“Sau sinh ăn hàu có được không?” - thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa vì họ mong muốn sử dụng để nhanh phục hồi sức khỏe. Liệu rằng điều đó được phép, chị em có gặp biến chứng hậu sản nào không? Hãy cùng Monkey tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Giá trị dinh dưỡng của hàu
Hàu là loại món ăn hải sản rất giàu dưỡng chất, thường chỉ được biết đến tác dụng là tốt cho chuyện “chăn gối" phái mạnh. Ít người biết hàu còn rất tốt cho chị em phụ nữ và mẹ bỉm sữa.
Trong 100g hàu bao gồm: 198 kcal calo, 13 gr lipid, 71 mg cholesterol, 417mg natri, 244 mg kali, 12gr carbohydrate, 9gr protein, 62 mg canxi, 58 mg magie 7 mg sắt cùng các loại vitamin A, B, C. Tất cả hỗ trợ cho việc tăng cường hệ miễn dịch, nhanh làm lành vết thương. Đặc biệt mẹ sau sinh con mất máu nhiều được bù đắp lại một lượng nhất định.
Mẹ mới sinh ăn hàu được không?
Mẹ sau sinh có ăn hàu được không? Câu trả lời là được, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt hơn hết chỉ nên ăn lại hàu sau 2 đến 3 tháng. Lý do đối với trường hợp sinh mổ ăn hải sản sớm dễ làm lạnh bụng, để lại sẹo lồi. Một số ca sinh thường, ăn hàu có thể làm trẻ đang bú sữa mẹ bị dị ứng.
Qua giai đoạn 6 tháng, chị em bổ sung hàu vào thực đơn ăn uống sẽ tốt hơn cả. Khi ấy cơ thể sẽ nhận những lợi ích bao gồm như sau:
Bổ sung năng lượng
Trong hàu chứa hàm lượng vitamin B12 dồi dào có tác dụng chuyển hóa thực phẩm chúng ta ăn thành năng lượng. Bên cạnh đó, hàu còn chứa chất sắt giúp vận chuyển oxy đến các tế bào cơ thể để cung cấp năng lượng.
Phục hồi sức khỏe
So với các loại thực phẩm khác, hải sản đem lại hàm lượng protein cao hơn. Mẹ sau kỳ vượt cạn thường mất máu và sức lực rất nhiều. Chưa kể, chị em còn trải qua hành trình nuôi con vất vả ngày đêm, chế độ sinh hoạt thay đổi theo trẻ.
Vì thế việc ăn hàu rất thích hợp với các mẹ sau sinh. Cơ thể được bồi bổ dưỡng chất cần thiết, giúp chị em phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Chống thiếu máu
Phụ nữ sau sinh thuộc nhóm thiếu máu do trải qua đợt vượt cạn cùng kỳ kinh nguyệt suốt 1 tháng. Cơ thể lúc này cần bổ sung thêm vi lượng sắt và kẽm nhằm tăng cường, tái tạo lại lượng máu thiếu hụt cho mẹ.
Trong 100g hàu chứa 3.9mg sắt, chiếm 39% tổng số dưỡng chất cần dung nạp trong ngày. Chỉ với bấy nhiêu lợi ích trên đây, chắc hẳn mẹ cũng có thể trả lời được thắc mắc "phụ nữ sau sinh có ăn hàu được không".
Tốt cho tim mạch
Hàu biển tươi sống chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể chúng có khả năng hạn chế hàm lượng chất béo triglyceride trong máu. Qua đó, nồng độ cholesterol trong cơ thể giảm đi đáng kể.
Chưa hết, một phần ăn hàu có chứa 16-18% nhu cầu vitamin C cơ thể cần hàng ngày. Vitamin C lúc này kích hoạt các coenzyme - chất tạo ra năng lượng trong tế bào hoạt động. Qua đó, chức năng tim mạch được cải thiện, hỗ trợ điều trị bệnh suy tim.
Đặc biệt hàu cũng có nhiều chất axit béo omega-3, kali, magie làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ. Vitamin E làm tăng tính linh hoạt cũng như sức mạnh của màng tế bào.
Những công dụng trên của tinh chất hàu phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ sau sinh nở. Chị em thường xuyên bổ sung hàu trong bữa ăn mỗi tuần giúp hệ tim mạch được cải thiện tốt hơn.
