hưởng đến sức khoẻ 

Nếu bà đẻ còn thắc mắc “Bà đẻ sau sinh ăn bún được không”, hay “Sau sinh có được ăn bún bò huế không” thì nên nhớ, bún có chứa rất nhiều hàn the có hại cho cơ thể. Hàn the là chất được cho vào để sản xuất bún nhằm giúp sợi bún dai, giòn, không bết dính. Và đây cũng là một loại chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Khi cơ thể hấp thụ nhiều hàn the trong 1 ngày sẽ dẫn tới nhiều hiện tượng như ngộ độc, nôn mửa hay tiêu chảy,... Hơn nữa, hàn the còn có thể gây ảnh hưởng xấu cho thận và gây rối loạn chức năng chuyển hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể. 

Ăn bún nhiều gây ảnh hưởng đến lượng sữa. 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho trẻ sơ sinh, khi ăn bún sau sinh, cơ thể đón nhận rất nhiều chất độc hại có thể có trong bún. 

Bún có thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa của mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như chất lượng sữa của mẹ . Do đó, bún không chỉ mẹ có thể bị ảnh hưởng mà sức khoẻ của bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nguồn sữa của mẹ. 

Sau sinh bao lâu thì có thể ăn bún bò? 

Sau sinh ăn bún bò được không  là thắc mắc hàng đầu của các chị em, thì sau khi biết được câu trả lời, rất nhiều chị em lại có thêm thắc mắc chính là “sau sinh bao lâu được ăn bún bò?” 

Sức khoẻ của mẹ sau sinh cực kỳ nhạy cảm, và nguồn dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể, cũng chính là nguồn dinh dưỡng cho con. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ sau sinh nên kiêng bún trong khoảng 2 tháng. Sau 2 tháng có thể ăn bún bò được, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. 

Cách kiểm tra bún có thực sự an toàn hay không 

Bún ngon và sạch sẽ giúp sức khoẻ của mẹ không bị ảnh hưởng bởi những thành phần gây hại, mà nhiều cơ sở sản xuất bún hiện nay vẫn sử dụng để sản xuất bún. Chính vì vậy, Monkey sẽ giúp các mẹ cách kiểm tra bún có thực sự an toàn hay không. 

  • Hãy kiểm tra bún sạch hay không thông qua mùi của bún. Hãy kiểm tra xem bún có mùi lạ hay không, nếu chua quá chắc chắn sẽ có vấn đề. Nếu bún chua quá sẽ là do để lâu, lúc này sẽ xuất hiện tình trạng ô thiu nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu. 

  • Các mẹ đã biết cách thử bún bằng bột nghệ hay chưa? Hãy áp dụng ngay, bột nghệ sẽ giúp nhận biết được bún có chứa nhiều hàn the hay không. Nếu sau khi cho bột nghệ vào bún và thấy bún dần chuyển sang màu xanh, vậy chắc chắn bún có chứa nhiều hàn the. 

  • Cách tiếp theo các mẹ có thể áp dụng chính là chiếu bún dưới bóng đèn huỳnh quang. Nếu bún có màu trắng đục hoặc trắng tối sẽ không chứa chất bảo quản và các chất phụ gia có hại. Và ngược lại, nếu thấy sợi bún trắng bóng, trắng trong vậy đây là loại bún không nên sử dụng. 

Để giúp bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, dưới đây là các lưu ý khi sử dụng bún cho bà mẹ mới sinh.  

Những lưu ý khi sử dụng bún cho phụ nữ sau sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Hãy ăn bún tại những cơ sở uy tín, những cơ sở lâu đời, được đánh giá tốt từ nhiều khách hàng. 

  • Không nên ăn quá nhiều bún, nếu ăn chỉ nên ăn khoảng 1-2 lần/ tuần. 

  • Nếu muốn ăn bún thì nên sử dụng bún khô, bởi bún có sẽ chứa ít các chất phụ gia hơn, vì vậy sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé hơn. 

Xem thêm: [Giải đáp] Mẹ sau sinh ăn quýt được không?