Tăng ham muốn
Lợi ích tăng ham muốn tình dục vốn là điều đa phần người ăn biết đến nhiều nhất ở hàu biển. Kẽm được tìm thấy trong hàu chính là lý do vì sao loại hải sản này được coi như một chất kích thích.
Khoáng chất kẽm giúp cơ thể sản xuất testosterone - một hormone quan trọng điều chỉnh ham muốn, chức năng tình dục. Ở phụ nữ, kẽm giúp cân bằng và điều tiết sự kết hợp của các loại estrogen, progesterone và testosterone.
Với 100g hàu biển chứa 65,6 mg kẽm, tương đương 54,6% tổng lượng kẽm cơ thể cần nạp mỗi ngày. Việc thường xuyên ăn hàu sẽ cung cấp đủ vi chất này để hoạt động trong ngày.
Chống nhiễm trùng
Các chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy trong hàu có một dưỡng chất tên là pufa. Chúng được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch.
Bên cạnh đó, khi pufa kết hợp với hàm lượng kẽm một chất chống oxy hóa sẽ tạo ra lớp bảo vệ của cơ thể. Chúng giúp kháng lại các ngăn bệnh lây nhiễm, cảm lạnh. Đây là công dụng tuyệt vời phụ nữ sau sinh nên tận dụng nhằm giữ gìn sức khỏe cho 2 mẹ con.
Cung cấp Vitamin B
Phần lớn hải sản chứa giá trị dưỡng chất rất cao nhờ sinh trưởng trong môi trường biển tự nhiên. Không khác gì cua hay ngao, hàu cung cấp thành phần dinh dưỡng vitamin B12 và B2 tuyệt vời.
Cụ thể với vitamin B12 rất quan trọng để duy trì hệ thần kinh, trao đổi chất và hình thành tế bào máu. Vitamin B2 giúp chống lão hóa, mang lại làn da trẻ trung, đầy sức sống.
Bổ sung Canxi
Một lợi ích khác đến từ hàu biển chính là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Trong 100gr hàu có thể cung cấp 13,5% tổng lượng canxi cần thiết hàng ngày. Điều này có lợi cho sức khỏe mọi lứa tuổi.
Với lợi ích mang lại cho sức khỏe, chị em chắc chắn đã biết được đáp án câu hỏi mới sinh ăn hàu được không. Tuy nhiên, các mẹ nhớ lưu ý rằng chỉ nên bắt đầu ăn lại loại hải sản này sau sinh từ 2 hoặc 3 tháng.
Những lưu ý khi sử dụng hàu với các mẹ sau sinh
Mẹ sau sinh nở kết thúc ở cữ 3 tháng ăn hàu sẽ rất tốt cho cơ thể. Nhưng không vì thế mẹ ăn uống không khoa học, ăn từ sống đến chín để nạp dinh dưỡng tối đa.
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như giúp chăm nom thể chất cho em bé, những lời khuyên sau đây mẹ cần lưu ý thật kỹ:
-
Tuyệt đối không ăn hàu sống bởi chúng chứa nhiều ký sinh trùng, kim loại nặng và vi khuẩn có hại. Nếu không được nấu chín sẽ dễ làm cả mẹ và bé bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc nặng.
-
Nên ăn hàu còn tươi, mẹ sau sinh tránh tích trữ hàu trong tủ lạnh thời gian dài. Lý do sẽ làm hàu mất chất dinh dưỡng. Đồng thời vi khuẩn, ký sinh trùng vẫn tiếp tục phát triển ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe.
-
Trước khi chế biến ăn vệ sinh thật kỹ, nấu chín đúng cách để giữ nguyên chất dinh dưỡng. Đặc biệt tránh tình trạng nấu hàu bị dài.
-
Thêm nữa, các mẹ cần lưu ý thêm về liều lượng ăn, không nên ăn quá nhiều, 1 đến 2 bữa/ tuần là phù hợp. Việc này giúp mẹ cân đối chất dinh dưỡng đến từ các loại thực phẩm khác.
Xem thêm: Sau sinh ăn phô mai được không? Một số món ngon từ phô mai dễ làm tại nhà
Gợi ý chế biến một số món ngon từ hàu
Sau sinh ăn hàu được không? Câu trả lời chắc chắn là được, món ăn từ hàu rất tốt cho sức khỏe mẹ. Chị em có thể tham khảo 2 cách chế biến thông dụng sau để tạo thực đơn đa dạng trong tuần.
Cháo hàu
Cháo hàu là món ăn đầy dưỡng chất, ấm nóng, dễ nấu, chinh phục đại số đông người thưởng thức. Sau đây là cách làm chị có thể tham khảo thực hiện:
Nguyên liệu:
-
Hàu tươi sống 1kg.
-
Gạo tẻ 100gr.
-
Gạo nếp 100gr.
-
Hành khô 50gr.
-
Hành lá, gừng, tiêu.
-
Muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu.
Cách nấu:
-
Bước 1: Trộn đều gạo tẻ và nếp vào nhau, vo sạch, ngâm 30 phút sau đó mang đi nấu.
-
Bước 2: Rửa sạch hàu hết cát và vỏ vụn còn bám vào. Tiếp theo, chị em ướp hàu cùng hạt nêm, nước mắm trong 15 phút.
-
Bước 3: Sơ chế hành tím khô, bỏ vỏ cắt lát mỏng. Cho một chút dầu lên chảo, đợi nóng và phi thơm hành.
-
Bước 4: Tận dụng phần dầu vừa phi, các mẹ cho hàu đã ướp vào xào sơ.
-
Bước 5: Sau 30 phút nấu cháo, bạn cho 1 xíu muối vào nồi cháo. Tiếp đến trút hết hàu vào nấu tiếp trong 1 phút. Nêm nếm lại sao cho món cháo hợp khẩu vị gia đình, ngon hơn khi mẹ cho thêm một ít nước mắm.
-
Bước 6: Múc cháo ra tô, cho hành lá, gừng, hành phi, tiêu xay vào thưởng thức lúc còn đang nấu. Với món ăn này, đảm bảo bạn không hề bị ngán, thậm chí còn rất yêu thích bởi vị thanh ngọt từ hàu tiết ra.
Hàu nướng
Hàu nướng - món ăn hấp dẫn bởi độ béo ngậy khi bạn chế biến cùng mỡ hành đậu phộng hay phô mai. Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ có thể tham khảo sau đây:
Nguyên liệu:
-
Hàu tươi chưa bóc vỏ 2 hoặc 3kg.
-
Mỡ lợn hoặc dầu ăn.
-
Hành lá.
-
Đậu phộng.
Cách chế biến:
-
Bước 1: Hàu mua về ngâm nước trong 20 phút để nhả sạch cát. Sau đó, bạn dùng bàn chải chà sạch phần vỏ ngoài, tách đôi vỏ hàu.
-
Bước 2: Mỡ lợn rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp đến bạn bắt lên chảo, thắng cho mỡ tan chảy, lấy tóp mỡ ra riêng.
-
Bước 3: Hành lá cắt nhỏ, cho vào chảo mỡ nước trên đảo đều đến khi hành seo lại, chị em cho thêm chút muối để hành giữ màu xanh lâu.
-
Bước 4: Phi đậu phộng, bóc sạch vỏ và giã nát.
-
Bước 5: Mỗi con hàu, bạn cho lên một chút mỡ hành. Sau đó cho vào lò vi sóng quay 4 hoặc 5 phút ở nhiệt độ cao.
-
Bước 6: Khi hàu chín, chị em cho đậu phộng, tóp mỡ lên và thưởng thức sẽ vô cùng tuyệt vời.
Qua những thông tin cơ bản trên đây, chị em đã có thêm kiến thức hữu ích sử dụng thực phẩm này đúng cách trong bữa ăn. Đồng thời, giải mã chi tiết câu hỏi sau sinh ăn hàu được không. Monkey chúc các mẹ luôn có được những món ăn ngon và bổ dưỡng từ loại hải sản này.
Can You Eat Oysters While Breastfeeding- Ngày truy cập: 28/5/2022
https://urbanmamaz.com/can-you-eat-oysters-while-breastfeeding/
Are Oysters Good for You? Benefits and Dangers- Ngày truy cập: 28/5/2022