Một số món ăn ngon từ bún 

Ngoài bún bò, còn khá nhiều loại thức ăn được chế biến từ bún ngon và tốt cho sức khỏe của mẹ hơn bún bò, các mẹ có thể tham khảo. 

Bún khô xào thịt 

Bún khô xào thịt là món ăn vô cùng hấp dẫn vừa ngon miệng, vừa dễ làm. 

Bún khô vào thịt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên liệu chế biến món ăn bao gồm: Thịt heo, bún khô, cà rốt, hạt nêm, dầu ăn, muối, hành tím, tiêu, bắp cải. 

Cách làm như sau: 

  • Bước 1: Ngâm bún khô trong 5 phút sau đó lấy bún ra và để bún ráo nước 

  • Bước 2: Hãy cắt mỏng bắp cải, cà rốt gọt vỏ và cắt sợi, hành tím bóc vỏ và cắt mỏng, sau đó rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên. 

  • Bước 3: Tiếp theo, thịt heo cũng rửa sạch sau đó thái lát mỏng. 

  • Bước 4: Phi hành tím cho đến khi có mùi thơm, sau đó cho thịt heo vào đảo đều cho đến khi thịt gần chín. Lúc này nêm gia vị gồm 1 muỗng hạt nêm và ½ muỗng hạt tiêu cùng ½ muỗng cà phê muối sao. Lượng gia vị có thể tùy ý điều chỉnh sao cho hợp khẩu vị người ăn. 

  • Bước 5: Sau khi thịt heo đã chín hẳn, hãy cho cà rốt và bắp cải vào chảo và đảo đều trong khoảng 1 phút. 

  • Bước 6: Đợi đến khi tất cả các nguyên liệu đã chín hãy cho bún khô cùng 50ml nước và đảo chung và xào đều tay đến khi bún chín và cạn nước là món ăn đã hoàn thành. 

Bún khô xào trứng 

Bún khô xào trứng cũng là món ăn đơn giản được rất nhiều chị em yêu thích và tự làm tại nhà. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Bún khô, trứng gà, hành tây, cà rốt, rau cải, hành tím, dầu ăn, dầu hào, gia vị thông dụng.  

Cách làm bún khô xào trứng vừa ngon vừa dinh dưỡng cho các mẹ tham khảo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Cà rốt gọt cùng rau cải rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ sao cho vừa ăn. Hành tím hãy lột vỏ và cắt mỏng. 

  • Bước 2: Cho bún khô vào nước sôi và vớt ra ngoài rồi ngâm với nước lạnh trong khoảng khoảng 1 phút sau đó vớt ra để bún ráo nước 

  • Bước 3: Đánh trứng vào bát sau đó cho các gia vị vào đánh đều tay. 

  • Bước 4: Phi hành tím đến khi có mùi thơm tiếp theo hãy cho cà rốt vào chảo, cho các gia vị vào đảo đều cho đến khi cả hành tím cùng cà rốt đều đã chín tới. Tiếp theo hãy cho rau cải vào đảo chung, khi cả 3 đều đã chín thì cho ra ngoài. 

  • Bước 5: Cho bún vào chảo cùng ½ muỗng dầu ăn, một ít hành thái mỏng cùng ½ muỗng dầu hào. Xào đều tay trong vòng 2 phút để bún thấm gia vị và chín thì cho trứng vào, tiếp tục đảo đều để các sợi bún quyện vào trứng. 

  • Bước 6: Bước cuối cùng, cho rau cải vào xào chung lại cùng bún và tắt bếp sau đó cho vào đĩa để thưởng thức. 

Qua bài viết trên đây, Monkey đã giúp các mẹ giải đáp được rất nhiều thắc mắc của các mẹ sau sinh là “Sau sinh ăn bún bò được không”. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thời gian đầu mới sinh! 

Hồng Nhung
Hồng Nhung

Tôi là Hồng Nhung, biên tập viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bên lĩnh vực mẹ và bé. Hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey